CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tuần 1:
Bầu cán bộ lớp
I: Yêu cầu
Giúp học sinh:
- Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp
- Rèn luyện kỹ năng nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể.
II: Nội dung và hình thức hoạt động
- Thành lập 4 tổ trong lớp
- Thảo luận chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp
- Bầu cán bộ lớp: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, các cán sự bộ môn toán, văn, anh, lý
- Thống nhất cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp.
Chủ điểm tháng 9 Truyền thống nhà trường Tuần 1: Bầu cán bộ lớp I: Yêu cầu Giúp học sinh: Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp Rèn luyện kỹ năng nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể. II: Nội dung và hình thức hoạt động Thành lập 4 tổ trong lớp Thảo luận chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp Bầu cán bộ lớp: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, các cán sự bộ môn toán, văn, anh, lý Thống nhất cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp. III: Chuẩn bị hoạt động Nghiên cứu hồ sơ học sinh, quan sát các cử chỉ, hành động, nói năng, quan hệ với bạn bè trong lớp, nhận xét của các giáo viên năm trước của một số em. Chuẩn bị các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp Viết các nhiệm vụ cơ bản của cán bộ lớp: + Lớp truởng: phụ trách chung về các hoạt động của lớp + sao đỏ + Lớp phó học tập: theo dõi kết quả học tập của lớp, phụ trách các cán sự lớp, có kế hoạch cụ thể cho hoạt động của từng tuần. + Lớp phó đời sống: theo dõi việc thực hiện các nội quy của lớp, phụ trách hoạt động văn nghệ, vui chơi, TDTT, hoạt động lao động của lớp. + Các tổ trưởng: theo dõi và phụ trách chung về nề nếp hoạt động của tổ Tổ chức hoạt động: Giáo viên chuẩn bị trên giấy khổ to sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp, dự kiến nhân sự. Chuẩn bị 1 bảng nêu nhiệm vụ của càn bộ lớp. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ý kiến để đưa ra lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp có đủ khả năng điều hành hoạt động chung của lớp IV: Tiến hành hoạt động Thời gian Người thực hiện Nội dung hoạt động 3p Quản ca Hát tập thể “Lớp chúng mình” 5p Giáo viên chủ nhiệm Nêu mục đích yêu cầu của việc phải tổ chức đội ngũ cán bộ lớp theo một cơ cấu chặt chẽ: 5p Giáo viên chủ nhiệm - Sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và các quan hệ hoạt động trong đó. - Nêu nhiệm vụ của cán bộ lớp: + Lớp trưởng: Phụ trách theo dõi, điều khiển các hoạt động chung của lớp. + Lớp phó: Theo dõi, quản lí các hoạt động về học tập, nề nếp của lớp. Có biện pháp xử lí các hành vi sai, kèm cặp các bạn học kém. + Tổ trưởng: Theo dõi, kiểm tra đồ dùng học tập, bài tập về nhà của các bạn trong tổ. Quản lí tổ viên của mình. + Các cán sự lớp: Tổ chức các hoạt động tập thể của lớp, đề ra phương hướng hoạt động chung của lớp. 20 p Giáo viên chủ nhiệm Yêu cầu học sinh lấy tinh hần xung phong sau đó bình chọn. + Lớp trưởng: 1 + Lớp phó: 2 + Tổ trưởng: 4 + Cán sự lớp: TDTT, Văn nghệ 3p Quản ca Hát tập thể “Em yêu trường em” Giáo viên chủ nhiệm Trao nhiệm vụ cho cán bộ lớp 2p Đại diện cán bộ lớp Bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ đã được giao. 3p Đại diện học sinh Chúc mừng các bạn được bầu vào danh sách cán bộ lớp 2p Quản ca Hát tập thể “Như có Bác Hồ” V: Kết thúc hoạt động Giáo viên nhận xét về tinh thần, thái độ của học sinh cả lớp trong việc bầu cán bộ lớp. Động viên các em làm cán bộ lớp làm việc tích cực, hiệu quả. Tuần 2: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 I: Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: Học sinh hiểu được nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học 2007 – 2008. Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học đã đề ra. Rèn luyện tích cực, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ của năm học mới. II: Nội dung và hình thức hoạt động 1: Nội dung: Nội quy của nhà trường Nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2007 – 2008 2: Hình thức: Nghe giới thiệu Trao đổi thảo luận theo tổ, lớp Văn nghệ. III: Chuẩn bị hoạt động 1: Phương tiện hoạt động Một bản nội quy của nhà trường Một bản nghi nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2007 – 2008 Bài hát về trường lớp, các câu chuyện về trường lớp. 2: Tổ chức hoạt động Tổ chức trong lớp Nêu yêu cầu kế hoạch học nội quy và nhiệm vụ năm học. Một số câu hỏi để học sinh thảo luận. Một số bài hát. IV: Tiến hành hoạt động Thời gian Người thực hiện Nội dung hoạt động 15p Giáo viện chủ nhiệm Giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học mới 2007 – 2008 ( GV cho học sinh ghi những nét chính) 5p Lớp trưởng Điều hành thảo luận theo tổ ( các câu hỏi đã chuẩn bị về các tổ và yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời. 1: Tại sao lại phải học nội quy trường lớp? 2: Tại sao phải nắm được nhiệm vụ năm học 2007 – 2008? 3: Những yêu cầu cơ bản đối với học sinh ở trường THCS là gì? 10p Đại diện các nhóm đọc phần thảo luận của mình Các nhóm khác bổ sung ý kiến 5p Giáo viên chủ nhiệm Tổng kết lại các ý kiến cơ bản của nội quy và nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 3p Quản ca Hát tập thể 7p Giáo viên chủ nhiệm Đánh giá 1 tuần học tập đã thực hiện: Nề nếp: Thực hiện tương đối tốt, còn một số em đi học muộn, quên mang sách vở. Học tập: V: Kết thúc hoạt động Giáo viên tuyên dương tinh thần tham gia thảoluận của các tổ và cá nhân. Nhắc nhở học sinh nắm nội quy và nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 để thực hiện cho tốt.( Các tổ trưởng tiến hành kiểm tra và các buổi sinh hoạt và giờ ra chơi) Tuần 3: Giới thiệu truyền thống nhà trường I: Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: Giúp học sinh nắm được truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. Xác định trách nhiệm của học sinh trong việc phát huy truyền thống nhà trường. Xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân và lớp. II: Nội dung và hình thức hoạt động 1: Nội dung: Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường. Truyền thống nhà trường trong những năm gần đây. 2: Hình thức Trình bày bằng lời, kể chuyện, tranh ảnh, trao đổi thảo luận: III: Chuẩn bị hoạt động 1: Phương tiện hoạt động: Sơ đồ tổ chức cơ cấu của nhà trường. Bản thành tích của nhà trường trong những năm gần đây. 2: Tổ chức hoạt động: Giới thiệu cơ cấu tổ chức của trường, truyền thống nhà trường. Học sinh tìm hiểu trước ở nhà trường, câu chuyện, tấm gương của học sinh và giáo viên của trường (hỏi các thế hệ học sinh trước: bố mẹ, anh chị..) Chuẩn bị bài hát: “ Em yêu trường em” Hoạt động trong lớp IV: Tiến hành hoạt động Thời gian Người thực hiện Nội dung hoạt động 3p Quản ca Hát tập thể để ổn định nề nếp Bài hát: “ Em yêu trường em” 5p Lớp trưởng Sơ kết thi đua tuần 2: Nề nếp trong lớp: Thực hiện tương đối tốt, vẫn còn hiện tượng đi học muộn, mặc sai đồng phục. Nề nếp ngoài lớp: Học sinh lễ phép, ngoan ngoãn. 10p Giáo viên chủ nhiệm Báo cáo thành tích sơ qua của nhà trường trong những năm gần đây.(đặc biệt là qua lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường vừa tổ chức thành công). Nêu một số nét khái quát về cơ cấu tổ chức của nhà trường. 5p Chi đội trưởng Thảo luận nhóm, tổ về những thành tích của trường, những mặt mạnh cần được phát huy hơn nữa trong năm học mới này: Truyền thống học tập, tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. 