Giáo án học kì I Mỹ thuật Lớp 9 - Nguyễn Thị Hồng Xuyến

Giáo án học kì I Mỹ thuật Lớp 9 - Nguyễn Thị Hồng Xuyến

? Kinh thành Huế nằm ở đâu?

(Nằm ở bên bờ sông Hương là một quần thể kiến trúc rộng lớn và đẹp nhất nước ta thời đó).

- Thành có 10 cửa để ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng Thành. Cửa chính vào Hoàng Thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ Thái Dịch, ven hồ có hàng cây dại. Cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch dẫn đến điện Thái Hoà nguy nga tráng lệ, là nơi tổ chức các cuộc lễ lớn. Quanh điện Thái Hoà là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc.

* Lăng tẩm:

? Lăng tẩm là như thế nào ?

(Là các công trình kiến trúc có gá trị nghệ thuật cao, được xây dựng theo sở thích của các vị vua, kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên).

? Có những khu lăng tẩm lớn nào?

(Lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức là những khu vườn rộng và đẹp, trong đó có cung điện như một Hoàng Thành thu nhỏ; lăng Khải Định nguy nga tráng lệ được trang trí bằng các mảng hình gắn gốm, sứ rất công phu).

? Khuynh hướng kiến trúc cung đình là gì?

(Là hướng tới những công trình có quy mô lớn, thường sử dụng những mẫu hình trang trí

 

