Giáo án Hóa học 8 - Năm 2010 (chuẩn)

Giáo án Hóa học 8 - Năm 2010 (chuẩn)

I MỤC TIÊU :

 HS biết Hoá học là nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn khoa học quan trọng và bổ ích.

 Bước đầu HS biết được Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

 HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn.

IICHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :

- Giáo viên chuẩn bị máy chiếu và phim trong để chiếu các câu kết quan trọng của bài học lên màn hình.

- Giáo viên làm các thí nghiệm sau :

§ Thí nghiệm cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4

§ Thí nghiệm cho miếng kẽm vào dung dịch HCl.

§ Thí nghiệm cho một chiếc đinh sắt vào dung dịch CuSO4

- Giáo viên chuẩn bị cho 4 tổ (nhóm) mỗi bộ thí nghiệm gồm :

+ Một giá để ống nghiệm,ống hút, khay nhựa, ống hút

+ 3 ống nghiệm có dán nhãn

§ Ống 1 : đựng dd CuSO4

§ Ống 2 : đựng dd NaOH

§ Ống 3 : đựng dd HCl

+ một miếng nhôm, một chiếc đinh sắt sạch

- Giáo viên chuẩn bị hình vẽ “cách dùng đồ dùng bằng nhôm”

 

doc 163 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Năm 2010 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 1 Ngày soạn :15/8/2010	 
Tiết : 1 Ngày dạy : 17/8/2010
 Bài 1: MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
I MỤC TIÊU :
HS biết Hoá học là nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn khoa học quan trọng và bổ ích.
Bước đầu HS biết được Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn.
IICHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
Giáo viên chuẩn bị máy chiếu và phim trong để chiếu các câu kết quan trọng của bài học lên màn hình.
Giáo viên làm các thí nghiệm sau :
Thí nghiệm cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4 
Thí nghiệm cho miếng kẽm vào dung dịch HCl.
Thí nghiệm cho một chiếc đinh sắt vào dung dịch CuSO4 
Giáo viên chuẩn bị cho 4 tổ (nhóm) mỗi bộ thí nghiệm gồm :
+ Một giá để ống nghiệm,ống hút, khay nhựa, ống hút 
+ 3 ống nghiệm có dán nhãn
Ống 1 : đựng dd CuSO4
Ống 2 : đựng dd NaOH
Ống 3 : đựng dd HCl
+ một miếng nhôm, một chiếc đinh sắt sạch
Giáo viên chuẩn bị hình vẽ “cách dùng đồ dùng bằng nhôm”
 III HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đặt vấn đề giới thiệu qua về môn Hoá và cấu trúc chương trình bộ môn. Nêu mục tiêu của bài.
GV nhấn mạnh câu hỏi “Hoá học là gì?”
Bằng cách tiến hành một số thí nghiệm đơn giản sau:
Bước 1 : HS quan sát trạng thái, màu sắc của các dd sau được đặt trong ống nghiệm : CuSO4, NaOH, HCl và ghi kết quả nhận xét vào phiếu học tập của mỗi nhóm.
HS quan sát đặc điểm nhận biết của từng chất
Ống 1 : dd CuSO4 : màu xanh trong suốt
Ống 2 : dd NaOH : trong suốt, không màu.
Ống 3 : DD HCl : trong suốt, không màu
Bước 2 : 
- GV dùng ống hút nhỏ 5 – 7 giọt dd màu xanh (CuSO4) ở ống 1 sang ống 2 (dd NaOH) 
- GV Thả miếng kẽm vào ống nghiệm 3 (dd HCl) 
- Đặt nhẹ chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 2 (dd CuSO4), sau đó lấy chiếc đinh sắt ra và quan sát
