Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Biên Giới

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Biên Giới

Tiết: 1. Bi 1.

Ngày dạy: .

I.Mục tiu bi học.

1.Kiến thức

· Giúp HS hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải.

· Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải.

· Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.

2.Kĩ năng

· Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

· Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.

· Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

3.Thái độ

· Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hôị.

· Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.

II.Chuẩn bị.

 1.Giáo viên:Tranh thể hiện tự chủ, máy chiếu.

 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.

 

doc 122 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Biên Giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI PPPPPHẢIPHẢI
Tiết: 1. Bài 1. 
Ngày dạy:..
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
Giúp HS hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải.
Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải.
Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.
2.Kĩ năng
Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.
Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
3.Thái độ
Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hôị.
Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:Tranh thể hiện tự chủ, máy chiếu.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Nêu và giải quyết vấn đề ,tổ chức thảo luận nhóm,
 Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:Phổ biến chương trình, nhắc việc HS.
 3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
GV có thể đưa tình huống cho HS giải quyết hoặc chơi trò đóng vai-> dẫn vào bài học. 
GV chuyển ý vào phần 1.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2:Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào? Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
Nhóm 3,4:Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên?
Nhóm 5,6:Theo em, trong những trường hợp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Vì sao?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét, chốt ý.
Chuyển ý.
GV: Qua nội dung đã phân tích GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:
-Thế nào là lẽ phải?
-Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
-Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện như thế nào?
-Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống?
HS trả lời 
GV chốt lại nội dung.
Tổ chức cho HS chơi trò “Ai nhanh hơn”
Đội A:Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải?
Đội B: Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải?
Trong 3 phút đội nào tìm được nhiều biểu hiện sẽ là đội thắng cuộc.
Chuyển ý.
HS làm bài tập 2 SGK/5
HS cùng nhau làm bài, đại diện lớp sửa bài, các em khác nhận xét, bổ xung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án.
I. Đặt vấn đề.
II.Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
 a.Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
 b. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi; không chấp nhận và không làm điều sai trái.
2.Ý nghĩa.
 -Giúp ứng xử phù hợp.
 -Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
 -Thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.
III.Bài tập.
 Đáp án: c
4. Củng cố và luyện tập:
Tổ chức cho HS đóng vai:chia lớp làm 2 nhóm.
 GV đưa ra tình huống:Trong các cuộc tranh luận, An luôn bảo vệ ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
HS diễn tểu phẩm,lớp nhận xét,rút ra bài học bản thân.
 GV kết luận toàn bài.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Bài cũ:
 -Học bài kết hợp SGK/4.
 -Làm bài tập còn lại SGK/4,5.
Bài mới:
 Chuần bị bài 2:Liêm khiết.
 -Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/6,7.
 -Xem nội dung bài học và bài tập SGK/9.
 Chú ý tình huống sắm vai.
V.Rút kinh nghiệm:
LIÊM KHIẾT KKKKKKKKKHIẾT 
Tiết: 2. Bài :2. 
Ngày dạy:..
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
HS hiểu thế nào là liêm khiết.
Biết phân biệt hành vi trái với liêm khiết.
Biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết.
2.Kĩ năng
HS biết kiểm tra hành vi của mình để tự rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết.
3.Thái độ
Đồng tình, ủng hộ học tập gương liêm khiết.
Phê phán hành vi không liêm khiết trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:Tranh thể hiện tính liêm khiết û, máy chiếu.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Nêu và giải quyết vấn đề , kích thích tư duy, tổ chức thảo luận nhóm
 Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ.
 Câu hỏi:- Thế nào là lẽ phải? Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải?
 -> Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi; không chấp nhận và không làm điều sai trái.
 Biểu hiện:Chấp hành nội quy;lắng nghe ý kiến bạn;phê phán việc làm sai
 - Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải?
 -> -Giúp ứng xử phù hợp.
 -Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
 -Thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.
 Biểu hiện:Làm trái quy định;vi phạm nội quy
3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
GV có thể đưa tình huống cho HS giải quyết hoặc chơi trò đóng vai-> dẫn vào bài học. 
GV chuyển ý vào phần 1.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Em có suy nghĩ gìvề cáchxử sự của Ma-ri Quy-ri,Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên ?
Nhóm 3,4:Theo em, những cách xử sự đó có điều gì chung? Vì sao?
Nhóm 5,6:Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp không? Vì sao?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét, chốt ý.
Chuyển ý.
GV: Qua nội dung đã phân tích , GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:
-Em hiểu thế nào là đạo đức trong sáng?
-Lối sống như thế nào là thể hiện được chuẩn mực đạo đức đó?
-Ý nghĩa và tác dụng của liêm khiết trong cuộc sống?
HS trả lời 
GV chốt lại nội dung.
 Chuyển ý
HS làm bài tập 1, 2 SGK/8
HS cùng nhau làm bài, đại diện lớp sửa bài, các em khác nhận xét, bổ xung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án
I.Đặt vấn đề.
II.Nội dung bài học.
1. Thế nào là liêm khiết?
 Là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch,không hám danh,hám lợi,không bận tâmvề những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2. Ý nghĩa.
 -Làm con người thanh thản
 -Nhận được sự tin cậy, quý trọng
 -Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
III.Bài tập.
 Bài 1:Không liêm khiết:b,d,e.
 Bài 2:Tán thành:b,d.
 Không tán thành:a,c.
 4. Củng cố và luyện tập:
 Tổ chức trò chơi kể chuyện tiếp sức:Mỗi HS viết 1 câu cho đến khi câu chuyện hoàn chỉnh.
 Lớp nhận xét,rút ra bài học bản thân.
 GV kết luận toàn bài.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Bài cũ:
 -Học bài kết hợp SGK/8.
 -Làm bài tập còn lại SGK/8.
Bài mới:
 Chuần bị bài 3:Tôn trọng người khác.
 -Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/9.
 -Xem nội dung bài học và bài tập SGK/9,10.
 Chú ý tình huống sắm vai và trò chơi nhanh tay nhanh mắt.
V.Rút kinh nghiệm:
 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
Tiết: 3. Bài 3. 
Ngày dạy:..
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác; sự tôn trọng của người khác đối với mình và mình phải biết tôn trọng bản thân.
Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống.
Ý nghĩa của sự tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội.
2. Kĩ năng.
Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
Có hành vi rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh gia và điều khiển hành vi của mình cho phù hợp.
Thể hiện hành vi tôn trọng ngươì khác mọi lúc mọi nơi.
3. Thái độ.
Đồng tình ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác.
Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:Tranh thể hiện tính tôn trọng người khác, máy chiếu.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Nêu và giải quyết vấn đề , kích thích tư duy, tổ chức thảo luận nhóm
 Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ.
-Thế nào là liêm khiết? Ý nghĩa của liêm khiết?
-Kể 1 câu chuyện về liêm khiết .
=>
1. Là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch,không hám danh,hám lợi,không bận tâmvề những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2. Ý nghĩa.
 -Làm con người thanh thản
 -Nhận được sự tin cậy, quý trọng
 -Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
HS: kể chuyện.
3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
GV có thể đưa tình huống cho HS giải quyết hoặc chơi trò đóng vai-> dẫn vào bài học. 
GV chuyển ý vào phần 1.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Em có nhận xét gì về cách cưi xử, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?
Nhóm 3,4: Theo em trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, phê phán ? Vì sao?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét, chốt ý.
Chuyển ý.
GV: Qua nội dung đã phân tích , GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:
-Thế nào là tôn trọng người khác?
-Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác đối với đời sống hàng ngày?
-Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào?
HS trả lời
Các em khác nhận xét, bổ sung, lấy ví dụ thực tế bản thân, lớp, trường 
GV chốt lại nội dung.
Chuyển ý
HS làm bài tập 1,2 SGK trang 10.
HS cùng nhau làm bài, đại diện lớp sửa bài, các em khác nhận xét, bổ xung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là tôn trọng người khác?
Là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá lợi ích người khác, thể hiện lối ... ài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: GV dựa vào bài cũ để giới thiệu bài mới.
Chuyển ý.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Hãy nêu nhận xét của em về điều 74 Hiến pháp và điều 132 Bộ luật Hình sự.
Nhóm 3,4: Khoản 2, điều 132 của Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm gì của Pháp luật?
Nhóm 5,6: Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc huỷ hoại rừng bị xử lí như thế nào? Tại sao?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét , chốt ý, chuyển sang phần hai.
GV đặt câu hỏi:
- Pháp luật là gì?
- Giải thích về việc thực hiện đạo đức với thực hiện pháp luật về: 
+ Cơ sở hình thành.
+ Biện pháp thực hiện.
+ Không thực hiện sẽ bị xử lí như thế nào?
GV tiếp tục hỏi:
- Nhà trường đề ra nội quy để làm gì? Vì sao?
- Các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đề ra các quy định để làm gì? Vì sao?
- Xã hội đề ra pháp luật để làm gì? Vì sao?
GV: Từ các nhận xét trên, rút ra khái niệm Pháp luật.
GV: Nêu đặc điểm Pháp luật? Cho ví dụ.
HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế ở lớp, trường.
GV nhận xét, giải thích thêm từng đặc điểm của Pháp luật, cho thêm ví dụ, chốt ý.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm:
Pháp luật là qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
2. Đặc điểm của pháp luật:
- Tính qui phạm phổ biến.
- Tính xác định chặt chẽ.
- Tính bắt buộc.
 4. Củng cố và luyện tập.
 HS thảo luận bài tập 1 SGK trang 60, tự phân vai, lời thoại.
 Đại diện nhóm trình bày.
 Các nhóm khác nhận xét.
 GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 -Học bài kết hợp SGK trang 60.
Chuẩn bị phần còn lại:
 - Bản chất và vai trò của Pháp luật Việt Nam?
 - Làm bài tập còn lại SGK trang 61.
 Chú ý bài tập 4 SGK trang 61: So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về Cơ sở hình thành, hình thức thể hiện,biện pháp đảm bảo thực hiện.
V.Rút kinh nghiệm:
PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (TT)
Tiết:31 Bài :21 
Ngày dạy:..
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
- Nêu được pháp luật là gì?
- Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật.
- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. 
2. Kĩ năng.
- Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội.
- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ.
- Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. 
- Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập, máy chiếu nếu có.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
Dẫn giải.
Tự học tự tìm hiểu theo nhóm.
Thảo luận.
Tổ chức trò chơi.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi vài học sinh nhắc lại kiến thức cũ.
Các em khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét giới thiệu tiếp phần còn lại.
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Cho biết bản chất của Pháp luật Việt Nam? Phân tích vì sao? Cho ví dụ minh hoạ.
Nhóm 3,4: Vai trò của Pháp luật? Ví dụ minh hoạ.
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét, giải thích, cho thêm ví dụ minh hoạ, kết luận.
Ví dụ:
- Luật an toàn giao thông
- Các câu chuyện.
- Các quy định trong các điều luật.
GV qua phần thảo luận chúng ta rút ra bài học gì?
=> Sống, lao động, học tập theo Hiến pháp và pháp luật.
GV: Chuyển ý
HS làm bài tập 4 SGK trang 61.
N1: Cơ sở hình thành? Ví dụ.
N2: Hình thức thể hiện? Ví dụ.
N3: Biện pháp đảm bảo thực hiện? Ví dụ.
Đại diện nhóm làm bài, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
II. Nội dung bài học.
3. Bản chất Pháp luật Việt Nam: 
Thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động.
4. Vai trò Pháp luật:
- Là phương tiện quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.
- Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
III. Bài tập.
Đáp án: Phía dưới.
Đáp án bài tập 4 SGK trang 61.
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua các thế hệ.
Do Nhà nước ban hành.
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn.
Các văn bản Pháp luật như bộ luật, luật
Biện pháp đảm bảo thực hiện