doc 88 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì I Mỹ thuật Lớp 9 - Nguyễn Thị Hồng Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 1 - tiết 1
Thường thức mĩ thuật 
sơ lược về mĩ thuật thời nguyễn
(1802 - 1945)
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh hiểu biết được một số kiến thức sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn.
 - Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của học sinh.
 - Học sinh có nhận thức đúng đắn về truyền thống dân tộc, biết trân trọng và yêu quý các di tích lịch sử - văn hoá quê hương.
ii. Chuẩn bị.
 a. tài liệu tham khảo.
 - Nguyễn Quốc Toản: Phương pháp giảng dạy mĩ thuật (giáo trình đào tạo Giáo viên THCS hệ CĐSP), NXB Giáo Dục 2001.
 - Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai: Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học, NXB Giáo Dục 2001.
 - Bảo tàng mĩ thuật Việt Nam, NXB Mĩ Thuật 2000.
 - Phan Cẩm Thượng: mĩ thuật của người Việt Nam, NXB Mĩ Thuật 1989.
 - Nguyễn Quân, Trần Mạnh Thường: Những di sản nổi tiếng thế giới, NXB Văn Hoá 2000.
 - Nguyễn Quốc Toản (chủ biên): Hỏi đáp về dạy học môn mĩ thuật ở THCS, NXB Giáo Dục 2005.
 b. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên.
 - Bộ ĐDDH MT9.
 - ảnh chụp các công trình kiến trúc của cố đô Huế.
 - Tranh, ảnh giới thiệu về mĩ thuật thời Nguyễn.
 2. Học sinh.
 - Sách giáo khoa.
 - Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh giới thiệu về mĩ thuật thời Nguyễn.
 c. phương pháp dạy - học.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp thuyết trình.
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp thảo luận nhóm.
iii. tiến trình dạy - học.
 a. ổn định tổ chức lớp.
 b. kiểm tra đầu giờ.
 - Không.
 c. bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK).
? Em hãy nêu một vài nét về bối cảnh lịch sử thời Lê?
- Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, nhà Lê đã xây dựng một nhà nớc phong kiến trung ương tập quyền hoàn thiện với nhiều chính sách tích cực, tiến bộ.
- Tuy có bị ảnh hưởng tư tưởng nho giáo và văn hoá Trung Hoa, nhưng mĩ thuật Việt Nam vẫn đạt đỉnh cao, đậm đà bản sắc dân tộc.
? Sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đã làm gì?
(Thiết lập chế độ quân chủ chuyên quyền, chấm dứt nạn cát cứ, nội chiến).
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử.
- Sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn thiết lập chế độ quân chủ chuyên quyền, chấm dứt nạn cát cứ, nội chiến.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
- Đề cao tư tưởng Nho giáo và tiến hành cải cách một số nông nghiệp như: Khai hoang lập đồn điền.... nhưng do ít giao thiệp với bên ngoài => Phát triển chậm => Nguy cơ mất nước vào tay thực dân Pháp.
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
- Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học, kết hợp minh hoạ với thuyết trình, gợi mở.
? Xem bài 1 trang 54 và cho biết mĩ thuật thời Nguyễn có những loại hình nghệ thuật nào?
(Kiến trúc, điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ).
? Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển như thế nào? Có những thành tựu gì?
(Đa dạng, phong phú, nhiều công trình kiến trúc quy mô lớn).
1. Kiến trúc: Kinh đô Huế.
- Giáo viên nhấn mạnh ý: Nhà Nguyễn rời kinh đô vào Huế và xây dựng kinh đô mới, vì thế kiểu kiến trúc cung đình ở Huế là tiêu biểu cho kiến trúc thời Nguyễn.
- Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển đa dạng và phong phú, còn để lai cho kho tàng văn hoá dân tộc một số lượng công trình và tác phẩm đáng kể.
