Đề thi chọn học sinh giỏi thí nghiệm thực hành cấp tỉnh Phú Yên lớp 9 THCS năm học 2008-2009 môn thi: Hóa học

Đề thi chọn học sinh giỏi thí nghiệm thực hành cấp tỉnh Phú Yên lớp 9 THCS năm học 2008-2009 môn thi: Hóa học

Câu 1 (2,5điểm). Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế và thu khí H2 trong phòng thí nghiệm (Hình 1) từ chất ban đầu là Zn và dung dịch HCl.

Hỏi:

1. Hệ thống dụng cụ lắp ráp như vậy đúng chưa? Nếu chưa đúng phải điều chỉnh các bộ phận như thế nào cho phù hợp?

2. Ở phễu (1) và bình (2) phải chứa những chất nào?

3. Trong dòng khí H2 thường có lẫn một trong các tạp chất là O2. Làm thế nào để thử độ tinh khiết của khí H2? Làm thế nào để thu được H2 tinh khiết hơn?

4. Ta có thể thay kim loại Zn bằng kim loại nào, thay dung dịch HCl bằng dung dịch hoặc hóa chất nào mà vẫn thu được khí H2?

 

doc 1 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi thí nghiệm thực hành cấp tỉnh Phú Yên lớp 9 THCS năm học 2008-2009 môn thi: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN
 -----------
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH CẤP TỈNH 
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2008-2009.
MÔN THI: HÓA HỌC (Phần lý thuyết)
ĐỀ CHÍNH THỨC
THỜI GIAN: 60 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
H2
(1)
(2)
(3)
Hình 1
Câu 1 (2,5điểm). Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế và thu khí H2 trong phòng thí nghiệm (Hình 1) từ chất ban đầu là Zn và dung dịch HCl.
Hỏi:
Hệ thống dụng cụ lắp ráp như vậy đúng chưa? Nếu chưa đúng phải điều chỉnh các bộ phận như thế nào cho phù hợp?
Ở phễu (1) và bình (2) phải chứa những chất nào?
Trong dòng khí H2 thường có lẫn một trong các tạp chất là O2. Làm thế nào để thử độ tinh khiết của khí H2? Làm thế nào để thu được H2 tinh khiết hơn?
Ta có thể thay kim loại Zn bằng kim loại nào, thay dung dịch HCl bằng dung dịch hoặc hóa chất nào mà vẫn thu được khí H2?
Câu 2 (3,0điểm). Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, CuO, dung dịch KOH, phenolphtalein, C6H12O6 (glucozơ), dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng:
Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit.
H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng.
Viết phương trình hóa học cho mỗi thí nghiệm.
Câu 3 (2,5điểm). Để một mẩu natri (Na) trên tấm kính trong không khí ẩm, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài (trên bề mặt mẩu natri). Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn màu trắng đó, thấy có khí thoát ra, nếu dẫn khí này vào dung dịch nước vôi trong (dư) thấy hiện tượng vẩn đục. Giải thích các hiện tượng quan sát được, viết phương trình phản ứng hóa học minh họa?
H2SO4 đặc
C2H5OH 
đá bọt
nước Br2
C2H4
Hình 2
Mở khóa phễu brom cho H2SO4 đặc chảy xuống bình cầu. Đun sôi hỗn hợp (C2H5OH + H2SO4 đặc), thu được sản phẩm khí etilen (C2H4). Hỏi:
Trong quá trình thí nghiệm người ta phải cho thêm đá bọt nhằm mục đích gì?
Nhận xét hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm chứa nước brom và giải thích?
Câu 4 (2,0điểm). Cho sơ đồ thí nghiệm (Hình 2)
---------------HẾT -----------------
Lưu ý: Thí sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn trong khi làm bài!
Họ và tên thí sinh: . Số BD: .
Chữ ký của giám thị 1:  	Chữ ký của giám thị 2: .

Tài liệu đính kèm:

  • docDT_3_141.doc
  • docDA_3_152.doc
  • docDT_3_135.doc
  • docDT_3_152.doc