Giáo án Hình học 7 tiết 38: Luyện tập

Giáo án Hình học 7 tiết 38: Luyện tập

Tiết 38:

 LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu.

 1.Về kiến thức.

 - Củng cố định lí Pitago và định lí Pitago đảo

 - Biết vận dụng định lí Pitago để tính độ dài một cạnh của  vuông. Biết vận dụng định lí đảo để nhận biết một tam vuông.

 2.Về kĩ năng. - Biết vận dụng kiến thức vào bài học thực tế.

 3.Về thái độ. - Học sinh yêu thích học hình

II.Chuẩn bị của GV&HS.

 1.Chuẩn bị của GV.

 - Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 tiết 38: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18.01.2011
Ngày giảng: 21.01.2011
Lớp 7A4 , A1
Ngày giảng: 22.01.2011
Lớp 7A3 , A2
Tiết 38: 
 LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu. 
 1.Về kiến thức. 	
 - Củng cố định lí Pitago và định lí Pitago đảo
	- Biết vận dụng định lí Pitago để tính độ dài một cạnh của r vuông. Biết vận dụng định lí đảo để nhận biết một tam vuông. 
 2.Về kĩ năng. 	- Biết vận dụng kiến thức vào bài học thực tế.	
 3.Về thái độ. - Học sinh yêu thích học hình	
II.Chuẩn bị của GV&HS. 
 1.Chuẩn bị của GV.
 - Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ
 2.Chuẩn bị của HS. 
 - Học bài cũ, đọc trước bài mới
III.Tiến trình bài dạy. 
 1.Kiểm tra bài cũ. ( 9' )
 * Câu hỏi:
	Học sinh 1: Phát biểu định lí Pitago, vẽ hình và viết hệ thức minh hoạ 
	Học sinh 2: 	Phát biểu định lí Pitago đảo, vẽ hình và viết hệ thức minh hoạ 	
 * Đáp án:
	Học sinh 1: Trong tam giác vuông bình phương độ dài cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông (3,5đ)
	 ABC, BC2 = AB2 +AC2 (3,5đ)
	Vẽ hình: (3đ)
	Học sinh 2: Nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông. (3,5đ)
	ABC có AB2 + BC2 = AC2 (3,5đ)
	Vẽ hình: (3đ)
	* Đặt vấn đề (1’) Tiết trước chúng ta đã được học về định lí Pitago và định lí Pitago đảo. Hôm nay vận dụng định lí Pitago để tính độ dài một cạnh của r vuông và vận dụng định lí đảo để nhận biết một tam vuông. 
Hoạt động của thầy - trò
Học sinh ghi
GV
Coi bức tường là một cạnh của tam giác vuông .
Bài 55 (SGK - 131) (8')
Giải
K?
r ABC vuông tại A áp dụng định lí Pitago ta có hệ thức nào?
r ABC vuông tại A có : 
BC2 = AB2 + AC2 (định lí Pitago)
42 = 12 + AC2
TB?
Những cạnh nào đã biết?
AC2 = 42 - 12
AC2 = 15 
K?
Thay vào hệ thức BC2 = AB2 + AC2 tính AC?
AC = 
AC » 3,9 m
TB?
Vậy chiều cao của bức tường là bao nhiêu?
Vậy chiều cao của bức tường » 3,9 m
GV
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài 57 (SGK - 131)
Bài 57 (SGK - 131) (10')
Giải
GV
Gợi ý: Trong một tam giác vuông, cạnh huyền lớn nhất. Do vậy ta hãy tính tổng bình phương hai cạnh ngắn hơn rồi so sánh với tổng bình phương của cạnh dài nhất.
Lời giải của bạn Tâm là sai. Ta phải so sánh bình phương của cạnh lớn nhất với tổng bình phương hai cạnh còn lại:
Có: 82 + 152 = 64 + 225 = 289
 172 = 289
K?
Bài giải trên đúng hay sai? 
 82 + 152 = 172 
HS
Lời giải trên của bạn Tâm là sai
Vậy tam giác ABC là tam giác vuông (Định lí đảo của định lí Pitago)
K?
Hãy sửa lại cho đúng.
TB?
Em có biết tam giác ABC có góc nào vuông không?
HS
Trong 3 cạnh. Cạnh AC = 17 là cạnh lớn nhất vậy ABC có = 900.
Gv
Treo bảng phụ nội dung bài 58 (SGK - 132) và yêu cầu học sinh hoạt động nhóm. Các nhóm làm bài vào phiếu học tập. 
Bài 58 (SGK - 132) (10')
HS
Đại diện 1 nhóm lên trình bày lời giải
Giải
GV
Chốt lại: Như vậy để xét xem khi dựng tủ, tủ có bị vướng vào trần nhà không ta cần tính được đường chéo d bằng cách áp dụng định lí Pitago. Có d nhỏ hơn 21 nên khi dựng tủ không bị vướng vào trần nhà.
Gọi d là độ dài đường chéo của tủ 
Ta có : d2= 202 + 42 (đ/l Pitago)
 d2 = 400 + 16 = 416
 d = » 20,4 (dm)
Chiều cao của nhà là 21 dm
Nên anh Nam dựng tủ, tủ không bị vướng vào trần nhà .
* Có thể em chưa biết: (5')
GV
Hôm trước cô có yêu cầu các em tìm hiểu cách kiểm tra góc vuông của bác thợ nề, thợ mộc, bạn nào đã tìm hiểu được.
HS
Có thể nói các bác thợ dùng êke và ống thăng bằng bọt nước để kiểm tra.
GV
Ngoài ra bác thợ đã dùng tam giác có độ dài 3 cạnh bằng 3, 4, 5 đơn vị để kiểm tra. 
GV
Treo bảng phụ hình 131, hình 132. Dùng sợi dây có thắt nút 12 đoạn bằng nhau và êke gỗ có tỷ lệ cạnh 3, 4, 5 để minh hoạ cụ thể.
GV
Đưa tiếp bảng phụ hình 133 
GV
Khi xây móng nhà để kiểm tra xem 2 phần móng AB và AC có vuông góc với nhau hay không. Người thợ cả thường lấy AB = 3 dm; AC = 4 dm. Rồi đo BC nếu BC = 5 dm thì 2 phần móng vuông góc với nhau.
 3.Củng cố - Luyện tập (kết hợp) 
 4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (2')
	- Ôn tập định lí Pitago (thuận, đảo)
	- Làm bài 59, 60, 61 (SGK - 133), bài 89 (SBT - 108)
	- Đọc mục "Có thể em chưa biết" Ghép hai hình vuông thành một hình vuông (SGK- 134) theo hướng dẫn SGK, hãy thực hiện cắt ghép từ hai hình vuông thành một hình vuông.
	- Hướng dẫn bài 61(SGK - 133). Đặt tên cho các đỉnh của hình chữ nhật: Sử dụng định lí Pitago để tính độ dài 3 cạnh CB, CA, AB.
	- Giờ sau: Luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 38.doc