II. Một số thành tựu về mĩ thuật.
1. . Kiến trúc: Kinh đô Huế.
- Nhà Nguyễn rời kinh đô vào Huế và xây dựng kinh đô mới, vì thế kiểu kiến trúc cung đình ở Huế là tiêu biểu cho kiến trúc 
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
? Kinh thành Huế nằm ở đâu?
(Nằm ở bên bờ sông Hương là một quần thể kiến trúc rộng lớn và đẹp nhất nước ta thời đó).
- Thành có 10 cửa để ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng Thành. Cửa chính vào Hoàng Thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ Thái Dịch, ven hồ có hàng cây dại. Cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch dẫn đến điện Thái Hoà nguy nga tráng lệ, là nơi tổ chức các cuộc lễ lớn. Quanh điện Thái Hoà là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc.
* Lăng tẩm:
? Lăng tẩm là như thế nào ?
(Là các công trình kiến trúc có gá trị nghệ thuật cao, được xây dựng theo sở thích của các vị vua, kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên).
? Có những khu lăng tẩm lớn nào?
(Lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức là những khu vườn rộng và đẹp, trong đó có cung điện như một Hoàng Thành thu nhỏ; lăng Khải Định nguy nga tráng lệ được trang trí bằng các mảng hình gắn gốm, sứ rất công phu).
? Khuynh hướng kiến trúc cung đình là gì?
(Là hướng tới những công trình có quy mô lớn, thường sử dụng những mẫu hình trang trí 
thời Nguyễn.
- Kinh thành Huế nằm ở bên bờ sông Hương là một quần thể kiến trúc rộng lớn và đẹp nhất nước ta thời đó.
* Lăng tẩm;
- Là các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, được xây dựng theo sở thích của các vị vua.
- Có những lăng tẩm lớn như: Lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức...
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
mang tính quy phạm gắn với tư tưởng chính thống (Nho giáo) cách thể hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ).
=> Yếu tố thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng đã tạo nên nét đặc trưng riêng của kiến trúc kinh thành Huế.
- Cố đô Huế được UNESCO công nhận là : "Di sản văn hoá thế giới".
2. Điêu khắc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem trang 56 SGK kết hợp với minh hoạ ở bộ ĐDDH.
? Điêu khắc thường gắn với loại hình nghệ thuật nào?
(Nghệ thuật kiến trúc).
? Được làm bằng những chất liệu gì?
(Bằng đá, đồng, gôc....).
- Giáo viên nhấn mạnh:
+ Điêu khắc cung đình Huế mang tính tượng trưng rất cao (những con nghê, cửu đỉnh đúc bằng đồng; chạm khắc trên cột đá ở lăng Trần Khải Định; tượng người và các con vật như: Voi, ngựa bằng chất liệu đá hoặc xi măng..).
+ Ngoài ra, điêu khắc phật giáo tiếp tục phát huy truyền thống của khuynh hướng dân gian làng xã. Đó là các pho tượng tiêu biểu như tượng Hộ Pháp với kích thước lớn, tượng thánh Mẫu chùa Trăm Gian (Hà Tây), tượng Tuyết Sơn chùa Tây Phương (Hà Tây), tượng Tam Thế (Bắc Ninh).
- Cố đô Huế được UNESCO công nhận là : "Di sản văn hoá thế giới".
2. Điêu khắc.
- Điêu khắc cung đình Huế mang tính tượng trưng rất cao.
- Ngoài ra, điêu khắc phật giáo tiếp tục phát huy truyền thống của khuynh hướng dân gian làng xã.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
3. Đồ hoạ, hội hoạ.
- Giáo viên nhắc lại những nét đặc sắc của tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ và Hàng Trống (bài 19 SGK mĩ thuật 6) và nhấn mạnh:
+ Các dòng tranh dân gian phát triển mạnh có nội dung và hình thức ổn định. Tranh dân gian là sản phẩm của trí tuệ tập thể qua nhiều thế hệ nên không chỉ đáp ứng được nhu cầu về tinh thần, tâm linh và thẩm mĩ của nhân dân lao động mà còn chứa đựng những nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách trong cuộc sống hàng ngày.
