Giáo án học kì I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Xuân Tân

Giáo án học kì I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Xuân Tân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Xác định được vị trí địa lí của châu Á trên bản đồ thế giới,

- So sánh được kích thước, địa hình của châu Á với các châu lục khác đã học.

- Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

- Đánh giá được những thế mạnh đặc biệt của thiên nhiên châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

2. Kĩ năng

- Xác định được các dạng địa hình của châu Á, kể tên được các sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và hướng núi của châu Á.

- Kể tên và xác định được các mỏ khoáng sản của châu Á.

3. Thái độ

- Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH

- Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm

 

doc 190 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Xuân Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ
KHOÁNG SẢN CHÂU Á
MỤC TIÊU
Kiến thức
Xác định được vị trí địa lí của châu Á trên bản đồ thế giới, 
So sánh được kích thước, địa hình của châu Á với các châu lục khác đã học.
Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
Đánh giá được những thế mạnh đặc biệt của thiên nhiên châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Kĩ năng
Xác định được các dạng địa hình của châu Á, kể tên được các sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và hướng núi của châu Á.
Kể tên và xác định được các mỏ khoáng sản của châu Á.
Thái độ
Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH
Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm
Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, tự học và giải quyết vấn đề.
Năng lực chuyên môn: Khai thác thông tin Địa lí qua tranh ảnh, bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Bài giảng, bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ thế giới các châu lục, tranh ảnh về các vùng núi, cao nguyên của khu vực châu á. 
Phiếu học tập, giấy A2
Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, tập bản đồ, tập vở ghi bài.
Bút màu các loại, giấy note 
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
Vị trí và kích thước
Xác định được trên bản đồ, nằm ở đâu, kích thước bao nhiêu
Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí khu vực, so sánh diện tích châu lục với các châu khác.
Đặc điểm địa hình và khoáng sản
Trình bày được châu lục có mấy dạng địa hình
Xác định được vị trí các dạng địa hình
Nhận xét được sự phân bố các dạng địa hình, dự báo tầm ảnh hưởng của địa hình với khí hậu.
Tích hợp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản nhiên liệu dầu mỏ. liên hệ Việt Nam.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tình huống xuất phát (7 phút)
1. Mục tiêu
Khảo sát mức độ hiểu biết của HS về Châu Á
Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về châu Á
Tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài mới. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Phương pháp/ kĩ thuật: KWL 
Hình thức: HS làm việc cá nhân
3. Phương tiện
- Phiếu KWL
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV phát phiếu KWL Hướng, dẫn HS điền thông tin hiểu biết về châu Á trong cột K; Mong muốn tìm hiểu châu Á trong cột W. Cột L bỏ trống, điền sau khi học xong về châu Á.
- Bước 2: HS làm việc trong 2 phút
- Bước 3: GV gọi nhanh các HS nêu thông tin, yêu cầu không lặp lại
- Bước 4: GV ghi nhanh thông tin lên bảng và vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước châu Á (10 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh trình bày được vị trí địa lí châu Á, so sánh kích thước với các châu lục đã học khác