HS : quan sát và nhận xét
- ống nghiệm 2 có chất mới màu xanh không tan tạo thành, dd không còn trong suốt)
- ống nghiệm 3 : miếng kẽm tan dần và có bọt khí
Ghi nhận xét vào trong phiếu học tập
- chiếc đinh sắt ở ống nghiệm1 có màu đỏ (phần tiếp xúc với dd)
GV : gọi đại diện 1 nhóm nêu kết luận.
HS : ở các TN trên đều có sự biến đổi của chất.
GV yêu cầu HS:
- Kể tên một số đồ dùng, vật dụng sinh hoạt trong gia đình làm từ sắt, nhôm, đồng, chất dẻo
HS : Chén, dĩa, cuốc, xẻng, giầy dép, xô chậu 
- Kể tên một số sản phẩm hoá học được dùng trong sản xuầt nông nghiệp.
HS : Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm.
- Kể tên những sản phẩm hoá học phục vụ trực tiếp cho việc học tập và bảo vệ sức khoẻ của gia đình em ?
HS : Sách vở, bút mực, tẩy, hộp bút, cặp 
GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi “muốn học tốt môn Hoá học em phải làm gì ?”
GV gợi ý HS trả lời
HS thảo luận theo nhóm và rút ra kết luận chung của nhóm.
Hoá học là gì ?
Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?
Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.
III. Các em phải làm gì để học tốt môn Hoá học ?
Tự thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
5. Củng cố :
Hoá học là gì ? Vì sao ta phải học Hóa học ?
Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào ?
4. Dặn dò:
Xem trước bài “Chất”
Tuần: 1 Ngày soạn : 16/8/2010	 
Tiết : 2 Ngày dạy : 18/8/2010
 Bài 2: CHẤT
I. MỤC TIÊU :
Hs phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể có chất và ngược lại.
Biết được cách quan sát , dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm  để nhận ra tính chất của chất.
Thực hiện TN để biết được tính chất của chất, cách sử dụng hoá chất
HS hứng thú, say mê môn Hoá học, thấy được sự quan trọng của Hoá học trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
Giáo viên :
Chuẩn bị cho HS thí nghiệm theo 4 nhóm : Thí nghiệm phân biệt cồn (rượu etilic) với nước.
Hoá chất : một miếng sắt, nước cất, muối ăn, cồn, 
Dụng cụ : Cân, cốc thuỷ tinh có vạch, kiềng đun, nhiệt kế, đũa thuỷ tinh.
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ  để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết : Hoá học là gì ? 
	 - Vai trò của Hoá học trong cuộc sống chúng ta? Phương pháp để học tốt môn Hoá học?
	Đáp án và biểu điểm
- Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.	(2.5 đ)
- Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. 	(2.5 đ)
	- Tự thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ. 	(2.5 đ)
	- Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học. 	(2.5 đ)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 :
GV : Các em hãy kể tên một số vật thể ở xung quanh chúng ta ?
HS kể : Bàn ghế, cây cỏ, sách vở, sông suối, rừng
GV : Các vật thể xung quanh chúng ra được chia ra làm 2 loại:
Vật thể tự nhiên
Vật thể nhân tạo
Yêu cầu HS phân loại các thể vừa ví dụ