Tự giác thông qua các dư luận củ xã hội: lên án, khuyến khích, khen chê.
Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe, cưỡng chế
 4. Củng cố và luyện tập.
 GV Tổ chức cho HS chơi trò “ Ai nhanh hơn” : Tìm tục ngữ, ca dao nói về Pháp luật.
 Lớp được chia làm 2 đội A và B Sau 3 phút đội nào tìm nhiều câu đúng sẽ là đội chiến thắng.
 Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài cũ:
 -Học bài kết hợp SGK trang 60.
 -Làm bài tập còn lại SGK trang 61.
Bài mới:
Xem các bài 13,14,15,16 chú ý liên hệ thực tế ở địa phương em về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học chuẩn bị tiết 32: Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học. 
V.Rút kinh nghiệm:
THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
Tiết:32 
Ngày dạy:..
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức.
Giúp HS hiểu sâu hơn các vấn đề về đạo đức và pháp luật xảy ra ở địa phương.
2. Kĩ năng.
Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, nắm bắt kiến thức thực tế của HS.
3. Thái độ.
Giáo dục ý thức thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức và những quy định của pháp luật.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên: Câu hỏi thực hành, phiếu học tập.
 2.Học sinh: Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Nêu vấn đề,tổ chức thảo luận nhóm,
 Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
*So sánh sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; hình thức thể hiện và biện pháp đảm bảo thực hiện.
=> 
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua các thế hệ.
Do Nhà nước ban hành.
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn.
Các văn bản Pháp luật như bộ luật, luật
Biện pháp đảm bảo thực hiện
Tự giác thông qua các dư luận củ xã hội: lên án, khuyến khích, khen chê.
Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe, cưỡng chế
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: GV giới thiệu tiết thực hành.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Em hãy kể những hình thức đánh bạc mà em biết. Ở lớp em, trường em có hiện tượng đánh bạc, uống rượu, hút chích ma tuý không và đề xuất biện pháp khắc phục.
Nhóm 3,4: Theo em những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? Em có những biện pháp gì để giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội và góp phần phòng chống tệ nạn xã hội?
Nhóm 5,6: Viết, phân vai và diễn tiểu phẩm chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội.
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét , đưa thêm dẫn chứng, giáo dục tư tưởng tình cảm, ý thức học sinh.
Nhóm 1,2:
- HS kể những trò chơi trong đó có ăn, có thua.Liên hệ ở lớp, trường.
- Hướng khắc phục: Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp đỡ nhau không sa vào tệ nạn xã hội.Tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Nhóm 3,4:
*Nguyên nhân:
- Khách quan.
- Chủ quan.
*Biện pháp:
- Sống giản dị, lành mạnh.
- Biết giữ mình, giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội.
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường, địa phương.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia.
Nhóm 5,6 :
HS tự viết, phân vai và diễn tiểu phẩm, rút ra bài học bản thân.
 4. Củng cố và luyện tập.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
*Học bài từ tiết 19 đến tiết 32 chuẩn bị tiết 33 ôn tập HKII.
V.Rút kinh nghiệm:
ÔN TẬP HỌC KÌ II
 Tiết:33. 
Ngày dạy:..
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
Củng cố lại kiến thức đã học. 
2. Kĩ năng.
Rèn kĩ năng liên hệ thực tế cho HS.
3. Thái độ.
Giáo dục tính tự giác, sáng tạo,trong học tập.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên: Câu hỏi ôn tập, phiếu học tập.
 2.Học sinh: Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Nêu vấn đề,tổ chức thảo luận nhóm,
 Thuyết trình, đàm thoại.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Ôn tập.
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: GV Gới thiệu tiết ôn tập.
Chuyển ý.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Năng động, sáng tạo là gì? Biểu hiện của năng động, sáng tạo?
Nhóm 2: Ý nghĩa, Cách rèn luyện năng động, sáng tạo?
Nhóm 3: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì? Ý nghĩa ? Trách nhiệm?
Nhóm 4: Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện? Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế ở lớp, trường.
GV nhận xét , kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 Xem từ tiết 1 đến tiết 33 chuẩn bị tiết 34 kiểm tra HKII.
V.Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBo giao an GDCD 8 hay.doc