+ Bộ tranh "Bách khoa thư văn hoá văn hoá vật chất của Việt Nam" là một tập hợp hơn 4000 bức vẽ, miêu tả khá đầy đủ, chi tiết về các sinh hoạt xã hội ở các vùng đồng bằng miền Bắc Việt Nam, các ngành nghề và đồ dùng gia đình, dụng cụ lao động thường được dùng củangười dân thời kì đó.
- Về hội hoạ:
+ Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX nằm trong một quá trình chuyển biến và phân hoá quan trọng. Sự giao tiếp với phương Tây và ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đã tạo nên một nền nghệ thuật đa dạng, song nghệ thuật cổ điển vẫn được bảo lưu.
+ Về hội hoạ chưa có thành tựu gì đáng kể, hiện còn một số tranh vẽ trên tường ở các chùa hay tranh vẽ trên kính ở kinh đô Huế. Gii đoạn này có một hoạ sĩ duy nhất của Việt Nam được đào tạo tại Pháp là Lê Văn Miến
3. Đồ hoạ, hội hoạ.
- Các dòng tranh dân gian phát triển mạnh có nội dung và hình thức ổn định. 
- Bộ tranh "Bách khoa thư văn hoá văn hoá vật chất của Việt Nam" là một tập hợp hơn 4000 bức vẽ, miêu tả khá đầy đủ, chi tiết về các sinh hoạt xã hội.
- Mĩ thuật Việt Nam với sự giao tiếp với phương Tây và ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đã tạo nên một nền nghệ thuật đa dạng, song nghệ thuật cổ điển vẫn được bảo lưu.
- Về hội hoạ chưa có thành tựu gì đáng kể, hiện còn một số tranh vẽ trên tường ở các chùa hay tranh vẽ trên kính ở kinh đô Huế.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
(Lê Huy Miến) ông còn để lại một vài tác phẩm sơn dầu với lối vẽ kĩ, tỷ mỉ theo xu hướng hiện thực.
+ Sau đó việc thành lập trường phái mĩ thuật Đông Dương (1925) các hoạ sĩ Việt Nam đã tiếp thu kiến thức hội hoạ phương Tây, song đã biết chắt lọc, gạt bỏ những yếu tố lai căng, pha tạp để tạo nên một phong cách hội hạo hiện đại mang bản sắc dân tộc.
III. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
? Em hãy nêu một vài nét về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn?
? Kiến trúc thời Nguyễn được phát triển như thế nào? 
? Điêu khắc thường được gắn với loại hình nghệ thuật nào?
* Bài tập về nhà:
- Đọc và học thuộc bài trong SGK.
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến mĩ thuật thời Nguyễn.
- Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút chì....
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 2 - tiết 2
vẽ theo mẫu 
tĩnh vật
(Lọ, hoa và quả - vẽ hình)
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh biết quan sát, nhận xét tương quan ở mẫu vẽ..
 - Học sinh biết cách bố cục và dựng hình: Vẽ được hình có tỉ lệ cân đối và giống mẫu.
 - Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
ii. Chuẩn bị.
 a. tài liệu tham khảo.
 - Phạm Viết Song: Tự học vẽ, NXB giáo dục năm 2005.
 - Triệu khắc Lê, Nguyễn Thế Hùng, Vũ Kim Quyên, Nguyễn Thị Hiên: Hình mi nh hoạ và điêu khắc (giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP)NXB giáo dục năm 2001.
 - Nguyễn Quốc Toản (chủ biên): Hỏi đáp về dạy học môn mĩ thuật ở THCS, NXB Giáo Dục 2005.
 b. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên.
 - Mẫu vẽ: Lọ, hoa, quả có tỉ lệ, hình dáng, màu sắc đơn giản, đẹp. Chuẩn bị một số mẫu để học sinh vẽ theo nhóm (nếu có điều kiện).
 - Tranh tĩnh vật của hoạ sĩ và một số ảnh chụp tĩnh vật.
 - Bài vẽ tĩnh vật tiêu biểu củahọc sinh các năm trước.
 - Hình gợi ý cách vẽ (các bước dựng hình từ khái quát đến chi tiết).
 2. Học sinh.
 - Sách giáo khoa.
 - Giấy vẽ A4.