9p Chi đội trưởng Học sinh nêu những mẩu chuyện, những tấm gương tiêu biểu đã sưu tầm được về giáo viên và học sinh của trường: 3p Giáo viên chủ nhiệm Nhận xét đánh giá tình hình lớp trong hai tuần qua. 10p Lớp trưởng Chơi trò chơi: V: Kết thúc hoạt động Giáo viên nhận xét nhận thức của học sinh Chuẩn bị một số bài hát cho tiết sau: Tuần 4: Tập hát những bài hát quy định I: Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: Học sinh hiểu được sự cần thiết phải học thuộc và nhớ các bài hát quy định ở lứa tuổi THCS Thuộc các bài hát quy định Hào hứng phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát quy định. II: Nội dung và hình thức hoạt động: 1: Nội dung: Những bài hát quy định mỗi học sinh phải thuộc để sử dụng trong các hoạt động chung của trường lớp. Quốc ca - Đội ca Đi học (Bùi Đình Thảo) Chào mừng người bạn mới đến (Lương Bằng vinh) Lớp chúng ta đoàn kết (Mộng Lân) 2: Hình thức Ôn tập lại Quốc ca - Đội ca và các bài hát đã biết. Sửa lại những chỗ sai Học lại và học mới theo băng. III: Chuẩn bị hoạt động 1: Phương tiện hoạt động Các bài hát được viết ra giấy khổ Ao Băng nhạc các bài hát ở trên. Máy cát xét 2: Tổ chức hoạt động Phân công cho cán sự văn nghệ và học sinh sưu tầm các bài hát: Đi học; Chào mừng người bạn mới đến; Lớp chúng ta đoàn kết. Mượn Đoàn đội băng cát xét bài Quốc ca - Đội ca. IV: Tiến hành hoạt động Thời gian Người thực hiện Nội dung hoạt động 3p Giáo viên chủ nhiệm Nêu lí do vì sao phải học những bài hát quy định: Phục vụ cho các hoạt động tập thể: Chào cờ, sinh hoạt, ca hát tập thể, giao lưu văn nghệ. 3p 1 đến 2 học sinh Phát biểu suy nghĩ của mình nếu được học các bài hát này. 15p Giáo viên chủ nhiệm Bật băng cho học sinh hát theo băng hai bài Quốc ca - Đội ca Sửa lại những chỗ sai: Âm điệu, độ cao, hơi, chỗ nghỉ hơi 5p Quản ca Cán sự văn nhgệ treo các bài hát được viết vào giấy Ao để cả lớp nhìn rõ lời. Cán sự văn nghệ hát trước một lần. 15p Quản ca Dạy từng câu một, bài nào cả lớp đã thộc thì bắt nhịp hát rồi sửa chỗ sai. Gọi những bạn không chú ý lên hát truớc lớp. 4p Các tổ thi hát Các tổ trình bày 1p Giáo viên chủ nhiệm Đánh giá, nhận xét, yêu cầu học sinh chưa thuộc tự về ôn luyện tập tiếp. V: Kết thúc hoạt động Đôn đốc nhắc nhở động viện học sinh học thuộc các bài hát quy định. Nhận xét buổi tập hát, rút ra những ưu, khuyết điểm. Chủ điểm tháng 10 Chăm ngoan, học giỏi Tuần 5: Nghe giới thiệu thư Bác Hồ I: Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: Học sinh hiểu được sự quan tâm,chăm lo của Bác Hồ với các thế hệ trẻ Việt nam. Học sinh nắm được ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh ngày khai trường 9-1945 và thư giửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968. Học sinh có thái độ đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện theo lời dạy của Bác. II: Nội dung và hình thức hoạt động: 1: Nội dung: Thư của Bác gửi học sinh cả nước 9-1945 Thư của bác gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968 2: Hình thức Đọc thư của Bác Trao đổi, thảo luận nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác III: Chuẩn bị hoạt động 1: Phương tiện hoạt động Hai bức thư của Bác để đọc trước lớp. Kể chuyện về Bác Hồ Các câu hỏi thảo luận: 1: Bác khuyên học sinh phải làm gì? 2: Bác mong muốn điều gì ở thế hệ trẻ? Vì sao? 3: Nhiệm vụ học tập của học sinh hiện nay? Bài hát: “ Ai yêu nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh”. 