Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 55 đến 70 - Năm học 2011-2012 - Bùi Đình Toàn

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 55 đến 70 - Năm học 2011-2012 - Bùi Đình Toàn

- GV để các mô hình lên bàn.

- GV: Hãy quan sát và chỉ ra các mô hình đã được học ở tiểu học.

- HS thực hiện và đọc tên mô hình : Hình hộp chữ nhật ; hình lập phương.

3) Giảng bài mới:

Hoạt động 1:

- GV đưa hình vẽ hình hộp chữ nhật lên cho HS quan sát.

(?) Hãy cho biết các yếu tố tương ứng với các mủi tên trên hình là gì?

- HS:Tương ứng với các mủi tên từ trên xuống là đỉnh, mặt, cạnh của hình hộp c.nhật.

-GV đưa mô hình hình hộp chữ nhật.

(?) Hãy chỉ vào mô hình các mặt của hình hộp chữ nhật và cho biết một hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt ? Mỗi mặt là hình gì?

- HS: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi mặt là 1 hình chữ nhật.

 GV ghi bảng.

- Tương tự GV gọi HS chỉ vào mô hình đâu là đỉnh, đâu là cạnh và một hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh.

(?) Hãy chỉ ra 2 mặt không có cạnh chung.

 GV giới thiệu hai mặt đối diện, hai đáy, các mặt bên của hình hộp chữ nhật.

(?) Nếu nói hình lập phương là hình hộp chữ nhật đúng hay sai?

 