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Đàm thoại/nhóm cặp (Phương án 2, GV thiết kế 1 đoạn phim dùng Google Earth để mô tả, giới thiệu về Châu Á, HS ghi bài trên PHT sau đó yêu cầu các em chỉ bản đồ)
3. Phương tiện
Bản đồ châu châu Á và các châu lục thế giới, phiếu học tập.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, sau đó chia nhóm theo cặp ngẫu nhiên bằng trò chơi để chia nhóm cặp.
- Bước 2: Yêu cầu công việc: Học sinh hãy dựa vào tập bản đồ và kiến thức sách giáo khoa hoàn thành phiếu học tập làm cá nhân trong vòng 2 phút.
- Bước 3: Sau khi học sinh làm xong, HS có 2 phút chia sẻ/đối chiếu kết quả với bạn trong cặp của mình..
- Bước 4: Giáo viên gọi học sinh bất kì trình bày kết quả thu lượm được từ tự xử lí thông tin đến tìm hiểu các thông tin/ trò chơi đơn giản/rút thăm ngẫu nhiên
- Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức. Học sinh sửa thông tin vào phiếu học tập
Phiếu học tập 1: Kể tên các châu lục theo thứ tự có diện tích từ nhỏ đến lớn
STT
Châu lục
Diện tích (Km2)
1
2
3
4
5
6
Phiếu học tập số 2: Điền các thông tin còn thiếu vào chỗ trống
1. Xác định tọa độ của các điểm cực Bắc và Nam của châu Á
Điểm cực
Bắc
Nam
Đông
Tây
Tọa độ địa lí
Mũi: Che-liu-skin
..
Mũi Pi-ai
1690 Đ
Mũi Đê-giơ-nép
26o4’ Đ
Mũi Ba-ba
Khoảng cách (km)
Từ A đến B : 
Từ C đến D: ..
2. Cho biết châu Á giáp với những đại dương nào
3. Châu Á giáp với những châu lục nào:
4. Ý nghĩa của vị trí đối với khí hậu và cảnh quan châu lục
GV có thể kể thêm về các câu chuyện liên quan đến châu Á như câu chuyện lịch sử/câu chuyện của các nhà Địa lí khi khám phá châu Á.
Nội dung cần đạt:
Vị trí địa lí và kích thước châu lục
Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu
Diện tích: 41,5 triệu km2 – là châu lục lớn nhất thế giới
Châu Á giáp với 3 đại dương và 3 châu lục
Có chiều dài đông – tây là 9200km và chiều dài bắc – nam là 8500km
Do lãnh thổ trải dài từ cực bắc đến xích đạo nên châu á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Á 
(15 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại. Kĩ thuật Mảnh ghép
3. Phương tiện
- Bản đồ tự nhiên châu Á. Phiếu học tập. Giấy A2
4. Tiến trình hoạt động
Vòng 1: Chuyên gia:
- Bước 1: Giáo viên chia 4 nhóm theo 2 cách. Hoặc là chơi trò chơi hoặc là chia theo ngẫu nhiên random mà giáo viên chuẩn bị sẵn.
- Bước 2: Giao nhiệm vụ. nhóm 1, 2, 3 và 4. Mỗi thành viên đều có phần trả lời cá nhân trên phiếu học tập để hoàn thành sau khi tổng kết. HS dựa vào những gợi ý trên phiếu học tập để hoàn thành nhiệm vụ nhóm mình được giao
- Bước 3: Phát giấy A2 và giao yêu cầu, thời gian trong 5 phút nhóm hoàn thành nội dung phần 2 dưới dạng sơ đồ tư duy theo những gợi ý sau.
Kể tên các dạng địa hình của châu Á. Mỗi dạng địa hình xác định trên bản đồ. Hướng núi của yếu là hướng nào? Xác định các dãy núi có hướng đó trên bản đồ.
Kể tên các đồng bằng của châu Á. Xác định các đồng bằng trên bản đồ.
Nhận xét sự phân bố các dạng địa hình của châu Á.
Nguồn khoáng sản của châu Á có đặc điểm gì? Kể tên các loại khoáng sản quan trọng. 
Vẽ hình các đối tượng Địa lí trên sản phẩm
Đánh giá những giá trị của địa hình, khoáng sản trong phát triển KT-XH
Học sinh vẽ sơ đồ tư duy lưu ý: Mỗi nhánh là 1 màu, chữ viết phải nghiêng về một phía và dùng cả sơ đồ cho 1 màu chữ. Có thể thay thế chữ bằng các icon mà con biết vẽ. Trên sơ đồ có 4 nội dung lớn cho mục 2. Mỗi nhánh là đánh số theo thứ tự 1,2,3,4. Và sử dụng kèm tập bản đồ để chỉ.