2: Tổ chức hoạt động Điều khiển chương trình; Chi đội trưởng. Đọc thư bác diễn cảm: Lớp trưởng Văn nghệ: Tốp ca Thảo luận các tổ. Câu chuyện về Bác Hồ. IV: Tiến hành hoạt động Thời gian Người thực hiện Nội dung hoạt động 3p Quản ca Hát tập thể bài hát: “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” 3p Chi đội trưởng Tuyên bố lí do: Nêu chương trình làm việc 5p Lớp trưởng Đọc thư Bác Hồ gửi các cháu thiếu niên nhân ngày khai trường 9 – 1945 Sửa lại những chỗ đọc sai 5p Giáo viên chủ nhiệm Đọc thư của Bác Hồ gửi ngành giáo dục 16/10/1968 5p Chi đội trưởng Phân công các tổ thảo luận: Tổ 1; Bác Hồ khuyên học sinh phải làm gì? Tổ 2: Bác mong muốn điều gì ở thế hệ trẻ? Vì sao? Tổ 3: Nhiệm vụ của học sinh hiện nay là gì? 5p Tốp ca Hát bài: “ A ... luận để đi đến nhất trí về kế hoạch và biện pháp Phân công cho các tổ, cá nhân chuẩn bị phần việc của mình Thống nhất nội dung, kế hoạch, biện pháp của tổ, phân công cụ thể công việc cho các đội viên. 5p Tập thể học sinh TIết mục tập thể V: Kết thúc hoạt động Thông qua kế hoạch chính thức của tập thể về hội trại. Nhắc các tổ nghiêm túc thực hiện Chủ điểm tháng 4 Hoà bình và hữu nghị Tuần 29: Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta I: Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: Hiểu được một số đặc điểm về cuộc sống, học tập và vui chơi giải trí của thiếu nhi một số nước, đặc biệt là trong khu vực. Thông cảm, tôn trọng và đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp, trường và của địa phương. II: Nội dung và hình thức hoạt động: 1: Nội dung: ý nghĩa của chủ đề thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta Vài nét về cuộc sống học tập, vui chơi, sinh hoạt của thiếu nhi một số nước trong khu vực. 2: Hình thức Thi tìm hiểu về cuộc sống của thiếu nhi các nước hoặc tổ chức theo hình thức của cuộc thi Hành trình văn hoá. Văn nghệ xen kẽ. III: Chuẩn bị hoạt động 1: Phương tiện hoạt động Tranh, ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trong khu vực Một số bài hát, câu chuyện, điệu múa 2: Tổ chức hoạt động Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề, yêu cầu và nội dung hình thức hoạt động để giúp học sinh định hướng và chuẩn bị tâm thế tham gia hoạt động. Hướng học sinh sưu tầm các tư liệu, bài viết, tranh, ảnhvề cuộc sống học tập sinh hoạt của thiếu nhi một vài nước trong khu vực. Từng tổ tập hợp kết quả sưu tầm Hướng dẫn cán bộ lớp đôn đốc, kiểm tra và nhắc nhở các bạn chuẩn bị. Có quy định thời gian sưu tầm chuẩn bị chương trình hoạt động và lời tuyên bố lý do Phân công người điều khiển chương trình Cử ban giám khảo cuộc thi. Phân công trang trí. Chuẩn bị văn nghệ. IV: Tiến hành hoạt dộng Thời gian Người thực hiện Nội dung hoạt động 3p Quản ca Hát tập thể: “ chúng em cần bầu trời hoà bình” 2p Lớp trưởng Tuyên bố lí do, nêu chương trình và giới thiệu đại biểu 35p Người dẫn chương trình Tổ trưởng các tổ Ban giám khảo Mời đại biểu từng tổ lên tình bày kết quả sưu tầm của tổ mình. Khi trình bày cần nói rõ về số lượng tranh hoặc các bài viết mà các thành viên của tổ sưu tầm được đồng thời giới thiệu nội dung của tranh ảnh hoặc bài viết đó. Biểu diễn một vài tiết mục văn nghệ Hỏi thêm một vài câu hỏi để học sinh trong tổ đó bổ sung thêm 5p Tập thể học sinh Tiết mục tập thể: Thiếu nhi thế giới vui liên hoan V: Kết thúc hoạt động Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, khen ngợi những học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Phát phần thưởng cho những học sinh và tập thể tiêu biểu Tuần 30: Cuộc gặp gỡ hữu nghị I: Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: Có những hiểu biết về truyền thống văn hoá của dân tộc cũng như của một vài nước khác, ví dụ một trong những vấn đề toàn cầu mà học sinh cần hiểu như di sản văn hoá. Có tình cảm chân thành, có thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá hữu nghị của tập thể . Biết học tập và có vẻ đẹp, thể hiện những nét đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc. II: Nội dung và hình thức hoạt động: 1: Nội dung: Những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình và của coca dân tộc khác thông qua tranh, ảnh, sách báo. Những hiểu