 - Bút chì, tẩy.
 c. phương pháp dạy - học.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp luyện tập.
 - Phương pháp vấn đáp - gợi mở.
 - Phương pháp thuyết trình nhóm.
 ...  lăng vua Minh Thành Tổ... ở khu vực Bắc Kinh là những công trình đồ sộ nguy nga, tráng lệ. Đặc biệt là Vạn Lý Trường Thành, một công trình kỳ vĩ có một không hai được xây dựng từ thế kỷ III trước công nguyên và còn tồn tại đến ngày nay, là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc.
- Hội hoạ Trung Quốc nổi tiếng bởi những bức
- Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ ấn Độ liên quan mật thiết với nhau.
2. Mĩ thuật Trung Quốc.
- Vị trí địa lý và dân số: Trung Quốc là đấ nước rộng lớn và đông dân nhất thế giới, có nền văn hoá phát triển rất sớm.
- Ba luồng tư tưởng lớn là: Nho giáo, phật giáo và đạo giáo thể hiện khá rõ nét ở mĩ thuật. Mĩ thuật Trung Quốc là một kho tàng đồ sộ, đặc sắc về nhiều phương diện.
- Về kiến trúc: Trung Quốc có rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng trên khắp đất nước nổi bật là kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo và lăng mộ.
- Hội hoạ Trung Quốc nổi tiếng 
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
tranh bích hoạ vẽ trên đá ở hang Mạc Cao (Đôn Hoàng). Ngoài ra còn rất nhiều những bức tranh đẹp được vẽ trên lụa, trên giấy lấy đề tài từ phật giáo hoặc các nhân vật nổi tiếng như bức tranh Dương Quý Phi tắm xong, Phu nhân nước Quắc đi chơi....
- Đặc biệt là loại tranh sơn thuỷ lấy cảnh vật làm đối tượng chủ đạo với hai yếu tố chính là núi và nước để diễn tả đã tạo nên một phong cách độc đáo của hội hoạ Trung Quốc.
3. Mĩ thuật Nhật Bản.
- Vị trí địa lý của Nhật Bản: Là một quần đảo hình cánh cung ở ngoài khơi phía đông lục địa Châu á. Nhật Bản không có bình nguyên mênh mông như ở Trung Quốc hoặc những mùa nắng mưa khốc liệt như ở ấn Độ. Nhưng thiên nhiên Nhật Bản rất khắc nghiệt với động đất, núi lửa, giá lạnh... Ngọn núi cao nhất được coi là biểu tượng của Nhật Bản là núi Phú Sĩ (cao 3775,6 mét).
- Về kiến trúc có hai đặc điểm:
+ Kiến trúc nguyên thuỷ theo tinh thần Thần Đạo, thường nguyên sơ, ít gia công chạm trổ hoặc trau chuốt, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phật giáo Trung Quốc. Kiến trúc phật giáo hài hoà với cảnh trí thiên nhiên và bền vững với thời gian.
+ Vườn kết hợp với kiến trúc là một nét đặc sắc riêng trong phong cách kiến trúc của người Nhật. Họ luôn hướng tới một cuộc sống hài hoà với thiên nhiên, để tâm hồn con người hoà đồng với thiên nhiên.
bởi những bức tranh bích hoạ vẽ trên đá ở hang Mạc Cao (Đôn Hoàng).
3. Mĩ thuật Nhật Bản.
- Vị trí địa lý của Nhật Bản: Là một quần đảo hình cánh cung ở ngoài khơi phía đông lục địa Châu á.
- Về kiến trúc có hai đặc điểm:
+ Kiến trúc nguyên thuỷ theo tinh thần Thần Đạo, thường nguyên sơ, ít gia công chạm trổ hoặc trau chuốt.
+ Vườn kết hợp với kiến trúc là một nét đặc sắc riêng trong phong cách kiến trúc của người Nhật.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
- Về đồ hoạ và hội hoạ: 
+ Hội hoạ Nhật Bản phát triển gắn với đạo phật từ cuối thế kỷ VI. Người Nhật Bản coi chữ viết là một nghệ thuật, nên đã hình thành nghệ thuật thư pháp với những phong cách sáng tạo riêng của người viết.
+ Đồ hoạ Nhật Bản nổi tiếng với tranh khắc gỗ màu. Tranh không diễn tả theo lối hiện thực mà chú ý nhiều đến những yếu tố trang trí, ước lệ thể hiện ở bố cục, đường nét, màu sắc...
4. Các công trình kiến trúc của Lào và Cam Pu Chia.
a, Thạt luổng (Lào).