- Bước 4: Thực hiện vòng 2: nhóm ghép : Sau 5 phút. Giáo viên cho HS đánh số và di chuyển về nhóm mới. Đếm từ 1 đến 4. Người không có số đứng lên đếm lại. Mỗi nhóm có thời gian 1 phút để nói lại phần được giao trình bày. Người số 1 trình bày nội dung số 1. Người số 2 trình bày nội dung số 2. Người số 3 trình bày nội dung số 3. Người số 4 trình bày nội dung số 4. Mỗi một nhóm trình bày theo số thứ tự đã phân công đến phiên ai người đó nói. Hết 1 phút di chuyển sang bàn khác/chuyền sản phẩm. Trong quá trình mình trình bày có thể bổ sung trên sản phẩm cho nhóm.
- Bước 5: Giáo viên kiểm tra bằng cách bốc ngẫu nhiên trình bày. Và chốt ý chính của bài, và nói thêm về khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi GD ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường (tích hợp). Học sinh hoàn thành phiếu học tập. 
Nội dung cần đạt
Đặc điểm địa hình và khoáng sản
Địa hình
Châu á có hệ thống núi, sơn nguyên, cao nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới.
Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: Đông – Tây, hoặc gần đông – tây, và Bắc – Nam hoặc gần Bắc – Nam. Địa hình bị chia cắt phức tạp.
Các dãy núi sơn nguyên, cao nguyên tập trung ở trung tâm châu lục, còn các đồng bằng tập trung ở ven biển.
Khoáng sản
Có nguồn khoáng sản phong phú đa dạng và có trữ lượng lớn.
Một số khoáng sản quan trọng nhất là: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom
C. Hoạt động luyện tập (..phút)
1. Mục tiêu
- Giúp học sinh nhớ lại bài. Vận dụng vào trả lời các câu hỏi cuối bài.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trò chơi – AI NHANH HƠN
3. Phương tiện 
- Bảng trả lời câu hỏi 
- Bài trình chiếu câu hỏi.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi ngắn cho học sinh trả lời. Có thể lặp lại các câu hỏi mà đầu bài đã nêu để học sinh trả lời. 
Các câu hỏi ngắn:
+ Châu Á giáp với châu lục nào?
+ Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á
+ Dãy núi nào cao nhất châu Á (Himalaya)
+ Sơn nguyên nào cao và đồ sộ nhất châu Á (Tây Tạng)
+ Tên 1 đồng bằng tiêu biểu ở Nam Á/Đông Á (Ấn-Hằng/Hoa Bắc)
+ Kể tên 3 loại khoáng sản tiêu biểu của châu lục (Than đá, dầu mỏ, sắt)
+ Hướng núi chính của châu Á là gì? (Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây)
+ Với thế mạnh về than đá, dầu mỏ; Ngành CN nào ở châu Á có điều kiện phát triển mạnh? (Khai thác/Năng lượng)
+ Địa hình gây khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế? (di chuyển Tây – Đông)
- Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi
- Bước 3: GV tổng kết và đánh giá.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (...phút)
1. Mục tiêu
- Hệ thống lại kiến thức về châu lục. 
- Đánh giá thế mạnh về tài nguyên và hiện trạng khai thác
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Khai thác phương tiện trực quan và Internet
3. Phương tiện 
- Hình ảnh liên quan 
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Căn cứ vào hình ảnh và sử dụng công cụ tìm kiếm google và sự hiểu biết bản thân hãy viết báo cáo/đánh giá về tự nhiên và thế mạnh châu Á.
Quy định báo cáo không quá 200 từ.
Thời gian thực hiện: về nhà làm tiết sau báo cáo.
- Bước 2: HS ghi lại nhiệm vụ về nhà làm. 
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
BÀI 2. KHÍ HẬU CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trình bày được đặc điểm khí hậu châu Á
Giải thích được sự đa dạng và phân hóa phức tạp của khí hậu châu Á
So sánh được sự khác biệt về các kiểu khí hậu lục địa và các kiểu khí hậu gió mùa trong khu vực.
Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại.
2. Kĩ năng
Xác định được sự phân bố của các kiểu khí hậu, các đới khí hậu của châu Á trên bản đồ.
Đọc và nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các địa điểm 
3. Thái độ 
- Có nhận thức đúng đắn về khí hậu ở từng khu vực là khác nhau do nhiều nguyên nhân và những ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân. 