biết về mặt xã hội như: tên nước, quốc kì, thủ đô của các nước bạn. 2: Hình thức Sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về nước bạn Tổ chức trình diễn trang phục của một vài nước bạn trong khu vực. Trò chơi hỏi đáp về di sản văn hoá Vui múa hát. III: Chuẩn bị hoạt động 1: Phương tiện hoạt động Tranh, ảnh, sách báo, tư liệu Các hình ảnh về mẫu trang phục của nước bạn. Các bài hát, điệu múa 2: Tổ chức hoạt động Giáo viên nêu chủ đề hoạt động và phát động toàn lớp cùng tham gia sưu tầm những tranh, ảnh, tư liệu về đất nước và con người của những nước như Lào, Cam – pu – chia, Trung Quốc, Thái Lan. Trong đó chú ý sưu tầm những mẫu trang phục của nước bạn. Giao nhiệm vụ cho từng tổ. Tổ trưởng chia tổ thành hai hoặc ba nhóm. Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời hạn quy định. Sau đó tổ trưởng tập hợp kết quả sưu tầm của các nhóm và trình bày vào một quyển vở hoặc tờ giấy to, mời một vài bạn cùng tham gia trang trí cho bộ sưu tầm của tổ mình. Giáo viên cùng cán bộ lớp lựa chọn những cá nhân sẽ tham gia lựa chọn trang phục của nước bạn: Mỗi nước hai học sinh (một nam, một nữ). Những học sinh được thể hiện trang phục nước bạn sẽ nghiên cứu mẫu quần áo và cùng tổ lo chuẩn bị (có sự giúp đỡ thêm của cha mẹ học sinh). Tập luyện các bài hát, điệu múa ciủa nước bạn. Phân công người điều khiển chương trình, người viết lời giới thiệu từng nước và người đọc lời giới thiệu. IV: Tiến hành hoạt dộng a: Giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ. Mỗi tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trong 2 phút để toàn lớp được biết. Sau đó người điều khiển chương trình tuyên dương thành tích các tổ. b: Trình diễn trang phục các nước Từng cặp học sinh trong trang phục các nước đi một vòng vẫy tay chào các bạn trong lớp. Người điều khiển chương trình đọc lời giới thiệu về từng nước: tên nước, thủ đô, dân số. Mời một số học sinh tham gia nhảy múa theo bài hát “Trái đất này là của chúng mình”. Các học sinh khác vỗ tay hưởngr ứng theo. c: Trò chơi hỏi đáp Giáo viên chia lớp thành hai tốp đứng hai phía. Mỗi tốp cử ra hai bạn đại diện để cùng nhau tiến hành hỏi đáp. Tốp rhứ nhất hỏi, tốp thứ hai trả lời và ngược lại. Những câu hỏi đặt ra cho học sinh nêu đơn giản Thời gian còn lại cho học sinh trình bày một vài bài hát hay điệu múa đã được chuẩn bị. V: Kết thúc hoạt động Toàn lớp cùng hát bài hát “trái đất này của chúng em” Giáo viên chủ nhiệm nhận xét về thái độ tham gia của học sinh trong lớp và kết quả thu được . Có khên, chê cụ thể. Tuần 31: Hội vui học tập I: Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: Củng cố và khắc sâu kiến thức bài học, đồng thời mở rộng thêm hiểu biết nhằm bổ sung cho bài học trên lớp; tạo cơ hội để học sinh trao đổi kinh nghiệm học tập, thiết thực phục vụ cho việc học tập và thi cử Có hứng thú học tập; “vui mà học, học mà vui” Rèn luyện kĩ năng, tác phong mạnh dạn trình bày ý kiến trước tập thể. II: Nội dung và hình thức hoạt động: 1: Nội dung: Những kiến thức của các môn học mà giáo viên yêu cầu ôn tậ để chuẩn bị cho thi học kì Những kinh nhiệm học tập có kết quả tốt Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán vui, các câu đố khoa học, các hiện tượng tự nhiên. 