- Theo truyền thuyết của người Lào vào thế kỉ III (trước công nguyên) tháp Thạt Luổng được xây dựng để cất xá lị phật.
- Tháp Thạt Luổng là kiến trúc chính của chùa Thạt Luổng, là một trong những tháp phật giáo tiêu biểu, độc đáo và mang bản sắc riệng của dân tộc Lào.
- Hội Thạt Luổng được tổ chức vào tháng 11 hàng năm.
b, Ăng - Co - Thom (Cam Pu Chia).
- Ăng - Co - Thom thuộc loại công trình kiến trúc "Đền núi" được cách điệu, xây dựng theo một kết cấu hết sức tự do, bay bổng. ấn tượng nổi bật ở ngôi đền là 54 ngọn tháp, chóp tháp là tượng phật 4 mặt, mỗi mặt mang một nụ cười khác nhau, gọi là "Nụ cười Bayon".
- Về đồ hoạ và hội hoạ: 
+ Hội hoạ Nhật Bản phát triển gắn với đạo phật từ cuối thế kỷ VI.
+ Đồ hoạ Nhật Bản nổi tiếng với tranh khắc gỗ màu.
4. Các công trình kiến trúc của Lào và Cam Pu Chia.
a, Thạt luổng (Lào).
- Tháp Thạt Luổng là kiến trúc chính của chùa Thạt Luổng.
- Hội Thạt Luổng được tổ chức vào tháng 11 hàng năm.
b, Ăng - Co - Thom (Cam Pu Chia).
- Ăng - Co - Thom thuộc loại công trình kiến trúc "Đền núi" được cách điệu, xây dựng theo một kết cấu hết sức tự do, bay bổng.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
II. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên kiểm tra sự tiếp thu kiến thức
thông qua một số câu hỏi:
? Nêu tóm tắt sơ lược về mĩ thuật ấn Độ?
? Hội hoạ Trung Quốc nổi tiếng bởi những gì?
? Kiến trúc Nhật Bản có những đặc điểm gì?
? Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc như thế nào?
? Ăng - Co - Thom (Cam Pu Chia) thuộc loại kiến trúc gì?
- Học sinh trả lời theo từng câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét tóm tắt và bổ xung.
* Bài tập về nhà:
- Đọc bài trong SGK
- Sưu tầm tranh, ảnh và tìm hiểu thêm những bài viết có liên quan đến bài học.
- Sưu tầm các hình ảnh về biêu trưng.
- Chuẩn bị: Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì....
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 17- tiết 17
vẽ trang trí 
vẽ biểu trưng
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa biểu trưng.
 - Biết cách vẽ và vẽ được biểu trưng đơn gian về trường học.
 - Học sinh yêu mến, tự hào về nhà trường.
ii. Chuẩn bị.
 a. Tài liệu tham khảo.
 - Một số sách, báo, hình quảng cáo có in biểu trưng.
 b. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên.
 - Một số hình ảnh về biểu trưng (của nhà trường, cơ quan, thiếu niên, thanh niên, quân đội....).
 - Một số hình biểu trưng đã được phóng to.
 - Hình gợi ý cách vẽ biểu trưng.
 2. Học sinh.
 - Sách giáo khoa.
 - Hình ảnh về biểu trưng đã được phóng to.
 - Giấy vẽ, màu vẽ.
 c. phương pháp dạy - học.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp đánh giá.
 - Phương pháp luyện tập
iii. tiến trình dạy - học.
 a. ổn định tổ chức lớp.
 b. kiểm tra đầu giờ.
 - Tóm tắt sơ lược về mĩ thuật các nước Châu á?
 c. bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK).
- Giáo viên cho học sinh xem một số biểu trưng để học sinh có khái niệm về biểu trưng.
- Học sinh tự tìm hiểu về biểu trưng.
? Biểu trưng là gì? 
- Là những hình ảnh tượng trưng cho một nhà máy, trường học.....
? Có những loại biểu trưng nào?
- Có nhiều loại biểu trưng: Biểu trưng về trường học, y tế, văn hoá, TDTT.....
? Những hình ảnh ở biểu trưng như thế nào?
- Hình ảnh cô đọng, rõ nội dung.
- hình ảnh ngọn đuốc, hoa, sách, người, bàn tay....cách điệu.
? Biểu trưng có ý nghĩa gì?
- Có ý nghĩa quan trọng với các cơ quan, trường học. Nhìn vào biểu trưng người ta có thể biết ngay đó là cơ quan nào.
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu trưng trường học.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