GV ghi bảng theo sơ đồ
Vật thể
Vật thể nhân tạo
Vật thể 
tự nhiên
	Ví dụ :
Cây cỏ
Sông, suối
Không khí
Ví dụ :
Bàn ghế
Bút, sách vở
Lớp học
HOẠT ĐỘNG 2 :
GV : Thông báo cho HS biết mỗi chất có những tính chất nhất định
GV yêu cầu HS xác định tính chất vật lý , và tính chất hoá học của muối, sắt, dầu  bằng thí nghiệm và ghi theo bảng sau :
HS : thảo luận theo từng nhóm và hoàn thành bảng.
Chất có ở đâu ?
Chất có ở khắp nơi, đâu có vật thể là có chất.
Tính chất của chất :
Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm : Tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? 
+ Giúp nhận biết chất này với chất khác.
+ Biết cách sử dụng chất.
+ Biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất.
HOẠT ĐỘNG 3 : CỦNG CỐ
 + Chất co ùở đâu ?
+ Kể những tính chất của muối ăn mà em biết ?
+ Hướng dẫn HS làm BT 4/12
4. Hướng dẫn – bài tập :
+ Làm BT 5,6/12 – SGK.
Chất
Tiến hành TN
Tính chất của chất
Sắt
Quan sát
Chất rắn, màu trắng bạc 
Cho vào nước
Không tan trong nước
Cân đo thể tích 
Klượng riêng 
	m : k.lượng
	V : thể tích
Muối ăn
quan sát
Chất rắn, màu trắng
Cho vào nước khuấy đều
Tan trong nước
đốt
Không cháy được
Dầu hỏa
Quan sát
Cho vào nước
Đốt
Tuần: 2 Ngày soạn : 23/8/2010	 
Tiết : 3 Ngày dạy : 24/8/2010
 Bài 2: CHẤT (tt)
I. MỤC TIÊU :
 - HS phân biệt được chất và hỗn hợp, tính chất nhất định chỉ có trong chất tinh khiết còn hỗn hợp thì không.
HS biết được nước tự nhiên là hỗn hợp, nước cất là nước tinh khiết.
Biết cách tách hỗn hợp dựa vào tính chất của từng chất.
 - Làm cho HS hứng thú, say mê môn Hóa học, thấy được tầm quan trọng của môn Hóa học trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
	GV chuẩn bị :
TN để chứng tỏ nước cất là chất tinh khiết, còn nước khoáng, nước muối là hỗn hợp " hình thành khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp
TN tách riêng muối ăn ra khỏi nước muối dựa vào tính chất vật lý.
Hoá chất : Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên (ao, hồ, nước khoáng)
Dụng cụ :Bộ dụng cụ chưng cất nước tự nhiên (nếu có), đèn cồn, kiềng sắt, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, kẹp gỗ, đũa thủy tinh, ống hút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập về nhà của 5 -6 HS trong lớp.
 - Kiểm tra bài cũ 1 HS : “Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì ?
Đáp án và biểu điểm
- Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm : Tính chất vật lý và tính chất hóa học. (2,5 đ)
- Để biết được tính chất của một chất chúng ta có thể dùng 3 cách: quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm. (2,5 đ)
- Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi:
+ Giúp nhận biết chất này với chất khác. (2,5 đ)
+ Biết cách sử dụng chất.
+ Biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất. (2,5 đ)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 :
GV: hướng dẫn HS làm TN để phân biệt nước cất, nước khoáng và nước ao hồ.