4. Năng lực hình thành
Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, giải quyết vấn đề.
Năng lực chuyên môn: Đọc lược đồ khí hậu, xác định sự phân bố các đới các kiểu khí hậu. Đọc biểu đồ nhiệt độ lượng mưa và nhận xét.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
- Bài giảng, phiếu học tập, bảng nhóm, lược đồ khí hậu châu Á
2. Học sinh: 
- Sách, tập ghi bài, bút viết, bút màu các loại, bút viết bảng.
III. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Khí hậu phân hóa đa dạng
Trình bày được châu Á có mấy kiểu khí hậu, mấy đới khí hậu
Giải thích được vì sao khí hậu ch ... ểu tượng của ASEAN là gì? >>> Bó lúa
Câu 6: Tại sao ASEAN hình thành?>>> Liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế
- Bước 3: Tổng kết
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (5 phút)
1. Mục tiêu
- Hướng dẫn vẽ biểu đồ cột
- So sánh bình quân thu nhập giữa các nước
- Làm việc hiệu quả với BSL
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp trực quan/tự học
3. Phương tiện
- Bảng số liệu thu nhập bình quân các nước
4. Tiến trình hoạt động
GV cung cấp BSL
GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ cột: Trên cùng 1 hệ tọa độ vẽ biểu đồ cột thể hiện GDP/người của các nước Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Việt Nam năm 2014..
So sánh thu nhập bình quân giữa các nước.
Giải thích tai sao Singapore có thu nhập bình quân cao nhất.?
Bảng số liệu về thu nhập quốc dân bình quân đầu người
của các nước Đông Nam Á qua các năm [trang 61]
(Đơn vị: USD)
Nước
Thu nhập quốc dân/người
Năm 2000
Năm 2010
Năm 2014
Bru-nây
20117
34596
40525
Cam-pu-chia
257
745
1040
In-đô-nê-xi-a
776
3037
3385
Lào
299
1007
1669
Ma-lai-xi-a
3836
8512
10551
Mi-an-ma
153
800
1243
Phi-lip-pin
1219
2586
3444
Xin-ga-po
24309
46284
54224
Thái Lan
1972
4887
5648
Đông Ti-mo 
546
3051
2494
Việt Nam
383
1262
1916
V. RÚT KINH NGHIỆM
TƯ LIỆU
1/https://www.youtube.com/watch?v=62KnOwHCCgw
2/https://www.youtube.com/watch?v=eMvM4H3bDAo
3/https://www.youtube.com/watch?v=C3nERqkVKLY
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
Bài 18 THỰC HÀNH – TÌM HIỂU LÀO VÀ CAMPUCHIA
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Xác định được vị trí của Lào và Campuchia trên lược đồ.
Phân tích được đặc điểm tự nhiên của Lào và Campuchia.
Đánh giá được khả năng liên hệ và điều kiện để phát triển nông nghiệp của Lào và Campuchia
Tập hợp và sử dụng các tư liệu để tìm hiểu địa lí một quốc gia và trình bày bằng văn bản.
2. Kĩ năng
Đọc lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào và Campuchia.
3. Thái độ
- Thể hiện tinh thần dân tộc, đoàn kết cùng phát triển với các nước Lào và Campuchia.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ các nước Đông Nam Á.
- Lược đồ tự nhiên, kinh tế của Lào và Campuchia.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại
- Tư liệu về Lào và Campuchia
- Các kiến thức đã học và tìm hiểu trước bài học.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Xác định vị trí, tiếp giáp của Lào và Campuchia
Phân tích lược đồ xác định các dạng địa hình, khí hậu, thủy văn của Lào và Campuchia
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp.
Thuyết trình so sánh sự khác nhau giữa vị trí và địa hình đối với sự phát triển KTXH
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 5 PHÚT)
1. Mục tiêu
- Nhận biết được các hình ảnh/biểu tượng của 2 quốc gia Lào và Campuchia.
- Định hướng nội dung bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: trực quan/đàm thoại/vấn đáp
- Hoạt động: cá nhân
3. Phương tiện
- Tranh ảnh về Lào và Campuchia