doc 30 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 55 đến 70 - Năm học 2011-2012 - Bùi Đình Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4	 HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH CHÓP ĐỀU
Ngày dạy: 05/04/2012
Tiết 55:	HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ( trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
- Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật.
- Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Mô hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, hình chóp, bảng kẻ ô vuông.
- Học sinh : Các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ:
- GV để các mô hình lên bàn.
- GV: Hãy quan sát và chỉ ra các mô hình đã được học ở tiểu học.
- HS thực hiện và đọc tên mô hình : Hình hộp chữ nhật ; hình lập phương.
3) Giảng bài mới:
Hoạt động 1:
- GV đưa hình vẽ hình hộp chữ nhật lên cho HS quan sát.
(?) Hãy cho biết các yếu tố tương ứng với các mủi tên trên hình là gì?
- HS:Tương ứng với các mủi tên từ trên xuống là đỉnh, mặt, cạnh của hình hộp c.nhật.
-GV đưa mô hình hình hộp chữ nhật.
(?) Hãy chỉ vào mô hình các mặt của hình hộp chữ nhật và cho biết một hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt ? Mỗi mặt là hình gì?
- HS: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi mặt là 1 hình chữ nhật.
 GV ghi bảng.
- Tương tự GV gọi HS chỉ vào mô hình đâu là đỉnh, đâu là cạnh và một hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh.
(?) Hãy chỉ ra 2 mặt không có cạnh chung.
 GV giới thiệu hai mặt đối diện, hai đáy, các mặt bên của hình hộp chữ nhật.
(?) Nếu nói hình lập phương là hình hộp chữ nhật đúng hay sai?
- HS: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật và có 6 mặt là hình vuông mà hình vuông là hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS đưa các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
-Gọi HS chỉ ra các mặt đối diện.
Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn HS vẽ hình hộp chữ nhật ABCD. A’B’C’D’ trên bảng kẻ ô vuông.
- GV đưa bài tập ? lên 
- HS quan sát 2 phút.
- Gọi lần lượt 3 HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV đặt hình hộp chữ nhật lên bàn yêu cầu HS xác định 2 đáy và dùng thước do khoảng cách giữa hai đáy GV giới thiệu chiều cao của hình hộp chữ nhật.
- GV lưu ý: Tuỳ theo cách xác định mặt đáy mà chiều cao có thể thay đổi.
- GV giới thiệu điểm đoạn thẳng, một phần mặt phẳng như SGK.
- Lưu ý: Trong không gian đường thẳng kéo dài vô tận về 2 phía, mặt phẳng trải rộng về mọi phía.
4) Củng cố và luyện tập
- GV đưa bài tập 1, 2/ 96 SGK.
Cho HS thảo luận nhóm 5 phút.
Nhóm 1, 2, 3: bài tập 2.
Nhóm 4, 5 6: Bài tập 1.
Gọi đại diện 2 nhóm trình bày.
HS nhận xét.
GV nhận xét. 
Đỉnh 
mặt
Cạnh 
1/ Hình hộp chữ nhật:
-Một hình hộp chữ nhật có 6 mặt ( mỗi mặt là một hình chữ nhật) ; 8 đỉnh; 12 cạnh.
-Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là 2 mặt đối diện có thể xem là mặt đáy của hình hộp chữ nhật, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên.
Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình vuông.
2/ Đường thẳng và mặt phẳng:
A
B
B’
C’
C
A’
D’
D
Ta xem:
Các đỉnh A, B,  như là các điểm.
Các cạnh AB, AC.. như là các đoạn thẳng.
Các mặt ABCD, A’B’C’D’  như là một phần các mặt phẳng .
Đường thẳng đi qua hai điểm A và B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó.
Bài tập 1/96:
AB= MN= QP = DC
BC= NP= MQ= AD
AM= BN= CP= AD
Bài tập 2/96:
a/ Vì CBC1B1 là hình chữ nhật mà O là trung điểm của đường chéo CB1 nên O cũng là trung điểm đường chéo BC1. Vậy O CB1
b/ K là điểm thuộc cạnh CD thì K không thể là điểm thuộc cạnh BB1.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học bài theo vở ghi kết hợp SGK.
-Làm bài tập 3,4 / 19 (SGK).
-Bài tập : 1, 3, 5 / 104 (SBT); -Xem lại định nghĩa hai đường thẳng song song.
Ngày dạy: 06/04/2012
Tiết 56:	HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (tt)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết (qua mô hình) khái niệm về hai đường thẳng thẳng song song. Hiểu được các vị trí của hai đường thẳng trong không gian.
- Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
- HS nhận xét được trong thực tế hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
- HS nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích trong hình hộp chữ nhật.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, giáo án.
Học sinh: Như đã dặn ở tiết 55
III. Tiến trình:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1) Ổn định: Sỉ số
2) Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa tranh vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ hãy cho biết:
(?) Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, các mặt là hình gì? Hãy kể tên vài mặt?
(?) AA’ và BB’ có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không? Có điểm chung hay không?
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, phê điểm.
3) Giảng bài mới:
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hai đường thẳng song trong mặt phẳng ( Hai đường thẳng phân biệt không có điểm chung thì song song).
- GV: Liệu trong không gian khái niệm này có còn đúng không?
- GV đưa bài tập ?1 lên bảng
- Cho HS thảo luận nhóm 3 phút.
 GV đưa ra khái niệm hai đường thẳng song song trong không gian.
- GV đưa hình 76/98 lên bảng
- HS chỉ ra hai đường thẳng song song, cắt nhau, không cùng nằm trong cùng một mặt phẳng nào.
 GV đưa ra ra nhận xét.
Hoạt động 2:
(?) Trong mặt phẳng hai đường thẳng song song có tính chất gì?
- GV: Trong không gian tính chất đó vẫn đúng.
- GV yêu cầu HS chỉ ra đường thẳng song song với mp trên mô hình, trên thực tế.
- GV cho HS làm bài tập ?3 Tìm các đường thẳng song song với mp(A’B’C’D’)
 giới thiệu khái niệm hai mp song song.
- GV yêu cầu HS chỉ ra hai mp song song trên mô hình của hình hộp chữ nhật.
- GV có thể đưa thêm ví dụ:
	+ Trần nhà và nền nhà
	+ Mặt bàn và mặt ghế.
	+ Hai bức tường...
4) Củng cố và luyện tập
- GV đưa bài tập 5/100 lên bảng phụ.
- Gọi lần lượt 2 HS lên tô đậm các cạnh song song trên các hình b, c.
- GV đưa bài tập 6 lên bảng phụ.
- GV 2 HS lần lượt chỉ ra các cạnh song song với CC1, A1D1
-Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi mặt là một hình chữ nhật.
Ví dụ : ABCD, ABB’A’
-AA’ và BB’ có cùng nằm trong mặt phẳng (ABB’A’) và không có điểm chung nào.
1/ Hai đường thẳng song song trong không gian:
- Trong không gian hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau nếu chúng nằm trong cùng một mặt phẳng và không có điểm chung.
Với hai đường thẳng phân biệt trong không gian chúng có thể:
- Cắt nhau.
- Song song.
- Không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
- Trong không gian hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
2/ Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song:
* Đường thẳng song song với mặt phẳng:
Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng () và đường thẳng a song song với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng () thì đường thẳng a song song với mặt phẳng ().
a// mp() 
* Hai mp song song:
Nếu hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mp này lần lượt song song với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mp kia thì hai mp đó song song.
mp (P) // mp (Q)
+ a,b mp (P), a cắt b
+ a’, b’ mp (Q), a’ cắt b’
+ a// a’; b// b’
Bài tập 5/ 100: 
Bài tập 6/ 100:
a/ Những cạnh song song với cạnh CC1 là: DD1, AA1, BB1.
b/ Những cạnh song song với cạnh A1D1 là: B1C1; BC; AD .
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Nắm vững ba vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt trong không gian ( cắt nhau, song song, chéo nhau).
- Khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng, khi nào hai mặt phẳng song song với nhau. Lấy thí dụ thực tế minh hoạ.
- Bài tập : 7, 8, 9, 11, 12 SGK/ 100.
Ngày dạy: 10/04/2012
Tiết 57:	THỂ TÍCH CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT 
I. Mục tiêu:
- Bằng hình ảnh cụ thể giúp học sinh nắm dược dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc nhau.
- Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật, vận dụng công thức để tính toán.
- Giáo dục tính chính xác, thẫm mỹ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Học sinh: Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1) Ổn định: Sỉ số
2) Kiểm tra bài cũ:
(?) Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có những vị trí nào?
(?) Lấy ví dụ về đường thẳng song song mặt phẳng, hai măt phẳng song song.
(?) Chỉ ra các đường thẳng song song với mp(ABB’A’)
3) Giảng bài mới:
Hoạt động 1:
- Giáo viên đặt vấn đề đi vào khái niệm vuông góc.
- Ở sân tập thể dục ta có hai cọc th8a3ng đứng vuông góc với mặt sân.
- Yêu cầu học sinh làm ?1 /101
Hình 84
a) A’A có vuông góc với AD không?
b) A’A có vuông góc với AB không?
 Dấu hiệu nhận biết đường thẳng vuông góc với mp
(?) Tìm ở hình 84 hình ảnh các đường thẳng vuông góc với mp?
(?) Tìm ví dụ trong lớp học?
- Cho học sinh đọc nhận xét
- Giáo viên nêu gợi ý: ta có 
(?) Vậy khi nào ta có hai mp ?
- Yêu cầu học sinh đọc khái niệm 2 mp vuông góc ở sgk.
- Học sinh đọc ví dụ ở sgk ?2 , ?3 và làm theo nhóm (Sử dụng hình 84)
	+ Nhóm 1, 2, 3 làm ?2 
	+ Nhóm 4, 5, 6 làm ?3 
Hoạt động 2:
- Yêu cầu học sinh tự đọc sgk và rút ra cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
(?) Hình lập phương có gì đặc biệt? (có ba kích thước bằng nhau)
(?) Vậy ta tính thể tích hình lập phương như thế nào?
- Cho học sinh đọc ví dụ ở sgk/103
4) Củng cố và luyện tập
- Bài tập 13/104
a) Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ
b) Điền số thích hợp vào ô trống.
Với hai đường thẳng phân biệt trong không gian chúng có thể:
- Cắt nhau.
- Song song.
- Không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
Trên hình vẽ ta có:
DC// mp(ABB’A’) và  ...  viên: Giáo án, sgk
Học sinh: Như dặn dò tiết 66
III. Phương pháp:
Oân-luyện, hoạt động nhóm
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1) Ổn định: Sỉ số
2) Kiểm tra bài cũ: Phối hợp
3) Giảng bài mới:
Hoạt động 1
- Giáo viên đưa hình vẽ phối cảnh của hình hộp chữ nhật cho học sinh quan sát và nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, đường thẳng song song mặt phẳng, đường thẳng vuông góc mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc.
(?) Lấy ví dụ thực tế về hai đt song song, hai đt vuông góc, hai mp song song, hai mp vuông góc
+ Hai cạnh đối diện của bảng đen song song với nhau.
+ Đường thẳng đứng ở góc nhà vuông góc với mặt đất.
+ Trần nhà song song với nền nhà.
- Tiếp theo giáo viên ôn tập các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng, hình chóp đều.
Hình
Sxq
Stp
V
Lăng trụ đứng
Sxq = 2ph
P: nửa chu vi đáy
H: chiều cao
Stp = Sxq + 2Sđ
V = S . h
S: diện tích đáy
h: chiều cao
Chóp đều
Sxq = pd
p: nửa chu vi đáy
d: trung đoạn
Stp = Sxq + Sđ
V = .S . h
S: diện tích đáy
h: chiều cao
Hoạt động 2
- Bài tập 51(a,b) tr127-sgk
Cho học sinh làm theo hai dãy. Giáo viên đưa hình vẽ lên bảng
a)
b) 
- Bài tập 57 tr 129-sgk. Tính thể tích hình chóp đều (h.147)
4) Củng cố và bài học kinh nghiệm
(?) Để tính đúng, chính xác thể tích của hình lăng trụ, hình chóp ta cần phải làm gì?
I. Lý thuyết
- Dấu hiệu nhận biết hai đt song song:
Hai đt không có điểm chung
- Dấu hiệu nhận biết đt song song mặt phẳng:
a// mp() 
- Dấu hiệu nhận biết đt vuông góc mặt phẳng:
a()
- Dấu hiệu nhận biết hai mp song song:
- Dấu hiệu nhận biết hai mặt phẳng vuông góc:
II. Luyện tập
1) Bài tập 51(a,b) tr 127
a) 
Sxq = 4ah
Stp = 4ah + 2a2
 = 2a(2h + a)
V = a2h
b) 
Sxq = 3ah
Stp = 3ah + 2
 = 3ah + 
 = a(3h + 
V = h
2) Bài tập 57 tr 129
Diện tích đáy của hình chóp là
Sđ = ==25 (cm2)
V = Sđ.h = .25..20
 288,33 (cm3)
III. Bài học kinh nghiệm
Để tính đúng, chính xác thể tích của hình lăng trụ, hình chóp ta cần xác định đúng, mặt đáy, mặt bên của lăng trụ và hình chóp.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Oân tập tất cả kiến thức của từ dầu năm học về các loại tứ giác, diện tích đa giác, tam giác đồng dạng.
- Làm tốt tất cả các bài tập ở đề cương.
- Tiết sau ôn tập học kỳ II
V. Rút kinh nghiệm
Tuần 35
Ngày dạy: 
Tiết 68	 ÔN TẬP HỌC KÌ 2 (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Oân tập các kiến thức về tam giác đồng dạng, định lý Talet, tính chất đường phân giác trong tam giác, ôn tập về định lý Pytago.
- Rèn kỹ năng tính nhanh đối với bài tập trắc nghiệm, chứng minh hệ thức, tính độ dài đoạn thẳng.
- Cẩn thận khi vẽ hình, trình bày lới giải
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, tài liệu ôn tập, bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm
Học sinh: Oân tập theo đề cương 
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1) Ổn định: Sỉ số
2) Kiểm tra bài cũ: Phối hợp
3) Giảng bài mới:
Hoạt động 1:
- Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm để học sinh ôn tập
Câu 1: Cho . Phát biểu nào sau đây là sai?
a. b. 
c. d. 
Câu 2: Cho tam giác ABC và tam giác DEF có . Kết luận nào sau đây là đúng?
a. b. 
c. d. 
Câu 3: Nếu tam giác ABC đồng dạng với tam giác A’B’C’ theo tỉ số k thì tam giác A’B’C’đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số
 a. b. 1 c. k d. k2
Câu 4: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?
a. Hai tam giác cân có một góc bằng nhau thì đồng dạng.
b. Tỉ số 2 đường cao tương ứng của 2 đồng dạng bằng bình phương tỉ số đồng dạng.
c. Hai tam giác đồng dạng với nhau thì bằng nhau.
d. Hai tam giác đều thì đồng dạng với nhau.
Câu 5: Số đo cạnh của hình lập phương tăng lên 2 lần thì thể tích của nó tăng lên 
a. 4 lần b. 2 lần c. 6 lần d. 8 lần
Hoạt động 2:
Bài tập:
 Cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB=8cm, AC= 15cm. Vẽ đường cao AH.
a) Tính BC
b) Chứng minh hệ thức: AB2= BH.BC
c) Tính BH, CH
- Yêu cầu học sinh vẽ hình ghi GT-KL
(?) Phát biểu định lý Pytago?
(Trong tam giác vuông, bi2ng phương cạnh huyền bằng tỔng bình phương hai cạng góc vuông)
(?) Muốn chứng minh hệ thức ta chứng minh như thế nào? 
(Chứng minh hai tam giác đồng dạng)
- Học sinh thảo luận nhóm trong 3 phút.
4) Củng cố và bài học kinh nghiệm
(?) Từ bài tập trên để chứng minh một hệ thức ta có thể làm như thế nào?
(Học sinh phát biểu như bài học kinh nghiệm)
I. Lý thuyết
Câu 6: Cho tam giác ABC, hai điểm E và D lần lượt thuộc hai cạnh AB, AC sao cho ED// BC. Biết AB=12cm, EB= 8cm, AC= 9cm. Độ dài của CD bằng:
a. 1,5cm b. 3cm c. 6cm d. Kết quả khác.
Câu 7: Tam giác ABC đồng dạng với tam giác DEF với tỉ số đồng dạng là . 
Đặt S= , S’= thì :
a. S= 4S’ b. S’= 2S c. S= 2S’ d. S’= 4S
Câu 8: Cho tam giác ABC có E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC. Khẳng định nào sau đây là đúng?
a. Tam giác ABC đồng dạng với tam giác AEF theo tỉ số 
b. Tam giác ABC đồng dạng với tam giác AFE theo tỉ số 2
c. Tam giác ABC đồng dạng với tam giác AEF theo tỉ số 2
d. Tam giác AEF đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số 2
Câu 9: Thể tích của một hình hộp chữ nhật có kích thước là 3cm, 4cm, 6cm bằng:
a. 84cm3 b. 30cm3 c. 144cm3 d. 72cm3
Câu 10: Cho tam giác ABC có AB= 3cm, AC= 2cm, AD là phân giác của góc A. Tỷ số bằng: 
a. b. c. d. 
II. Bài tập
GT
ABC vuông tại A
 AB=8cm, AC=15cm
AH BC
KL
a) BC=? (cm)
b) AB2= BH.BC
c) BH=? (cm)
 CH=? (cm)
a) Tính BC :
Áp dụng ĐL Pitago vào ABC vuông tại A
 ta có: BC2 = AB2 + AC2
Suy ra BC = (cm)
 b) Chứng minh : AB2 = BH.BC
Chứng minh được : vì hai tam giác vuông có góc B chung
Suy ra : 
Vậy : AB2 = BH.BC
 c) Tính BH, CH
Từ cmt BH = AB2 : BC = 64 : 17 (cm)
Suy ra CH (cm)
III. Bài học kinh nghiệm
Muốn chứng minh một hệ thức ta có thể chứng minh hai tam giác đồng dạng.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Xem kỹ các bài tập trắc nghiệm và tự luận đã giải.
- Làm tất cả các bài tập còn lại ở đề cương.
V. Rút kinh nghiệm
Ngày dạy:
Tiết 69	ÔN TẬP HỌC KÌ 2 (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của chương tam giác đồng dạng.
- Rèn kỹ năng vẽ hình, chứng minh hình học, giải các bài tập về các loại tứ giác, tam giác đồng dạng.
- Thấy được ứng dụng của Toán học.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, sgk, ê ke.
Học sinh: Như dặn dò tiết 68
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, hoạt động nhóm
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1) Ổn định: Sỉ số
2) Kiểm tra bài cũ: Không
3) Giảng bài mới:
Hoạt động 1
Bài 1: Cho hình thang ABCD (AB//CD). Gọi O là giao điểm hai đường chéo AC và BD. Biết AB=3cm, OA=2cm, OC=4cm, OD=3,6cm.
a) Chứng minh rằng: OA.OD= OB.OC
b) Tính DC, OB
(?) Để chứng minh một hệ thức ta làm như thế nào?
(?) Làm thế nào tính được DC và OB?
Hoạt động 2
Bài 1: Cho hình thang cân ABCD (AB//CD, và AB < CD), đường chéo BD vuông góc với cạnh bên BC. Vẽ đường cao BH.
a) Chứng minh: 
b) Cho BC= 15cm, DC= 25cm. Tính HC, HD
(?) Nhắc lại các phương pháp chứng minh tam giác đồng dạng?
- Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài.
Bài 2: Cho hình chữ nhật ABCD có AB=8cm, BC= 6cm. Vẽ đường cao AH của tam giác ADB.
a) Chứng minh : AD2= DH.DB
b) Tính DH, AH
(?) Tương tự như trên, để chứng minh hệ thức ta làm như thế nào?
(?) Để tính DH ta áp dụng kiến thức nào?
(định lý Pytago và kiến thức câu a)
4) Củng cố và bài học kinh nghiệm
(?) Để chứng minh tam giác đồng dạng ta có những phương pháp nào?
(Học sinh phát biểu như bài học kinh nghiệm)
I. Sửa bài tập cũ
 Bài 1 : 
a) C/m: OA.OD = OB.OC
Ta có : AB // DC
(Theo hq của ĐL Ta-let)
Do đó: OA.OD = OB. OC
b) Tính DC, OB 
Từ chứng minh trên ta có : 
và
II. Bài tập mới
Bài 1 :
 a) C/m : 
Ta có : , và góc C chung
Vậy BDC HBC (g.g)
b) Tính HC, HD
Ta có : (do ) 
Suy ra: =9 (cm)
HD= DC-HC= 25-9 =16 cm 
Bài 2: 
a) Chứng minh :AD2 = DH.DB
Ta có : , và góc D chung 
 Suy ra: (g-g)
Vậy : AD2 = DH.DB
b) Tính DH, AH 
Áp dụng ĐL Pitago trong tam giác vuông ABD
DB2 = AB2 + AD2
DB = (cm)
Mà AD2 = DH.DB (cmt) 
Tương tự : 
III. Bài học kinh nghiệm
Để chứng minh hai tam giác đồng dạng ta có các trường hợp sau:
+ cạnh-cạnh-cạnh
+ cạnh-góc-cạnh
+ góc-góc
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Oân tập tất cả các kiến thức đã ôn trong hai tiết.
- Xem và làm lại tất cả các bài tập trọng tâm đã giải để làm nền tảng tốt cho hình học 9.
V. Rút kinh nghiệm
Ngày dạy:
Tiết 70	TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu:
- Sửa bài thi và chỉ ra chỗ sai cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm
- Hướng dẫn kỹ cách trình bày tự luận và cách làm bài trắc nghiệm nhanh, chính xác có khoa học
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Đề bài + Đáp án + Bài thi
Học sinh: Đề thi
III. Tiến trình:
1) Ổn định: Sỉ số
2) Kiểm tra bài cũ: Không
3) Giảng bài mới:
a) Giáo viên nêu lại đề thi, phần hình học (có đề bài kèm theo)
b) Nhận xét
- Bài tập trắc nghiệm đa số các em làm tốt tuy nhiên, các bài trắc nghiệm dạng tính toán còn một số em làm sai do tính toán quá yếu
- Phần tự luận một số học sinh không làm được hoặc chứng minh không đầy đủ.
c) Yêu cầu: Nắm vững định lý Pytago và chứng minh tam giác đồng dạng.
d) Giáo viên sửa bài tự luận
Cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB= 8cm, AC= 15cm. Vẽ đường cao AH.
Tính BC
Chứng minh hệ thức: AB2= BH.BC
Tính BH, CH
Bài giảøi
a) Tính BC :
 Áp dụng ĐL Pitago vào tam giác vuông ABC, ta có :
 BC2 = AB2 + AC2
 Suy ra BC = 
 b) Chứng minh : AB2 = BH.BC
 Xét ABC và HBA có
 chung
 ABC HBA (g.g)
 Suy ra : 
 Vậy : AB2 = BH.BC
 c) Tính BH, CH
 Từ cmt ta có
 BH = AB2 : BC = 64 : 17 
Suy ra CH
 4) Giáo viên phát bài và sửa bài cụ thể cho học sinh.
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Hinh 8 Chuong IV.doc