Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2011-2012

Hs : Quan sát Gv làm thí nghiệm

- Mô tả hiện tượng : Khi thả tay giữ quả bóng, quả bóng rơi xuống và nảy lên. Mỗi lần quả bóng nảy lên độ cao của nó giảm dần, cuối cùng không nảy lên được nữa.

Hñ2: Tìm hieåu khaùi nieäm nhieät naêng(10’)

- Hs nêu khái niệm động năng

- Hs: Có vì các phân tử chuyển động không ngừng nên có động năng.

- Hs: có nghĩa là nhiều – là tất cả.

- Hs: phát biểu

- Hs: có

- Hs: bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. Vì các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động không ngừng.

- Hs: không

Hs Nhiệt độ càng cao các phân tử chuyển động càng nhanh – động năng càng lớn thì nhiệt năng càng lớn.

Hs:Khác nhau. Vì số lượng phân tử khác nhau nên tổng động năng của các phân tử khác nhau và từ đó nhiệt năng cũng khác nhau.

Hs Xem vật nóng lên hay lạnh đi là biết nhiệt năng của vật tăng hay giảm.

Hs Thay đổi nhiệt độ của vật

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:27 Tiết: 25
NS: 
ND:
 	Bài 21.
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng 
-Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn
-Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách	 
 - Phát biểu được định nghĩa và nêu được đơn vị nhiệt lượng.
 2. Kỹ năng:	
 - Sử dụng đúng thuật ngữ như : nhiệt lượng, nhiệt năng, truyền nhiệt.
 3. Thái độ:
 - Trung thực, nghiêm túc trong học tập.
 II. Chuẩn bị:
 GV: Cho cả lớp : 1 quả bóng cao su. 1 phích nước nóng, 1 cốc thuỷ tinh, 2 miếng kim loại ( hoặc 2 đồng xu), 2 thìa nhôm, 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm.
Cho mỗi nhóm : 1 miếng kim loại hoặc 1 đồng tiền bằng kim loại, 1 cốc nhựa, 2 thìa nhôm.
 III. Hoạt động học của hs 
 1.Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:( 3’)
 HS - Các chất được cấu tạo như thế nào?
	- Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào?
 	- Trong quá trình cơ học, cơ năng được bảo toàn như thế nào?
 3. Bài mới:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
TRÔÏ GIUÙP CUÛA GV
NOÄI DUNG
Hñ1: Taïo tình huoáng hoïc taäp(1’)
Hs : Quan sát Gv làm thí nghiệm
- Mô tả hiện tượng : Khi thả tay giữ quả bóng, quả bóng rơi xuống và nảy lên. Mỗi lần quả bóng nảy lên độ cao của nó giảm dần, cuối cùng không nảy lên được nữa.
Gv làm thí nghiệm thả quả bóng rơi.
- Yêu cầu hs quan sát và mô tả hiện tượng
Gv: Trong hiện tượng này, cơ năng của quả bóng giảm dần. Cơ năng của quả bóng đã biến mất hay chuyển hoá thành dạng năng lượng khác? Bài học hôm nay giúp chúng ta đi tìm câu trả lời
Hñ2: Tìm hieåu khaùi nieäm nhieät naêng(10’)
- Hs nêu khái niệm động năng
- Hs: Có vì các phân tử chuyển động không ngừng nên có động năng.
- Hs: có nghĩa là nhiều – là tất cả.
- Hs: phát biểu
- Hs: có
- Hs: bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. Vì các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động không ngừng. 
- Hs: không
Hs Nhiệt độ càng cao các phân tử chuyển động càng nhanh – động năng càng lớn thì nhiệt năng càng lớn.
Hs:Khác nhau. Vì số lượng phân tử khác nhau nên tổng động năng của các phân tử khác nhau và từ đó nhiệt năng cũng khác nhau.
Hs Xem vật nóng lên hay lạnh đi là biết nhiệt năng của vật tăng hay giảm.
Hs Thay đổi nhiệt độ của vật 
Gv: Yêu cầu hs nhắc lại khái 
niệm động năng của một vật.
- Các phân tử có động năng không? Tại sao?
- Gv Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. Từ “ các” ở đây có nghĩa là bao nhiêu?
