Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

- Hs nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi.

- Hs quan sát nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.

- Hs: Nếu hộp không có áp suất bên ngoài thì hộp sẽ phồng ra và vỡ.

- Khi hút sữa thì áp suất trong hộp giảm, hộp méo khi đó áp suất bên ngoài lớn hơn áp suất bên trong.

- Hs HĐN làm thí nghiệm và nêu hiện tượng, giải thích hiện tượng:

+ Hiện tượng: Nước không tụt xuống

+ Giải thích: Ta có PCL = P0 (P0 là áp suất khí quyển).

+ C3: P0 + PCL > P0. Nên chất lỏng tụt xuống.

- Hs giải thích: Áp suất trong quả cầu bằng 0. Áp suất bên ngoài bằng áp suất khí quyển nên ép 2 nửa bán cầu. Do Pngựa < p0="" nên="" ngựa="" khộng="" kéo="" được="" 2="" bán="" cầu="" rời="">

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển.
Giải thích được cách đo áp suất của thí nghiệm Torixenli và một số hiện tượng đơn giản.
Hiểu được vì sao áp suất khí quyển thường được tính bằng độ cao của cột thuỷ ngân và biến đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2.
2. Kỹ năng:
Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và KT để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, hợp tác làm thí nghiệm.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 (08 phút).
 Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập.
- Gv nêu câu hỏi kiểm tra:
? Làm bài tập 8.1 – 8.3 (sbt).
? Chữa bài tập 8.5 (sbt).
- Gv vào bài mới như sgk.
- 2Hs lên bảng làm bài tập kiểm tra.
- Hs nhận xét.
Hoạt động 2 (17 phút). 
Nghiên cứu để chứng minh sự tồn tại áp suất khí quyển.
 - Gv yêu cầu Hs đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
? Tại sao có sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Gv làm thí nghiệm 1 sgk để chứng minh điều này.
+ Gv gợi ý: Nếu không có áp suất khí quyển bên ngoài hộp thì có hiện tượng gì xảy ra với hộp.
- Gv chốt kiến thức và chia 2 bàn thành 1 nhóm yêu cầu Hs làm thí nghiệm 2 (sgk).
- Yêu cầu đại diện nhóm phát biểu. GV nhận xét kết quả hoạt động nhóm và chốt kiến thức.
- Gv làm tiếp thí nghiệm 3 sgk.
? Quan sát và nêu hiện tượng sảy ra. Giải thích hiện tượng.
? Khi lên cao , xuống thấp áp suất khí quyển tăng giảm thế nào? Điều này ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?
- Gv chốt: Khi lên cao áp suất khí quyển giảm.ở áp suất thấp,lượng ô xi trong máu giảm ảnh hưởng đến sự sống con người và động vật. Khi xuống hầm sâu, áp suất khí quyển tăng gây ra các áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và màng nhĩ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
? Vậy ta có biện pháp nào để bảo vệ sức khỏe con người?
ĐVĐ: Vậy đo độ lớn của áp suất khí quyển như thế nào.
- Hs nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi.
- Hs quan sát nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
- Hs: Nếu hộp không có áp suất bên ngoài thì hộp sẽ phồng ra và vỡ.
- Khi hút sữa thì áp suất trong hộp giảm, hộp méo khi đó áp suất bên ngoài lớn hơn áp suất bên trong...
- Hs HĐN làm thí nghiệm và nêu hiện tượng, giải thích hiện tượng:
+ Hiện tượng: Nước không tụt xuống
+ Giải thích: Ta có PCL = P0 (P0 là áp suất khí quyển).
+ C3: P0 + PCL > P0. Nên chất lỏng tụt xuống.
- Hs giải thích: Áp suất trong quả cầu bằng 0. Áp suất bên ngoài bằng áp suất khí quyển nên ép 2 nửa bán cầu. Do Pngựa < P0 nên ngựa khộng kéo được 2 bán cầu rời nhau
- Hs trả lời
- Biện pháp: tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ô xi.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố( 17 phút). .
_ Gv yêu cầu Hs giải thích C8 – C12 (sgk).
- Hs trả lời lần lượt:
+ C8: Pcột nước < áp lực do ASKQ (P0) gây ra.
+ C9: Giải thích tương tự C3.
+ C10: P0 = PHg = d.h ( như C7).
+ C11: P0 = PNước = d.h 
+ C12: Không tính ASKQ theo p = d.h vì h không xác định được.....
- Gv nêu câu hỏi củng cố bài:
? Tại sao mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển.
- Hs trả lời các câu hỏi củng cố.
- Hs đọc phần ghi nhớ sgk.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà (3 phút).
- Học thuộc phần ghi nhớ (sgk), giải thích được sự tồn tại của áp suất khí quyển.
 - Giải thích tại sao đo P0 =PHg trong ống.
- Làm bài tập 9.1- 9.6(sbt)
- Đọc thêm mục “ Có thể em chưa biết”.
- Tìm thêm các ví dụ có liên quan đến áp suất khí quyển trong thực tế.
HS nghe GV hướng dẫn về nhà
- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11.doc