+ Dùng ống hút nhỏ lên tấm kính
Tấm kính 1 : 1 – 2 giọt nước cất
Tấm kính 2 : 1- 2 giọt nước ao, hồ
Tấm kính 3 : 1 – 2 giọt nước khoáng
+ Đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước từ từ bay hơi hết
HS : Nhận xét kết quả
Tấm kính 1 : không có vết cặn
Tấm kính 2 : có vết cặn.
Tấm kính 3 : có vết cặn mờ.
GV : Các em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước ao hồ và nước khoáng ?
HS quan sát các hiện tượng và ghi nhận lại
Nước cất không có lẫn chất khác.
Nước khoáng và nước ao hồ có lẫn chất khác.
GV : Hướng HS hình thành 2 khái niệm hỗn hợp và chất tinh khiết.
 HOẠT ĐỘNG 2 : 
GV : yêu cầu HS cho ví dụ minh hoạ về hỗn hợp.
Trình bày cách pha hỗn hợp nước muối, nước đường 
HS : hình thành khái niệm hỗn hợp
GV : Muốn tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối ta phải làm như thế nào ?
HS : Các nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
GV : Làm TN đun hỗn hợp muối ăn.
 Vì sao nước sôi và bay hơi trước muối ?
 HS : Do t0 sôi của nước là 1000C, t0 sôi của muối là 1400C
GV : Vậy ta dựa vào tính chất nào của nước và muối để tách tách hỗn hợp ?
HS : Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của chúng.
III. Chất tinh khiết và hỗn h ... u cầu hS nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách tính theo CTHH	
4. Dặn dò
	Bài tập về nhà :1, 2, 3, 4, 5 – SGK/71
ĐỀ BÀI:
Đề 1 
Câu 1 : Hãy định nghĩa phản ứng thế ? Cho ví dụ minh họa ?
Câu 2 : Hãy chỉ ra mệnh đề nào đúng :
Có phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự khử 
Có phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự oxi hóa
Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình trái ngược nhau nhưng cùng tồn tại đồng thời trong một phản ứng oxi hóa khử.
Trong phản ứng oxi hóa khử có chất khử và chất oxi hóa cùng tham gia phản ứng.
Câu 3 : Do tính chất nào của Hiđrô mà Hiđrô được ứng dụng để :
Tính chất
Ứng dụng
Hàn cắt kim loại
Bơm vào bóng bay, nạp vào khí cầu.
Điều chế một số oxit kim loại từ oxit của chúng
Câu 4 : Hình vẽ (1) và (2) mô tả việc chuyển khí Hiđrô từ bình A 
sang bình B. Hãy chọn cách làm đúng và giải thích ?	 H2
	 H2	 
	H2
	 	(1) (2) 
Câu 5 :Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử thì chỉ ra đâu là chất khử, đâu là chất oxi hóa 
a. Sắt + axit clohiđric Sắt (II) clorua + Hiđrô 
b. Nhôm + Sắt (III) oxit sắt + Nhôm oxit
c. Thủy ngân oxit + Hiđrô Thủy ngân + Nước 
d. Canxicacbonat Canxioxit + Khí Cacbonic
Câu 6 : Người ta cho 13g kẽm vào cốc đựng 18,25g dung dịch axit clohiđric, hỏi :
Sau phản ứng, chất nào còn thừa với khối lượng là bao nhiêu gam ?
Khối lượng các chất còn lại trong cốc ?
(Biết Zn = 65, Cl = 35,5, H = 1)
Đề 2
Câu 1 : Hãy định nghĩa phản ứng oxi hóa khử ? Cho ví dụ minh họa ?
Câu 2 : Hãy chỉ ra mệnh đề nào đúng :
Trong phản ứng thế chỉ có một chất được tạo thành
Sản phẩm tạo thành trong phản ứng thế phải có một chất là H2
Trong phản ứng thế, nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất
Phản ứng thế xảy ra giữa đơn chất và hợp chất.
Câu 3 :Thu khí Hiđrô vào 3 lọ để nghiên cứu tính chất của nó, các bạn đã để trên giá thí nghiệm như sau :
Theo em cách nào là hợp lý nhất, vì sao ?
Câu 4 : Do tính chất nào của Hiđrô mà người ta ứng dụng để :
Tính chất
Ứng dụng
Thu Hiđrô bằng cách đẩy không khí ra khỏi ống nghiệm úp ngược
Thu Hiđrô bằng cách đẩy nước ra khỏi lọ úp ngược 
Điều chế một số kim loại
Câu 5 :Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử thì chỉ ra đâu là chất khử, đâu là chất oxi hóa 
Kali clorat Kali clorua + oxi
nhôm + axit sunfuric loãng nhôm sunfat + Hiđrô
Sắt (III) oxit + cacbon oxit sắt + khí cacbonic
Magie + Cacbonic Magie oxit + Cacbon 
Câu 6 : Người ta dùng 3,36 lit Hiđrô để khử 43,4g thủy ngân oxit HgO
Sau phản ứng chất nào còn thừa với khối lượng bao nhiêu gam ?
Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng ?
(Biết Hg = 201, O = 16, Hiđrô = 1)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Đề 2 : 
Câu 1 :	Định nghĩa đúng	0.5
	Ví dụ	0.5
Câu 2 :	Chọn c, d	0.5
Câu 3 : 	Chọn hình 3	0.5
	Giải thích	0.5
Câu 4 :	Điền 3 tính chất	1
Câu 5 :	a. 2KClO3 2KCl + 3O2	(pư phân huỷ)	0.75
	b. 2Al + 6 HCl 2 AlCl3 + 3H2	(pư thế)	0.75
	c. Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2	(pư oxihk)	0.75
	Fe3O4 : Chất oxih ; CO :Chất khử	0.25
	d. 2Mg + CO2 2MgO + C	(pư oxihk)	0.75
	Mg : chất khử ; CO2 : Chất oxih	0.25
Câu 6 : PTHH HgO + H2 Hg + H2O	0.5
	Số mol H2 = 0.15 ; Số mol HgO = 0.2	0.5
	a. HgO dư ; Khối lượng dư : 10.85 g	1
	b. khối lượng chất rắn : 41 g	1	
Đề 1 : 
Câu 1 :	Định nghĩa đúng	0.5
	Ví dụ	0.5
Câu 2 :	Chọn c, d	0.5
Câu 3 :	Điền 3 tính chất	1
Câu 4 : 	Chọn hình 1	0.5
	Giải thích	0.5
Câu 5 :	a. Fe + 2HCl FeCl2 + H2	(pư thế)	0.75
	b. 2Al + Fe2O3 2Fe + Al2O3 	(pư oxihk)	0.75
	Fe3O4 : Chất oxih ; Al :Chất khử	0.25
	c. HgO + H2 Hg + H2O	(pư oxihk)	0.75
	HgO : Chất oxih ; H2 :Chất khử	0.25	d. CaCO3 CaO + CO2	(pư Phân hủy)	0.75
Câu 6 : PTHH Zn + 2HCl ZnCl2 + H2	0.5
	Số mol Zn = 0.2 ; Số mol HCl = 0.5	0.5
	a. HCl dư ; Khối lượng dư : 3.65 g	1
	b. khối lượng hỗn hợp : 9.09 g
	1	
Họ và tên:.
 .
Lớp :..
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
MÔN: HOÁ HỌC. LỚP 8
Thời gian 45 phút
Điểm:
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm) 
Nối những ý ở cột A với những ý ở cột B sao cho phù hợp:
A
B
A+B
Nước là hợp chất tạo bởi
Nước là chất lỏng khơng màu,
Dung dịch bazơ
Dung dịch axit 
làm đổi màu quì tím thành đỏ 
làm đổi màu quì tím thành xanh 
khơng mùi, khơng vị
2 nguyên tố: H và O
a + 
b + 
c + 
d +
Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau các từ, cụm từ thích hợp
Chất chiếm ..(1).. của chất khác là chất khử, chất (2).. cho chất khác gọi là chất oxi hố. Sự tách ..(3).. ra khỏi hợp chất là ..(4)., sự tác dụng của oxi với một chất gọi là ..(5).Phản ứng oxi hĩa - khử là (6).. trong đĩ xảy ra đồng thời sự (7).. và (8).