- Gv: nhiệt năng của vật là gì?
- Gv: chỉ vài vật. . . Các vật này có nhiệt năng không?
- Gv: có phải bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng không? Tại sao?
- Nhưng có phải bất kỳ vật nào cũng có cơ năng không?
- Gv: có vật nào vừa có nhiệt năng vừa có cơ năng không?
- Gv Nhiệt năng và nhiệt độ của vật có quan hệ gì vơinhau không? 
Gv ở cùng một nhiệt độ thì nhiệt năng của hai vật khác nhau là giống nhau hay khác nhau ? Vì sao ?
(GV cho học sinh làm bài tập )
Gv Làm thế nào để biết nhiệt năng của một vật tăng lên hay giảm xuống ?
Gv Muốn thay đổi nhiệt năng ta phải thay đổi yếu tố nào ?
Gv Vậy có những cách nào thay đổi nhiệt năng của vật ?
I.Nhieät naêng
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
HÑ 3: Caùch laøm thay ñoåi nhieät naêng(10’)
- Hs: Nêu các cách làm
-Hs: nhóm 1 là có lực tác dụng (do ta thực hiện công)
Nhóm 2 là có nhiệt năng từ vật khác truyền qua
-Hs: có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật
Gv cô có đồng xu. Em hãy nêu những cách làm thay đổi nhiệt năng của nó
- Gv: Ghi lên bảng thành 2 nhóm
Gv Chỉ vào từng nhóm và yêu cầu Hs nêu: Những cách làm tăng nhiệt năng của đồng xu của từng nhóm có những đặc điểm chung gì ? 
Gv: thông báo những cách do ta thực hiện công gọi là cách thực hiện công. Còn những cách ở nhóm 2 gọi là cách truyền nhiệt. Vậy có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật ? 
Yêu cầu nhóm tiến hành kiểm tra bằng thí nghiệm ( mỗi nhóm có 1 đồng xu, 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước lạnh )
- Gv hướng dẫn cách thực hiện công , cách truyền nhiệt cho hs làm
Gv sau khi cọ xát thấy nhiệt năng đồng xu tăng vậy nhiệt năng lòng bàn tay như thế nào? 
Trường hợp này nhiệt năng hai vật đều tăng, cơ chế thay đổi nhiệt năng của vật là cơ chế tương tác
Gv Còn trong cách truyền nhiệt : nhiệt năng của đồng xu như thế nào? của nước như thế nào ? 
Gv vậy 1 bên mất đi 1 bên nhận thêm, cơ chế thay đổi nhiệt năng này gọi là cơ chế cho nhận
Gv cốc nước này có phải cho đồng xu hết nhiệt năng hay không ? 
Gv phần nhiệt năng đồng xu nhận được từ cốc nước gọi là nhiệt lượng. Vậy nhiệt lượng là gì ? xảy ra trong quá trình nào ?
II.Cách làm thay đổi nhiệt năng
Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng cách : thực hiện công, truyền nhiệt
HÑ4. Nhieät löôïng(5’)
- Hs nghe thông báo
Phát biểu lại
-Hs: Nhiệt lượng không phải là nhiệt năng của vật và cũng phải là một dạng của năng lượng
Gv thông báo định nghĩa nhiệt lượng
Cho hs phát biểu lại nhiều lần
Có thể hỏi thêm : Qua các thí nghiệm, khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau
Nhiệt lượng từ vật nào sang vật nào ?
Nhiệt độ các vật thay đổi thế nào ?
-Gv: nhiệt lượng là số đo phần nhiệt năng mà vật bị mất đi hay nhận thêm vào. TD: Vật có nhiệt năng là 50J, trong quá trình truyền nhiệt mất đi 10J, thì 10J được gọi là nhiệt lượng. Vậy nhiệt lượng có phải là nhiệt năng của vật không? Và nó có phải là một dạng của năng lượng không?
-Gv: thông báo nhiệt lượng kí hiệu là Q, đơn vị tính là J
III. Nhiệt lượng
Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng
Đơn vị nhiệt lượng là Jun (J)
HÑ 5 Vaän duïng – Cuûng coá(15’)
Hs nêu phần ghí nhớ cuối bài
Định nghĩa nhiệt năng
Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ
Cách làm thay đổi nhiệt năng
Định nghhĩa nhiệt lựơng – đơn vị đo nhiệt lượng
Hs nêu được C3,C4,C5
-Hs: bằng. Vì miếng đồng truyền nhiệt năng cho nước, phần nhiệt năng mà đồng mất đi bao nhiêu sẽ được nước nhận vào