2: Hình thức Tổ chức hái hoa dân chủ hoặc bốc thăm câu hỏi Vui văn nghệ Tổ chức theo chương trình đường lên đỉnh Olympia. III: Chuẩn bị hoạt động 1: Phương tiện hoạt động Cây hoa Các cánh hoa có ghi câu hỏi Khăn trải bàn, lọ hoa Phần thưởng 2: Tổ chức hoạt động Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên bộ môn mà học sinh học còn yếu, đề nghị họ phối hợp giúp đỡ nội dung ôn tập dưới dạng các câu hỏi, câu đố ngắn gọn. Phổ biến cho học sinh nội dung ôn tập của các môn này, yêu cầu các em học, suy nghĩ và chuẩn bị cho sinh hoạt . Các cán sự của các bộ môn có thể hướng dẫn, gợi ý và trao đổi với lớp về hướng giải quyết những yêu cầu ôn tập của bộ môn. Giáo cho cán bộ lớp chuẩn bị cây hoa, bông hoa có chuẩn bị câu hỏi với một vài hoa văn nghệ Cử ban giám khảo gồm lớp phó học tập, các cán sự môn học của những bộ môn đã chọn và giáo viên chủ nhiệm. Phân công trang trí lớp, người điều khiển chương trình. IV: Tiến hành hoạt dộng Tuyên bố lí do và giời thiệu đậi biểu. Ban giám khảo được mời lên làm việc theo trình tự sau: + Phổ biến tiêu chuẩn đánh giá. + Nêu cách hái hoa Trước tiên là học sinh xung phong, sau đó mời lần lượt từng tổ lên hái hoa. Người xung phong của tổ nào thì tổ đó được công thêm một điểm. Nếu trả lời không đúng thì không được cộng điểm mà chỉ được tuyên dương, hoặc tổ đó có trách nhiệm trả lời thay, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không trả lời được thì bị trừ đi một điểm. Trong quá trình hái hoa, ban giám khảo có thể mời một bạn lên trao đổi về kinh nghiệm học tập của mình. Sau mỗi lần hái hoa, ban giám khảo công bố điểm cho cả lớp biết Cuối cùng ban giám khảo tổng hợp kết quả và công bố cho toàn lớp biết tổ có số điểm cao nhất, cá nhân đạt điểm nhiều nhất. Phát thưởng hoặc tuyên dương. Kết thức sinh hoạt bằng một bài hát tập thể V: Kết thúc hoạt động Nhận xét về tinh thần tham gia của học sinh, so sánh giữa các tổ nhóm Nhận xét khả năng điều khiển chương trình của ban tổ chức và của ban giám khảo. Tuần 32: Vẻ đẹp của quê hương, đất nước I: Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: Có hiểu biết về vẻ đẹp của quê hương đất nước mình (vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp trong cuộc sống hằng ngày, vẻ đẹp của những công tình văn hoá.) Tăng thêm tình cảm yêu mếm gia đình, làng xóm, phố phường, có thái độ trân trọng những giá trị ,những di sản văn hoá của quê hương đất nước Có thói quen giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, mừng ngày 30 - 4 II: Nội dung và hình thức hoạt động: 1: Nội dung: Vẻ đẹp của quê hương, đất nước Những thông tìn về sự phát triển kinh tế, xã hội của đia phương. 2: Hình thức Biểu diễn văn nghệ Kể chuyện Giới thiệu thông tin qua sưu tầm Giới thiệu bức tranh tự vẽ về cảnh đẹp quê hương. III: Chuẩn bị hoạt động 1: Phương tiện hoạt động - Tạp chí, tranh, ảnh, bài thơ, bài hát đã sưu tầm, các câu chuyện kể về ngày chiến thắng lịch sử 30 - 4 2: Tổ chức hoạt động Giáo viên nêu yêu cầu cho buổi sinh hoạt về vẻ đẹp của quê hương, đất nước Yêu cầu học sinh chuẩn bị: + Những bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước +Những câu chuyện, những câu ca dao, những bài dân ca mô tả cảnh đẹp của quê hương, đất nước. + Sưu tầm tranh, ảnh, tranh phong cảnh, tranh tự vẽ về cảnh đẹp của quê hương đất nước + Thu lượm những thông tin về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá. Cán bộ lớp phân công cho từng tổ chuẩn bị nội dung đã thống nhất. Giáo viên cùng cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động, cử người điều khiển, cử ban giám khảo Chuẩn bị trang trí, cơ sở vật chất cần thiết. IV: Tiến hành hoạt dộng Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do và giới thiệu ban giám khảo một cách ngắn gọn Giới thiệu một vài bài trình diễn đã được chuẩn bị Giới thiệu đại diện của tổ trình bày về bộ sưu tập của tổ về các tranh đã sưu tầm được (nội dung, hình thức) Một học sinh kể chuyện về cảnh đẹp của quê hương mình Một hócinh giới thiệu những đổi thay trong đời sống của đia phương mình kểt từ khi thống nhất đất nước năm 1975. Ban giám khảo tổng kết, đánh giá.Tuyên dương những tổ, nhóm, cá nhân, tham gia hoạt động. V: Kết thúc hoạt động Kết thúc hoạt động bằng bài hát tập thể Nhận xét tinh thần tham gia chung của học sinh
Tài liệu đính kèm: