Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 35: Luyện tập - Ngô Thanh Hữu

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 35: Luyện tập - Ngô Thanh Hữu

I. MỤC TIÊU :

_ Củng cố cho HS công thức tính diện tích hình thoi.

_ Rèn luyện cho HS tư duy phân tích một bài toán và trình bày bài toán đó.

_ HS biết vận dụng công thức tính diện tích để vận dụng vào bài toán.

II. CHUẨN BỊ :

_ GV: thước thẳng , compa

_ HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 35: Luyện tập - Ngô Thanh Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21 _ Tiết : 35 _ Ngày soạn:....Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : 
_ Củng cố cho HS công thức tính diện tích hình thoi.
_ Rèn luyện cho HS tư duy phân tích một bài toán và trình bày bài toán đó.
_ HS biết vận dụng công thức tính diện tích để vận dụng vào bài toán.
II. CHUẨN BỊ :	
_ GV: thước thẳng , compa
_ HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
_ Phát biểu công thức tính diện tích hình thoi và hình thang.
_ Cho HS làm BT sau : 
Tính diện tích của hình thang vuông biết 2 đáy có độ dài lần lượt là 2cm, 4cm góc tạo bởi một cạnh bên và đáy lớn là 450.
_ GV nhận xét và cho điểm.
_ HS trả lời theo yêu cầu của GV.
 Kẻ BE vuông góc CD
 Ta có : DE = CD = 2 cm
 Mà ÐBCE = 450
 Nên tam giác BEC
 vuông cân tại E 
 A 2cm B
 450(
 C
 D E
suy ra : BE = CE = 2cm
Vậy SABCD = 6 cm2.
Hoạt động 2 : Luyện tập
_ Cho HS làm BT sau :
Diện tích của hình bình hành bằng 24 cm2 . Khoảng cách từ giao điểm 2 đường chéo đến các cạnh của hình bình hành là 2cm, 3cm. Tính chu vi của hình bình hành đó.
 + Yêu cầu HS tự vẽ hình vào vở.
 + Cho biết công thức tính chu vi của hình bình hành.
 + Yêu cầu HS nêu hướng làm.
 + Gọi một HS lên bảng trình bày.
_ Cho HS làm BT 34 SGK.
 A N B
I
Q
 M P
 D C
Gợi ý : NQ = AD = BC
MP = AB = CD
_ Làm BT 35 SGK.
Gợi ý : 
 + Đường cao tam giác đều có công thức là gì ?
 + Muốn tính hình thoi trong trường hợp này ta dùng công thức nào ?
 + Gọi một HS lên bảng làm.
_ GV có thể giới thiệu cách khác như sau :
Ta có : SABD = 
Vì trong trường hợp này đường chéo của hình thoi chia hình thoi làm 2 tam giác đều bằng nhau
Do đó : SABCD = 2.SABD = 18cm2
_ Làm BT 42 SGK.
a) Cho biết AC//BF. 
Hãy tìm trong hình vẽ tam giác có diện tích của tứ giác ABCD. 
b) Từ bài toán trên, suy ra phương pháp vẽ thêm một đoạn thẳng có một đầu là đỉnh của tứ giác sao cho chia tứ giác đó thành hai phần có diện tích bằng nhau (AB < CD)
(cho HS thảo luận nhóm khoảng 4 phút)
* Dặn dò : 
Về nhà xem lại thật kỹ những bài đã giải và làm các BT còn lại. Xem trước bài 6. Diện tích đa giác.
_ HS lên bảng làm.
 A H B
 K’
 K
 D H’ C
Độ dài cạnh AB là : 24 : (2 + 2) = 6cm
Độ dài cạnh BC là : 24 : (3 + 3) = 4cm
Chu vi của hình bình hành ABCD là : 
(6 + 4).2 = 20cm
34) Vì hình chữ nhật ABCD với các trung điểm của các cạnh là M, N, P, Q. Vẽ tứ giác MNPQ, tứ giác này là hình thoi vì có bốn cạnh bằng nhau.
Khi đó : 
SMNPQ = ½. SABCD = ½. AB.BC
 = ½. MP.NQ
35) B 
 6 cm
 A C
 H
 D
Cho hình thoi ABCD có cạnh AB = 6cm, góc A bằng 600 
Từ B kẻ BH vuông góc AD,tam giác vuông AHB là nửa tam giác đều , BH là đường cao của tam giác đều cạnh 6cm
Nên 
Vậy SABCD = BH.AD = 18cm2 
42)
a) SABC = SAFC ( Chung đáy AC, có cùng chiều cao là hình thang ABFC)
Suy ra SADF = SADC + SABC = SABCD 
b) Gọi M là trung điểm DF, AM chia tứ giác ABCD thành hai phần có cùng diện tích.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_35_luyen_tap_ngo_thanh_huu.doc