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho học sinh xem một số hình ảnh tiêu biểu về Lào và Campuchia
Học sinh ghi chú ra giấy Note và sắp xếp các biểu tượng đó đúng với quốc gia
- Bước 2: Giáo viên mời 2-3 học sinh bất kỳ trả lời.
- Bước 3:  Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài.
Quốc gia:
Quốc gia:
Tháp Thạt Luồng
Đền Angkor Wat
Văn hóa múa “Lăm Vông”
Chế độ diệt chủng Pol pot
Quốc kì Lào
Quốc kì Campuchia
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ (10 PHÚT)
1. Mục tiêu
Xác định được vị trí của Lào và Campuchia trên lược đồ.
- Đánh giá khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.
- Đọc lược đồ tự nhiên Lào và Campuchia
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Trực quan/ Đàm thoại/ vấn đáp
- Hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
3. Phương tiện
- Lược đồ tự nhiên Lào và Campuchia.
- Phiếu học tập, bút màu
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ : Dựa vào hình 18.1 và Hình 18.2 SGK/62 + 63 em hãy: 
Tô màu đỏ vào phần lãnh thổ của Lào trong phiếu học tập
Tô màu xanh vào phần lãnh thổ của Campuchia trong phiếu học tập
Điền và ghi tên các quốc gia tiếp giáp với Lào và Campuchia Điền tên các biển và vịnh biển tiếp giáp với Lào (nếu có) và Campuchia
(Nguồn: Phát triển năng lực trong môn Địa lí 8)
Bước 2: Học sinh thực hiện yêu cầu, làm việc cá nhân trong 5 phút , hết thời gian các cặp đôi chia sẻ với nhau 3 phút.
- Bước 3: Giáo viên gọi cặp đôi bất kỳ đọc các thông tin làm được trong phiếu học tập (2 cặp đôi cho 2 quốc gia)
- Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá, chốt kiến thức bằng bảng tổng hợp. Học sinh ghi chú/chỉnh sửa và dán tờ Note lên vở ghi của mình. 
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1
Lược đồ Campuchia
Tiếp giáp: 
Quốc gia...
Vịnh, biển.
..
Khả năng liên hệ
..................................
..
Lược đồ Lào
Tiếp giáp: 
Quốc gia...
...
Vịnh, biển.
...
Khả năng liên hệ...
...
Nội dung phần 1
Vị trí địa lí
Campuchia
Tiếp giáp: Việt Nam, Lào, Thái Lan
Giáp Vịnh Thái Lan của Biển Đông
Khả năng liên hệ: Đường bộ, đường biển, đường sông và đường hàng không
Lào
Tiếp giáp: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc.
Không giáp biển
Khả năng liên hệ: Đường bộ và đường hàng không
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ( 20 PHÚT )
1. Mục tiêu
Phân tích được đặc điểm tự nhiên của Lào và Campuchia.
Đánh giá được điều kiện để phát triển nông nghiệp của Lào và Campuchia.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Hoạt động nhóm chuyên gia - mảnh ghép
- Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/cá nhân
3. Phương tiện
 Đọc lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào và Campuchia.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: 
Cụm 1
Nhóm 1
Nhóm 3
Nhóm 5
Lối di chuyển
Cụm 2
Nhóm 2
Nhóm 4
Nhóm 6
GV chia lớp thành 6 nhóm , yêu cầu các nhóm quan sát Hình 18.1; Hình 18.2, khai thác SGK bài 14 và dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm:
Nhóm 1,2 tìm hiểu địa hình
Nhóm 3,4 tìm hiểu khí hậu
Nhóm 5,6 tìm hiểu thủy văn
- Bước 2: Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Học sinh có 3 phút làm chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành sản phẩm trên phiếu học tập.
Cụm 1
Số 1
Số 2
Số 3
Lối di chuyển
Cụm 2
Số 3
Số 2
Số 1
- Bước 3: Vòng 2: Nhóm ghép: Tùy theo số lượng học sinh chia thành 2 cụm hoặc 3 cụm. Mỗi cụm 3 nhóm tương ứng với 3 nội dung được giao. Mỗi nhóm chuyên gia sẽ đếm số từ 1 đến 3. Ai chưa có số đứng lên đếm lại từ đầu. và di chuyển theo sơ đồ. Lưu ý là chỉ di chuyển trong cụm của mình. Giáo viên chiếu sơ đồ và học sinh có 30 giây để di chuyển về nhóm mới. 
