Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Vĩnh Tế

Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Vĩnh Tế

8. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ và tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

9. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

10 Viết được công thức tính tốc độ và nêu được đơn vị của vận tốc.

11. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

12. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động

13. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.

14. Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.

15. Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ.

16. -Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

17.Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Vĩnh Tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ 8
 ĐỀ 2
I. Mục đích của đề kiểm tra: 
A. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 14 theo PPCT.
B. Mục đích: 
	- Đối với giáo viên: Kiểm tra năng lực truyền đạt kiến thức vật lý của giáo viên.
	- Đối với học sinh: Kiểm tra mức độ nhận thức các kiến thức vật lý của học sinh.
II. Hình thức kiểm tra:
	Kết hợp TNKQ và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)
III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
1. Phần bổ trợ cho các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra:
NỘI 
DUNG
%
TỔNG SỐ 
TIẾT
LÍ 
THUYẾT
TỈ LỆ
TRỌNG SỐ CỦA 
CHƯƠNG
TRỌNG SỐ BÀI
 KIỂM TRA
LT
VD
LT
VD
LT
VD
CĐ CƠ
30
3
3
2.1
0.9
70
30
21
9
LỰC CƠ
30
3
3
2.1
0.9
70
30
21
9
ÁP SUẤT
40
8
6
4.2
3.8
52.5
47.5
21
19
TỔNG
100
14
12
8.4
5.6
192.5
107.5
63
37
2. Đề kiểm tra: 
2.1 Tính số câu hỏi cho các chủ đề.
TRẮC NGHIỆM
0.3
TỔNG CÂU
16
NỘI 
DUNG
CẤP ĐỘ
TRỌNG 
SỐ
SỐ LƯỢNG CÂU
ĐIỂM SỐ
T.SỐ
TN
ĐiỂM
TL
ĐiỂM
CĐ CƠ
LÍ THUYẾT
21
3
2
0.5
1
1.5
2.0
VẬN DỤNG
9
2
2
0.5
1
0.5
1.0
LỰC CƠ
LÍ THUYẾT
21
3
2
0.5
1
1.5
2.0
VẬN DỤNG
9
2
2
0.5
1
0.5
1.0
ÁP SUẤT
LÍ THUYẾT
21
3
2
0.5
1
1.5
2.0
VẬN DỤNG
19
3
2
0.5
1
1.5
2.0
TỔNG
100
16
12
3
4
7
10
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ LỚP 8. - ĐỀ 2
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Từ bài 1 
đến bài 14
(14 tiết)
1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học, chuyển động đều, chuyển động không đều 
2. Nêu được vận tốc, ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.
3. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
4. Nêu được lực là một đại lượng vectơ.
5. Nêu được hai lực cân bằng là gì?
6. Nêu được quán tính của một vật là gì?
7. Nêu được sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
8. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ và tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
9. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
10 Viết được công thức tính tốc độ và nêu được đơn vị của vận tốc.
11. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
12. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
13. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.
14. Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.
15. Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ.
16. -Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. 
17.Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
18.Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
19. Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
20Nêu được điều kiện nổi của vật.
21. Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
22. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
23. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
24.Vận dụng được công thức 
p = .
25. Vận dụng được công thức tính tốc độ .
26. Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
27. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
28. Tính được tốc độ cđđ, tốc độ trung bình của một chuyển động không đều.
29. Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét 
F = Vd. 
30.Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
31.Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét .
32.Nêu được điều kiện nổi của vật.
Số câu hỏi
2(2’)
(C7.1;C9.3)
1.75(8’)
C14.5; C16a1.7
C15a.1,b1.2
5.(5’)
(C8.10;C12.16;C2.17;
C4.11;C6.20)
1.25(10’)
C13.19 C15a2.11
5(8’)
(C9.25;C10.25
C11.24;C1.2;C5.23)
0,5(6’)
C16a2.21;
C15b2.24
0,5(6’)
C16b.29
Số điểm
0,5
2.5
1.25
1.5
1,25
1.5
1,5
10
TS câu 
3.75
6.25
6
16
TS điểm
3 (30%)
2.75 (27,5%)
4.25 (42.5%)
100%
Trường THCS Vĩnh Tế 	ĐỀ THI KIỂM TRA HK I
MÔN : VÂT LÝ 8
Thời gian : 45 phút.
Đề 2 :
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
1/ Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần tăng ma sát ?
 A. Bảng trơn và nhẵn quá. 	B. Khi phanh gấp, muốn cho xe dừng lại.
 C. Khi quẹt diêm.	D. Các trường hợp trên đều cần tăng ma sát.
2/ Càng lên cao. Áp suất khí quyển càng :
 A. Càng tăng	B. Càng giảm
 C. Không thay đổi	D. Có thể tăng cũng có thể giảm.
3/ Khi nói ô tô chạy từ Cần Thơ đến TP. Hồ Chí Minh với vận tốc 50km/h là nói tới vận tốc nào ?
 A.Vận tốc trung bình.	B.Vận tốc tại một thời điểm nào đó.
 C. Trung bình các vận tốc.	D.Vận tốc tại một vị trí nào đó.
4/ Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều.
 A. Chuyển động của xe ô tô khi lên dốc	
 B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.	
 C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. 	
 D. Chuyển động của tàu hỏa khi khới hành.
5/ Để làm giảm ma sát trượt ta phải
 A. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.	B. Làm tăng khối lượng vật.
 C. Làm nhám bề mặt tiếp xúc.	D. Làm nhẵn bề mặt tiếp xúc.
6/ Một vật nhúng trong chất lỏng, khi trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Acsimet thì vật sẽ:
 A. Chìm xuống	B. Lơ lửng	C. Nổi lên	D. Cả 3 câu đều sai
7/ Có một ôtô chạy trên đường, thì
 A. Ôtô chuyển động so với mặt đường	B. Ôtô chuyển động so với người lái
 C. Ôtô đứng yên so với mặt đường	D. Ôtô đứng yên so với hàng cây bên đường.
8/Trong các đơn vị sau đây. Đơn vị nào là đơn vị của vận tốc.
 A. Km.h	B. m.s	C. Km/h	D. m.h
9/ Một người đi xe gắn máy với vận tốc 30 km/h.Hỏi trong thời gian 0,5 giờ, người đó đi được quãng đường là bao nhiêu:
 A. 10 km.	B. 15 km. 	C. 20 km.	D. 30 km.
10/ Một ôtô đi được quãng đường 60km với vận tốc 60 km/h.Trong thời gian bao lâu thì ôtô đi hết quãng đường đó:
 A. 1 h.	B. 1,5 h. 	C. 2 h.	D. 3 h
11/ Một người đang đứng 2 chân trên mặt nền. Khi người ấy co chân lên, chỉ đứng bằng một chân thì áp suất của người đó tác dụng lên mặt nền là:
 A. Áp suất không thay đổi.	B. Áp suất tăng lên ba lần.	
 C. Áp suất giảm đi hai lần	D. Áp suất tăng lên hai lần.
12 / Trong các đơn vị sau, đơn vị nào không phải là đơn vị của áp suất :
 A. Niutơn trên mét vuông (N/m2).	B. Niutơn trên mét khối (N/m3).
 C. Pascan ( Pa ).	D. Milimet thủy ngân (mm Hg).
P
A
II. TỰ LUẬN: (7đ)
13/ Cho hình vẽ. Biểu diễn bằng lời cho lực sau (1đ):
14/ Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ. (1đ)
15/ a. Thế nào là chuyển động đều? Cho ví dụ. (1đ)
b. Độ lớn của vận tốc được tính như thế nào? (0,5đ)
Áp dụng (0,5đ): Tính vận tốc của một xe mô tô đi được một quãng đường là 60 km trong thời gian 2 giờ
16/ a. Cho biết sự tồn tại của áp suất chất lỏng. (0,5đ):
 Tính áp suất của nước tác dụng lên một điểm C cách mặt thoáng 0,6 m và một điểm D cách mặt thoáng 0,8 m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000 N/m3 (1đ)
 b. Thế nào là lực đẩy Acsimet? Cho ví dụ. (1đ) 
 	Áp dụng: Tính lực đẩy Acsimet của nước biển tác dụng lên một vật chìm trong nó có thể tích là 0,03 m3. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 13.000 N/m3(0,5đ):
Trường THCS Vĩnh Tế 	ĐÁP ÁN KIỂM TRA HK I
MÔN : VÂT LÝ 8
Đề 2 :
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
 Mỗi câu 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
B
A
C
D
C
A
C
B
A
D
B
II. TỰ LUẬN: (7đ)
13/ Biểu diễn bằng lời cho lực: sau (1đ):
 	+ Điểm đạt tại A.
	+ Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
	+ Cường độ P = 40 N
14/ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng phương nhưng ngược chiều có cường độ bằng nhau (0,5đ)
Ví dụ: Hai đội kéo co không phân thắng bại. (0,5đ)
15/ a. Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian(0,5đ)
Cho ví dụ. chuyển động của kim đồng hồ (0,5đ)
b. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian.(0,5đ)
Áp dụng (0,5đ): Vận tốc của một xe mô tô là : v = = = 30 (km/h)
16/ a. Cho biết sự tồn tại của áp suất chất lỏng:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất tác dụng lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. (0,5đ)
 Áp suất của nước tác dụng lên một điểm C: p1 = d.h1 = 0,6. 10000 = 6000 (N/m2)	(0,5đ)	
 Áp suất của nước tác dụng lên một điểm D: p2 = d.h2 = 0,8. 10000 = 8000 (N/m2)	(0,5đ)	
 b. Mọi vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên có độ lớn bằng trong lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimet. 	(0,5đ)	
Ví dụ. Nâng hòn đá dưới nước nhẹ hơn khi ta nâng nó ở trên cạn. 	(0,5đ)	
 Áp dụng: (0,5đ)
Lực đẩy Acsimet của nước biển tác dụng lên vật: FA = d.V = 13000 .0,03 = 390 (N) 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KTHK 1 De 2MT dap an.doc