Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 3: Hình thang cân - Năm học 2011-2012 - Trần Mười

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 3: Hình thang cân - Năm học 2011-2012 - Trần Mười

I/ mục tiêu:

* Kiến thức: HS nắm được định nghĩa các tính chất các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.

* Kỹ năng: Biết vẽ hình thang cân,biết sữ dụng định nghĩa và tính chất hình thang cân trong tính toán và chứng minh,biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.

- Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.

II/ chuẩn bị:

-Thước chia khoảng, thước đo góc. Giấy kẻ ô vuông cho các bài tập 11,14,19.

III/các bước tiến hành:

1/Kiểm tra bài cũ:

-Định nghĩa hình thang , nêu hai nhận xét của hình thang, bài tập 7sgk 2/Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 3: Hình thang cân - Năm học 2011-2012 - Trần Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 / 2	HÌNH THANG CÂN	
I/ mục tiêu:
* Kiến thức: HS nắm được định nghĩa các tính chất các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
* Kỹ năng: Biết vẽ hình thang cân,biết sữ dụng định nghĩa và tính chất hình thang cân trong tính toán và chứng minh,biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
- Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.
II/ chuẩn bị:
-Thước chia khoảng, thước đo góc. Giấy kẻ ô vuông cho các bài tập 11,14,19.
III/các bước tiến hành:
1/Kiểm tra bài cũ:
-Định nghĩa hình thang , nêu hai nhận xét của hình thang, bài tập 7sgk 2/Bài mới:
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
Ghi bảng:
-HS quan sát hình 23 sgk trả lời ?1.
-GV giới thiệu hình thang trên hình 23 là hình thang cân.Từ đó HS tự định nghĩa hình thang cân.(cần nhấn mạnh rõ hai ý):
+Nêu hình thang cân theo kí hiệu.
+Nếu ABCD là hình thang cân (đáy AB,CD)thì 
-HS làm phần ?2 sgk(GV vẽ hình 24 ở bảng phụ) 
-Để làm câu a em dựa vào đâu?
-Để làm câu b em dựa vào đâu?
-Từ câu c GV chốt lại: hai góc đối của hình thang cân thì bù nhau.
-GV cho HS đo độ dài hai cạnh bên của hình thang cân để phát hiện định lí.
-GV vẽ hình thang cân lên bảng. HS dựa vào định lí ghi gt, kl.
-GV gợi ý HS vẽ giao điểm của AD và BC (h.25 sgk).
-GV lưu ý còn phải xét thêm trường hợp AD và BC không cắt nhau: đó là trường hợp AD//BC (h.26 sgk).Từ đó để chứng minh định lí trên ta cần xét mấy trường hợp ?
+Trường hợp 1:AD cắt BC ở O (giả sử AB <CD,h25), GV hướng dẫn HS c/m.
+Trườnghợp2: :AD//CD(h.26)
-HS nhắc lại nhận xét 1 của hình thang.
-HS làm bài tập,các khẳng định sau đúng hay sai:
a.Trong hình thang cân hai cạnh bên bằng nhau.
b.Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
-GV vẽ hình thang cân ABCD có đáy AB,CD lên bảng .
-Căn cứ vào định lý 1, ta có hai đoạn thẳng nào bằng nhau?.
-Dựa vào hình vẽ HS tự ghi gt,kl của định lý 2.
-GV hướng dẫn HS chứng minh định lý.
-Để AC = BD em cần chứng minh hai tam giác nào bằng nhau? 
-HS làm bài tập ?3 sgk.
-HS đo các góc của hình thang ABCD,ta thấy góc C và D như thế nào?từ đó suy ra ABCD là hình gì?
-Sau đó HS dự đoán về dạng của các hình thang có hai đường chéo bằng nhau.
-HS tự phát biểu định lý 3
-Dựa vào hịnh đã vẽ HS ghi gt, kl của đlý 3.
-Chứng minh đlý 3(HS tự làm )
-HS nhắc lại đlý 3.
-Từ đlý 3 ta có dấu hiệu nhận biết thứ hai về hình thang cân.HS nhắc lại hai dấu hiệu nhận biết trên.
-Góc D bằng góc C.
-Hình thang cân là hình:
+Hình thang.
+Hai góc kề một đáy bằng nhau.
-HS lên bảng ghi theo ký hiệu hình vẽ.
- Câu a dựa vào định nghĩa hình thang cân.
- Câu b dựa vào tổng các góc trong tứ giác.
- Câu c hai góc đối của hình thang cân thì bù nhau.
- HS đo đô dài hai cạnh bên rồi phat biểu định lý 1.
- HS lên bảng ghi gt,kl.
-HS chứngminh -Dựa vào sơ đồ trên HS trình bày chứng minh.
-HS nhắc lại nhận xét 1 của hình thang, từ đó chứng minh được trường hợp 2.
-Hình 27: Hình thang ABCD (AB // CD) có hai cạnh bên bằng nhau (AD = BC) nhưng là h/thang cân (vì D C)
-HS trả lời bài tập đúng sai: a. Đúng , b.Sai.(dựa vào hình 27).
- AD = BC.
AC = BD.
- HS đo rồi rút ra AC = BD
- HS tự rút ra Đlý 2.
- Dựa vào Hvẽ trên bảng HS ghi gt,kl.
- Cần tam giác ADC = BCD
- Ta có CD chung, ADC = BCD (định nghĩa Hthang cân ).
 AD = BC (cạnh bên của Hthang cân)
- Ta thấy C = D .
- Từ đó HS dự đoán Hthang có hai đường chéo bằng nhau là Hthang cân .
- HS tự phát biểu Đlý 3
- HS nhắc lại định nghĩa thang cân.
- HS nhắc lại Đlý 3.
- HS tự suy ra dấu hiệu nhận biết Hthang cân
I/ Định nghĩa: SGK
Tứ giác ABCD là hình thang cân (AB // CD)
 C= D hoặcA=B
*Chú ý:SGK
II/ Tính chất:
Định lý 1:
T ABCD là HTcân
 ( AB // CD )
KL AD = BC
-Chứng minh : SGK
*Chú ý : SGK
2. Định lý 2: SGK
GT ABCD là hình Ht 
 cân 
 ( AB // CD )
KL AC = BD 
*Chứng minh : SGK
III/ D/ hiệu nhận biết:
 1.Định lý 3: SGK
 ABCD là Hth 
GT (AB//CD),
 AB=BD
KL ABCD là HT 
 cân ( D = C )
2. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân: SGK
Củng cố: - Nhắc lại dịnh nghĩa hình thang cân, định lý 1, định lý2, dấu hiệu nhận biết.
 - HS hoạt động nhóm bài 13 SGK.
 4. Dặn dò : -Học bài theo sgk.
 -Làm bài tập 11,12,14,15 SGK.
-Bài tập học sinh giỏi : Cho hình thang ABCD ( AB // CD ), BDC=450.Gọi O là giao điểm của AC và BD.
a.Chứng minh tam giác DOC vuông cân.
b.Tính diện tích hinh thang biết BD = 6cm./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_3_hinh_thang_can_nam_hoc_2011_20.doc