- Học sinh có 3 vòng di chuyển sản phẩm (nếu lớp chật) còn rộng thì sản phẩm của nhóm chuyên gia dán cố định trên bàn. Mỗi nhóm có 2 phút để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới. 
- Bước 4: Sau khi các nhóm chia sẻ xong, giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm: 
Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển nông nghiệp của Lào và Campuchia ?
- Bước 5: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người.
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 2
Đặc điểm tự nhiên
Lào 
Campuchia
Nhóm 1+2
Địa hình
Gợi ý:
Dạng địa hình nào cơ bản?
Nhóm 3+4
Khí hậu
Thuộc đới khí hậu nào ?
Đặc điểm mùa khí hậu ?
Nhóm 5+6
Thủy văn
Sông ngòi có đặc điểm gì ?
Nhóm ghép
Vai trò của tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp
Thuận lợi
Khó khăn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 8 PHÚT)
1. Mục tiêu
- Củng cố lại kiến thức bài học
- Kiểm tra mức độ bộ theo kịp bài của học sinh
- Giúp đỡ những em em còn chưa hoàn thành 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Học sinh làm theo cặp đôi
3. Phương tiện
- Vở ghi, phiếu học tập
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1. hai học sinh ngồi cạnh nhau sẽ kiểm tra tiến độ bộ và chất lượng của bài thực hành. 
- Bước 2. báo cáo nhanh với những học sinh chưa kịp làm bài để có sự điều chỉnh về thời lượng bài tập. Cho học sinh thời gian về nhà để hoàn thiện bài thực hành. 
- Bước 3. Tuyên dương những học sinh làm tốt và phân công để giúp đỡ những bạn chưa hoàn thành. 
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG ( 7 phút) Có thể cho tìm hiểu ở nhà
1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng)
+ Kiến thức: Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả thế mạnh vị trí và địa hình.
+ Kĩ năng: Phản biện, thuyết trình
2. Chuẩn bị
3. Hoạt động
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Think: HS làm việc cá nhân, viết 1 đoạn thông tin ngắn để phân tích sự khác biệt về vị trí và địa hình của Lào và Campuchia.
Pair: HS chia sẻ cặp đôi trong nhóm trong 2 phút
Share: HS thể hiện khả năng thuyết trình, lập luận và trình bày trong 1 phút. 
Bước 2: HS phản biện nhanh
Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS
PHƯƠNG ÁN 2: TỔ CHỨC GIAN HÀNG QUỐC GIA
Có thể kết hợp với các quốc gia khác làm thành 1 buổi triển lãm;
Quốc gia gợi ý: TQ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Lào, Campuchia
Số lượng quốc gia bằng số nhóm hiện có để thực hiện nhóm mảnh ghép
Thông tin trưng bày:
+ Poster quốc gia giới thiệu khái quát về vị trí, tự nhiên, dân cư, kinh tế
+ Quốc kì vẽ tay
+ Bookmark/postcard làm quà tặng cho HS đến tham quan
+ Các mặt hàng mình họa
+ Mang trang phục biểu trưng
+ Trang trí ấn tượng
+ Sản phẩm handmade như gỗ, nhựa.
+ Các sản phẩm gia đình đang dùng có thể mang trưng bày
+ Món ăn đặc trưng
Thuyết trình theo trạm
Chấm điểm đánh giá theo tiêu chí tự xây dựng
RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đặc điểm tự nhiên
Lào 
Campuchia
Nhóm 1+2
 Địa hình
Chủ yếu là núi và cao nguyên
Đồng bằng nằm ven sông Mê Công
Chủ yếu là đồng bằng
Núi nằm ở 3 mặt: Bắc, Đông , Tây
Nhóm 3+4
 Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa
Nhiệt đới gió mùa, có 1 mùa mưa và mùa khô rõ rệt
Nhóm 5+6
 Thủy văn
Sông ngòi dốc, phát triển thủy điện.
Nhiều sông lớn, phát triển giao thông.
Nhóm ghép
Vai trò của tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp
Khí hậu nóng quanh năm, cây trồng sinh trưởng tốt.
Diện tích đất canh tác ít, mùa khô thiếu nước
Khí hậu nóng ẩm, diện tích trồng trọt lớn.
Thiếu nước mùa khô, mùa mưa có lũ lụt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2017_2018_truong_t.doc