* Hãy khoanh trịn chữ Đ (nếu em cho là đúng) và chữ S ( nếu em cho là sai) 
Cho các PTHH sau:
4K + O2 2K2O	3. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
4P + 5O2 2P2O5 	4. Na2O + H2O 2NaOH
a. Các phản ứng trên đều là phản ứng hố hợp 	Đ	S
b. Trường hợp 3 là phản ứng thế	Đ	S
c. Trường hợp 1,2,4 là phản ứng hố hợp	Đ	S
d. Trường hợp 2 là phản ứng phân huỷ	Đ	S
4. Cho các CTHH của các chất sau: SO2, SO3, H3PO4, NaOH, Ca(OH)2, H2SO4.
a. Tất cả là oxit	Đ	S
b. Tất cả là bazơ	Đ	S
c. Tất cả là axit 	Đ	S
d. SO2, SO3 là oxit	Đ	S
e. NaOH, Ca(OH)2 là bazơ	Đ	S
f. H3PO4, H2SO4 là axit	Đ	S
* Hãy chọn phương án đúng a, b, c hoặc d
5. Cĩ 4 lọ đựng riêng biệt: nước cất, dung dịch axit sufuric H2SO4, dung dịch natri hidroxit NaOH, dung dịch muối ăn NaCl. Bằng cách nàog cĩ thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ.
a. Giấy quì tím	c. Nhiệt phân và phenolphtalein
b. Giấy quì tím và đun cạn	d. Dùng dụng dịch NaOH
6. Cho 28,4g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g H2O để tạo thành axit photphoric H3PO4. Khối lượng axit H3PO4 tạo thành lả:
a. 39g	b. 40g	c. 39,2g	d. 118,4g
7. Trong số những chất dưới đây, chất nào làm quì tím chuyển sang màu xanh:
a. Đường	b. Muối ăn	c. Nưới vơi	d. Dấm ăn
8.Phản ứng hố học của hidro với các oxit kim loại xảy ra như sau:
1. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O	2. Ag2O + H2 2Ag + H2O
3. Cr2O3 + 3H2 2Cr + H2O
Trong đĩ: a. Fe3O4, Ag2O, H2 là chất khử 	c. Fe3O4, Ag2O, Cr2O3 là chất oxi hố
Fe3O4, Ag2O, H2 là chất oxi hố	d. H2 là chất oxi hố
PHẦN TỰ LUẬN (6điểm)
(1đ)Từ các chất KClO3, Fe, Cu, và dung dịch axit HCl, hãy điều chế các chất cần thiết để thực hiện các biến đổi sau:	Cu CuO Cu
(2đ)Viết công thức hoá học của các axit mà trong phân tử lần lượt có các gốc axit sau: Br(I), NO2(I), Cl(I), ClO(I), MnO4(I). 
(3đ)Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hidro để khử sắt(III) oxit và thu được 11,2g sắt.
Viết phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra.
Tính khối lượng sắt(III) oxit đã phản ứng.
Tính thể tích khí hidro đã tiêu thụ được (đktc).
(Biết Fe=56, O=16, H=1, P=31)
Họ và tên:.
 .
Lớp :..
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
MÔN: HOÁ HỌC. LỚP 8
Thời gian 45 phút
Điểm:
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4điểm) 
* Hãy khoanh trịn chữ Đ (nếu em cho là đúng) và chữ S ( nếu em cho là sai) 
1. Cho các CTHH của các chất sau: SO2, SO3, H3PO4, NaOH, Ca(OH)2, H2SO4.
a. SO2, SO3 là oxit	Đ	S
b. H3PO4, H2SO4 là axit	Đ	S
c. NaOH, Ca(OH)2 là bazơ	Đ	S
d. Tất cả là bazơ 	Đ	S
e. Tất cả là axit 	Đ	S
f. Tất cả là oxit 	Đ	S
2. Cho các PTHH sau:
4K + O2 2K2O	3. 4P + 5O2 2P2O5 
2Na + 2H2O 2NaOH + H2 	4. Na2O + H2O 2NaOH
a. Trường hợp 1,3,4 là phản ứng hố hợp	Đ	S
b. Trường hợp 3 là phản ứng phân huỷ	Đ	S
c. Các phản ứng trên đều là phản ứng hố hợp 	Đ	S
d. Trường hợp 2 là phản ứng thế 	Đ	S
3. Nối những ý ở cột A với những ý ở cột B sao cho phù hợp:
A
B
A+B
Nước là hợp chất tạo bởi