? Nêu cách trang trí biểu trưng?
 - Tìm hình ảnh.
I. Quan sát, nhận xét.
II. Cách vẽ biểu trưng trường học.
- Tìm hình ảnh.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
- Vẽ phác bố cục mảng hình ảnh và chữ.
- Vẽ hình, kẻ chữ.
- Vẽ màu.
- Vẽ phác bố cục mảng hình ảnh và chữ.
- Vẽ hình, kẻ chữ.
- Vẽ màu.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Giáo viên giao bài tập cho học sinh.
- Học sinh suy nghĩ, tìm tòi để làm bài theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài về:
+ Cách tìm hình ảnh.
+ Cách phác thảo bố cục mảng hình ảnh và chữ.
+ Cách vẽ hình, kẻ chữ và vẽ màu.
- Giáo viên quan sát chung và gợi ý học sinh làm bài theo cách cảm nhận riêng của bản thân.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét các bài vẽ theo các tiêu chí:
+ Về nội dung: Hình ảnh đơn giản, có ý nghĩa, đầy đủ nội dung, phản ánh đúng về nhà trường.
+ Về cách bố cục: Sắp xếp chữ và hình hợp lý, đường nét khoẻ khoắn, màu sắc hài hoà.
- Học sinh nhận xét theo cảm nhận riệng và tự xếp loại.
- Giáo viên bổ sung và khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp.
III. Bài tập.
- Tìm và vẽ một biểu trưng về trường học.
* Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị;
+ Giấy vẽ A4, màu vẽ, bút chì..... để kiểm tra học kì.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 18- tiết 18
vẽ tranh 
kiểm tra học kì i
đề tài tự do
(thời gian 45 phút)
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh hiểu được đề bài và tìm được nội dung phù hợp để vẽ tranh.
 - Vẽ được một bức tranh theo ý thức.
 - Học sinh thích quan sát, tìm hiểu để phát hiện ra những vẻ đẹp.
ii. Chuẩn bị.
 A. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên.
 - Chuẩn bị một số tranh phiên bản với nhiều đề tài khác nhau của hoạ sĩ và học sinh tham khảo.
 - Một số hình biểu trưng đã được phóng to.
 - Hình gợi ý cách vẽ biểu trưng.
 2. Học sinh.
 - Sách giáo khoa.
 - Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì.
 c. phương pháp dạy - học.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp luyện trí nhớ.
 - Phương pháp luyện tập - thực hành.
iii. tiến trình dạy - học.
 a. ổn định tổ chức lớp.
 b. kiểm tra đầu giờ.
 - Nêu cách vẽ biểu trưng?
 - Kiểm tra ĐDDHT của học sinh.
 c. tiến hành kiểm tra.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
- Đọc đề kiểm tra: Vẽ tranh đề tài tự chọn.
- Thời gian làm bài: 45 phút.
- Khổ giấy quy định: A4
- Giáo viên yêu cầu:
+ Học sinh tự suy nghĩ để lựa chọn nội dung đề tài.
+ Chọn được những hình tượng tiêu biểu.
+ Sáng tạo theo nhiều hình thức khác nhau.
- Học sinh chép đề bài.
- Học sinh làm bài.
thang điểm
Yêu cầu chuyên môn bài vẽ
Đánh giá bài vẽ
Xếp loại
Xếp loại
1. Bài vẽ lựa chọn rõ chủ đề; bố cục, hình vẽ, màu sắc đẹp, thể hiện tốt tình cảm của mình thông qua bài vẽ.
2. Thể hiện được bố cục, hình vẽ, màu sắc tốt nhưng sắc thái tình cảm chưa cao.
3. Bố cục, hình vẽ, màu sức còn lệch lạc, nhưng lựa chọn được nội dung có ý nghĩa, có sự sáng tạo cao.
4. Bố cục, hình vẽ, màu sắc, đường nét cẩu thả, nội dung không rõ ràng, giấy vẽ sai quy định.
Giỏi (G)
Khá (K)
Đạt (Đ)
Chưa đạt (CĐ)
9 - 10 điểm
7 - 8 điểm
5 - 6 điểm
Dưới 5 điểm
* Nhận xét - củng cố:
- Nhận xét về ý thức làm bài kiểm tra của học sinh.
- Tuyên dương những học sinh hoàn thành bài vẽ sớm và đẹp.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho giờ học sau.
- Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút chì, thước kẻ, com pa, màu vẽ......

Tài liệu đính kèm:

  • docMT9.doc