Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 59: Hình hộp chữ nhật - Võ Thị Thiên Hương

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 59: Hình hộp chữ nhật - Võ Thị Thiên Hương

- Gv giới thiệu nội dung chương:

Trong chương IV chúng ta học về hình lăng trụ đứng và hình chóp đều. Đó là những hình mà các điểm của chúng không cùng nằm trong 1 mặt phẳng.

- Gv giới thiệu hình hộp chữ nhật

 - Trong thực tế đời sống có rất nhiều vật

 thể có hình dạng của hình hộp chữ nhật.

 Hãy nêu 1 số ví dụ

 - Cho biết hình hộp chữ nhật có bao nhiêu

 mặt, mỗi mặt là hình gì?

 - Trong 1 hình hộp chữ nhật có bao nhiêu

 đỉnh, và cạnh?

- Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là 2 đáy, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên.

 - Quan sát khối rubic là hình lập phương

 có 6 mặt là những hình gì? Vì sao hình lập

 phương cũng là hình hộp chữ nhật?

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 59: Hình hộp chữ nhật - Võ Thị Thiên Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 h229
 G v : Võ thị Thiên Hương Ngày soạn : . . . . . . . . 
 Tiết : 5 9 Ngày dạy : . . . . . . . . 
 I/- Mục tiêu : 
 HS thông qua trực quan phát hiện được các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
 Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của 1 hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật.
 Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu.
 II/- Chuẩn bị : 
 * Giáo viên : - Mô hình của hình hộp chữ nhật; mô hình hình lập phương, một số hình lập phương có sẵn trong thực tế như : bao 
 diêm, hộp phấn, hộp bánh. Bảng phụ vẽ sẵn hình . Thước thẳng, phấn màu .
 * Học sinh : Bảng nhóm, thước thẳng, êke .
 III/- Tiến trình : 
 * Phương pháp : Vấn đáp để phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp với thực hành theo hoạt động cá nhân hoặc nhóm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
BỔ SUNG
 HĐ 1 : Hình hộp chữ nhật (15 phút)
- Gv giới thiệu nội dung chương: 
Trong chương IV chúng ta học về hình lăng trụ đứng và hình chóp đều. Đó là những hình mà các điểm của chúng không cùng nằm trong 1 mặt phẳng.
- Gv giới thiệu hình hộp chữ nhật
 - Trong thực tế đời sống có rất nhiều vật 
 thể có hình dạng của hình hộp chữ nhật. 
 Hãy nêu 1 số ví dụ
 - Cho biết hình hộp chữ nhật có bao nhiêu 
 mặt, mỗi mặt là hình gì?
 - Trong 1 hình hộp chữ nhật có bao nhiêu 
 đỉnh, và cạnh?
- Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là 2 đáy, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên.
 - Quan sát khối rubic là hình lập phương 
 có 6 mặt là những hình gì? Vì sao hình lập 
 phương cũng là hình hộp chữ nhật?
- Hs quan sát, trả lời theo dẫn dắt của gv.
- Hs nêu VD: Các vật có hình dạng là hình hộp chữ nhật: Các thùng chứa hàng; hồ cá; hộp phấn ; . . .
Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi 
 mặt đều là hình chữ nhật.
 - Một hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh và 
 12 cạnh.
- Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông. Vì hình vuông cũng là hình chữ nhật, nên hình lập phương cũng là hình hộp chữ nhật.
1. Hình hộp chữ nhật :
+ Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình chữ nhật.
 + Hình hộp chữ nhật có: 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
 + Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là 2 đáy, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên.
 + Hình lập phương là h/hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông.
 h230
 HĐ 2 : Mặt phẳng và đường thẳng (12 phút)
 - Nếu phải vẽ 1 hình hộp chữ nhật thì làm 
 như thế nào?
 Vẽ hình chữ nhật ABCD nhìn phối cảnh trong không gian thành hình bình hành ABCD
- Vẽ hình chữ nhật AA’D’D.
 Vẽ CC’// DD’ và CC’= DD’. Nối C’D’.
 Vẽ các nét khuất BB’//= AA’; A’B’; B’C’.
 - Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ thì 2 đáy là ABCD và A’B’C’D’ còn cạnh AA’; BB’; CC’; DD’ là các chiều cao. Hoặc 2 đáy là AA’B’B và DD’C’C thì chiều cao là đoạn nào?
 - Kể tên các mặt, các đỉnh, và các cạnh của 
 hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’?
- Khi hình hộp chữ nhật có 2 đáy là AA’B’B và DD’C’C thì chiều cao là đoạn AD,  
- Có 6 mặt: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; BCC’B’; CC’C’D; DAA’D’.
 Có 8 đỉnh: A; B; C; D; A’; B’; C’; D’.
 Có 12 cạnh: AB; AA’; AD; BC; 
2. Mặt phẳng và đường thẳng : 
 - Có 6 mặt: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; BCC’B’; CC’C’D; DAA’D’ là các mặt phẳng trải ra vô tận.
 - Có 8 đỉnh: A; B; C; D; A’; B’; C’; 
 D’ là các điểm.
- Có 12 cạnh: AB; AA’; AD; BC;  như là các đoạn thẳng.
 h231 
 HĐ 3 : Củng cố (16 phút)
 - Bài tập 1 trang 96 SGK (hình 72)
 - Gv gọi hs lần lượt trả lời 
- Bài tập 2 trang 96 SGK (hình 73)
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi
a) Nếu O là trung điểm của đoạn CB1 thì O có là điểm thuộc đoạn BC1 hay không?
b) K là điểm thuộc cạnh CD thì liệu K có thể là điểm thuộc cạnh BB1 hay không?
 - Bài tập 3 trang 97 SGK 
 A B
 D	 	5cm C 4cm
 3cm
 A1 B1
 D1 C1 
 Tính DC1 và CB1 ?
- Gv cho hs thảo luận nhóm trong 5’.
- Gv kiểm tra bài làm các nhóm và chọn ra hai bài làm tốt cho hs lên trình bày.
- Gv sửa bài cho hs và lưu ý ta có thể kết hợp hình học phẳng để tính toán trong hình học không gian.
- Hs trả lời:
 A B
 D	 C
 M N
 Q P 
 AB = DC = PQ = MN
 AM = DQ = CP = BN
 AD = MQ = NP = CB
 A B
 D	K	 C
 O
 A1 B1
 D1 C1 
- Hs thảo luận nhóm đôi :
a) Vì CBB1C1 là hình chữ nhật nên O là trung điểm của đướng chéo CB1 thì O cũng là trung điểm của BC1.
b) K là điểm thuộc cạnh CD thì K không thể là điểm thuộc cạnh BB1 .
- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv
 .
.
- Hai hs đại diện hai nhóm lần lượt lên trình bày từng câu. Hs lớp theo dõi, nhận xét.
- Bài tập 3 trang 97 SGK 
 Vì CDD1C1 và CBB1C1 là hình chữ nhật nên D1DC1 vuông tại D và BB1= CC1 = 3cm 
 = DC2 +
 = 52 + 32 = 34 
 DC1= cm
 Vì CBB1C1 là hình chữ nhật nên CBB1 vuông tại B
 = BC2 +
 = 42 + 32 = 25 
 CB1 = 5 cm
 h232 
 IV/- Hướng dẫn về nhà : (2 phút) 
 - Tự vẽ một số hình hộp chữ nhật và thông qua đó nắm chắc các khái niệm về hình hộp chữ nhật.
 - Giải các bài tập: 3, 4/97 và 1, 3, 5/105 (SBT).
 - Ôn lại công thức diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
 V/- Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docT59C4HH8.doc