Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Luyện tập (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Luyện tập (Bản đẹp)

A. Mục tiêu:

Kiến thức Kỷ năng

Giúp học sinh củng cố:

Định nghĩa hình thoi, hình vuông

Tính chất hình thoi, hình vuông Giúp học sinh rèn luyện kỷ năng:

Vẽ hình vuông; Tính độ dài đường chéo hình vuông; Chứng minh một tứ giác là hình thoi, hình vuông

Thái độ

*Rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp

 *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Tính linh hoạt; Tính độc lập; Tính chính xác

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Luyện tập (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
22
Ngày Soạn: 20/11/05
LUYỆN TẬP
	A. Mục tiêu:
Kiến thức
Kỷ năng
Giúp học sinh củng cố:
Định nghĩa hình thoi, hình vuông 
Tính chất hình thoi, hình vuông
Giúp học sinh rèn luyện kỷ năng:
Vẽ hình vuông; Tính độ dài đường chéo hình vuông; Chứng minh một tứ giác là hình thoi, hình vuông
Thái độ
*Rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Tính linh hoạt; Tính độc lập; Tính chính xác	
B. Phương pháp: Luyện tập
	C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Hệ thống bài tập, hệ thống câu hỏi
Sgk, thước, giấy nháp
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Tứ giác ABCD là hình vuông. Từ giả thiết đó hãy chỉ ra quan hệ giữa các cạnh, các góc, các đường chéo của tứ giác ?
AB = BC = CD = DA và AB//DC; AD//BC; Các góc bằng nhau và bằng 90 độ; AC vuông góc với BD tại trung điểm của chúng; AC = BD; AC, BD là các đường phân giác của các góc và cũng là hai trục đối xứng của hình vuông; Giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng của hình vuông
III.Luyện tập: (35')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Bài 1 (10’)
GV:Yêu cầu h/s thực hiện bài tập 83 sgk/109
HS: a) sai b) đúng c) đúng d) sai e) đúng
GV: Bổ sung, điều chỉnh
Bài 1: (83 sgk/109)
HĐ2:Bài 2 (10’)
GV: Hình vuông có độ dài cạnh là a thì đường chéo d có độ dài là bao nhiêu ?
HS: d2 = 2a2 (theo pitago) suy ra: d = a.
GV: Yêu cầu h/s thực hiện bài tập 79 sgk/1
HS: a) b)
GV: Bổ sung, điều chỉnh
Bài 2: (79 sgk/108)
HĐ3: Bài 3 (15’)
GV: Yêu cầu h/s vẽ hình nêu gt, kl 
HS: Vẽ hình nêu gt, kl 
GV: Tứ giác AFDE là hình gì ?
HS: Hình bình hành
GV: Vì sao ? HS: FD//AE (gt) và FA//DE (gt) suy ra tứ giác AFDE là hình bình hành
GV: Điểm D nằm ở vị trí nào trên BC thì tứ giác AFDE là hình thoi ?
HS: Điểm D là giao điểm của đường phân giác góc A và cạnh BC
GV: Vì sao ? HS: Hình bình hành AFDE có đường chéo AD là đường phân giác của góc A nên nó là hình thoi.
GV: Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác AFDE là hình gì ?
HS: Hình bình hành AFDE có góc A bằng 1v nên nó là hình chữ nhật
GV: Điểm D nằm ở đâu trên BC thì tứ giác AFDE là hình vuông ?
GV: Hình chữ nhật là hình vuông khi nào ?
HS: D là giao điểm của phân giác góc A và BC
GV: Vì sao ? HS: Hình chữ nhật AFDE có AD là đường phân giác của góc A nên nó là hình vuông 	
Bài 3 (84 sgk/109)
DÎBC; DF//AC; DE//AB
GT
a) AFDE là hình gì?
b) D ở vị trí nào trên BC thì AFDE là hiình thoi ?
c) Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác AFDE là hình gì? D ở đâu trên BC thì AFDE là hình vuông?
KL
D
B
A
C
F
E
IV. Củng cố: (4')
	Giáo viên
Học sinh
Nêu các chứng minh một tứ giác là hình vuông ?
Phát biểu tính chất các dấu hiệu sgk/107
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1')
	Ôn tập theo các câu hỏi sgk/110
	Thực hiện bài tập: 87, 88, 98 sgk/111
	Tiết sau ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_22_luyen_tap_ban_dep.doc