Nước là chất lỏng khơng màu,
Dung dịch bazơ
Dung dịch axit 
khơng mùi, khơng vị
2 nguyên tố: H và O
làm đổi màu quì tím thành đỏ 
làm đổi màu quì tím thành xanh
a + 
b + 
c + 
d +
4. Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau các từ, cụm từ thích hợp
Phản ứng oxi hĩa - khử là ..(1).. trong đĩ xảy ra đồng thời sự (2).. và ..(3).. Sự tách..(4)., ra khỏi hợp chất là ..(5).sự tác dụng của oxi với một chất gọi là(6).. Chất chiếm (7).. của chất khác là chất khử, chất(8). cho chất khác gọi là chất oxi hố. 
* Hãy chọn phương án đúng a, b, c hoặc d
5. Trong số những chất dưới đây, chất nào làm quì tím chuyển sang màu xanh:
a. Muối ăn	b. Đường 	c. Dấm ăn	d. Nưới vơi 
6. Phản ứng hố học của hidro với các oxit kim loại xảy ra như sau:
1. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O	2. Ag2O + H2 2Ag + H2O
3. Cr2O3 + 3H2 2Cr + H2O
Trong đĩ:
H2 là chất oxi hố	c. Fe3O4, Ag2O, H2 là chất oxi hố
b. Fe3O4, Ag2O, Cr2O3 là chất oxi hố 	d. Fe3O4, Ag2O, H2 là chất khử 
7. Cĩ 4 lọ đựng riêng biệt: nước cất, dung dịch axit sufuric H2SO4, dung dịch natri hidroxit NaOH, dung dịch muối ăn NaCl. Bằng cách nào cĩ thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ.
a. Nhiệt phân và phenolphtalein	c. Giấy quì tím 
b. Dùng dụng dịch NaOH	d. Giấy quì tím và đun cạn 
8.Cho 28,4g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g H2O để tạo thành axit photphoric H3PO4. Khối lượng axit H3PO4 tạo thành lả:
a. 118,4g	b. 40g	c. 39,2g	d. 39g 
PHẦN TỰ LUẬN (6điểm)
(1đ)Từ các chất KClO3, Fe, Zn, và dung dịch axit H2SO4, hãy điều chế các chất cần thiết để thực hiện các biến đổi sau: 	Fe Fe3O4 Fe
2. (2đ) Viết công thức hoá học của các bazơ mà trong phân tử lần lượt có các kim loại sau: Mg(II), Fe(II), Al(III), Zn(II), Fe(III).
3. (3đ)Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hidro để khử sắt(III) oxit và thu được 5,6g sắt.
Viết phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra.
Tính khối lượng sắt(III) oxit đã phản ứng.
Tính thể tích khí hidro đã tiêu thụ được (đktc).
(Biết Fe=56, O=16, H=1, P=31)
ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4điểm) 
(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)	
Câu 1: a + 4, b + 3, c + 2, d + 1
Câu 2: 1- Oxi, 2- nhường, 3 – oxi, 4 - chất khử, 5 - chất oxi hố, 6 - phản ứng hố học, 7 - sự oxi hố, 8 - sự khử
Câu 3:	a. S	b. Đ	c. Đ	d. S
Câu 4: 	a. Đ	b. Đ	c. Đ	d. S	e. S	f. S
a
b
c
d
Câu 5
X
Câu 6
X
Câu 7
X
Câu 8
 X
PHẦN TỰ LUẬN (6điểm)
1. 	2KClO3 2KCl + 3O2	(0,25đ)
	Cu + 3O2 CuO	(0,25đ)
	Fe + HCl FeCl2 + H2	(0,25đ)
CuO + H2 Cu + H2O 	(0,25đ)
2. HBr, HNO2, HCl, HClO, HMnO4	(2đ)
3. a. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O	(0,5đ)
 b. nFe = = 0,2mol	(0,5đ)
 	 nFe2O3 = nFe = 0,1mol	(0,5đ)
 	 mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16g	(0,5đ)	
 	c. = nFe = 0,15mol	(0,5đ)
	 	 = 0,15 x 22,4 = 3,36(l)	(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Hoa 8chuan.doc