-Hs: không
-Hs: tăng lên 20J
-Hs: có sự chuyển hóa năng lượng
-Hs: Truyền nhiệt: không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Thực hiện công: có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác
Hs nêu vd: mài dao, cưa cây, đập, bào cây, nạo dừa,
-Hs: trời lạnh, chà hai bàn tay vào nhau, thấy ấm hơn. Phơi nắng cho ấm. Ngồi gần bếp lữa. Ngũ đắp chăn. Quẹt que diêm,
-Hs: không. Vì có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng nên sẽ làm cho nhiệt năng của vật tăng lên chứ không giảm xuống được.
-Hs: có tăng lên
-Hs: không
Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ vấn đề gì?
Gọi 2 hs trả lời phần ghi nhớ. Yêu cầu hs ghi nhớ tại lớp
Yêu cầu hs trả lời C3, C4, C5
-Gv: hỏi thêm ở C3: nhiệt năng mà miếng đồng mất bớt đi có bằng nhiệt năng mà nước nhận thêm được không? Vì sao?
-Gv: ở đây có sự chuyển hóa năng lượng không?
C4: Nếu khi xoa hai bàn tay vào nhau, ta đã thực hiện 1 công là 20J thì nhiệt năng của hai bàn tay tăng lên hay giảm đi 1 lượng bằng bao nhiêu?
-Gv: ở đây có sự chuyển hóa năng lượng không?
-Gv: từ đó hãy cho biết sự khác nhau giữa truyền nhiệt và thực hiện công?
Yêu cầu hs nêu vd thực tế: cách làm biến đổi nhiệt năng
-Gv: trong sự truyền nhiệt giữa 2 vật: vật có nhiệt cao hơn sẽ giảm nhiệt năng. Vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ tăng nhiệt năng. Còn trong sự thực hiện công có trường hợp nào làm giảm nhiệt năng của vật không? Tải sao?
-Gv: vậy bằng cách thực hiện công không thể làm giảm nhiệt năng của vật. Cơ thể ta lúc bị nóng sốt, nhiệt năng của cơ thể có tăng lên không?
-Gv: bằng cách nào?
Có phải bằng cách thực hiện công không? Bằng cách truyền nhiệt không?
Không thuộc 2 cách trên, mà do phản ứng sinh, hóa học trong cơ thể. Vậy thay đổi nhiệt năng của vật bằng nhiều cách nhưng đối với vật lí chỉ có 2 cách làm
* Vui để học
Dùng tay uốn một sợi dây thép em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ tại điểm uốn
Uốn đi uốn lại thật nhiều lần rồi nhúng vào trong nước đá. Hiện tượng gì xảy ra ?
Em có thể đưa ra giả thiết “ nếu thực hiện công sao cho vật bị biến dạng thì nhiệt độ của vật tăng lên “ được không ?
Em hãy dùng thêm các tn khác để minh hoạ, khẳng định hoặc bác bỏ giả thiết trên
* Ai có lí
Bạn A : “ Nhiệt độ của các vật ở 0oC bằng không ?
Bạn B: “Nhiệt độ của nước đá ở 0oC khác không vì nước đá có thể truyền nhiệt năng cho những vật khác có nhiệt độ thấp hơn
-Gv: Qua bài học này, trong sự truyền nhiệt giữa hai vật nhiệt năng được truyền từ vật nào sang vật nào?
-Hs: từ vật nóng sang vật lạnh hơn
-Gv: sự truyền nhiệt năng này bằng những cách nào sẽ được nghiên cứu ở những bài học sau
 4. Hướng dẫn về nhà.( 1’)
 - Học thuộc phần ghi nhớ của bài.
 - Hoàn thành lại các câu C vào vở bài tập.
 - Giải bài tập ở SBT.
 -Ôn tập từ bài Công suất đến bài Nhiệt năng – tiết sau kiểm tra 1 tiết :
+Các công thức , đơn vị các đại lượng trong công thức
+Các khái niệm: công suất, cơ năng, thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng, chuyển hóa và bảo toàn cơ năng, các ví dụ
+Các chất được cấu tạo như thế nào?, nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?, giải thích hiện tượng khuyếch tán, nhiệt độ của vật có ảnh hưởng như thế nào đến chuyển động của phân tử, nguyên tử; nhiệt năng là gì?, có những cách nào để làm thay đổi nhiệt năng?
V.Rút kinh nghiệm:	
ƯU ĐIỂM
HẠN CHẾ
CÁCH KHẮC PHỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet24.doc