Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Hình vuông - Huỳnh Văn Rỗ

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Hình vuông - Huỳnh Văn Rỗ

I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1/ Kiến thức: Học sinh hiểu được định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.

 2/ Kỹ năng: Biết vẽ một hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông.

 3/ Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh và trong bài toán thực tế.

 II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 Thầy: Bảng phụ vẽ hình ? 2 và ghi đề bài tập và dấu hiện nhận biết

 Thứơc thẳng, compa, êke, phấn màu

 Trò: Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình đã học, định lý Pitago

 Thứơc thẳng, compa, êke, phấn màu, bảng phụ

 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1/ Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số học sinh.

 2/ Kiểm tra bài cũ: (5)

 Nêu tính chất của hình chữ nhật và hình thoi

 Đáp án: SGK trang 97 và 104

 3/ Bài mới:

 a/ Đặt vấn đề: Chúng ta vừa nhắc lại tính chất của hình chữ nhật và hình thoi. Có tứ giác nào vừa mang tính chất của hình chữ nhật vừa mang tính chất của hình thoi hay không?

 b/ Tiến trình dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Hình vuông - Huỳnh Văn Rỗ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 19/11/2007	 Ngày dạy 23/11/2007
Tiết 22 §12 HÌNH VUÔNG 
	I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
	1/ Kiến thức: Học sinh hiểu được định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
	2/ Kỹ năng: Biết vẽ một hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông.
	3/ Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh và trong bài toán thực tế.
	II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	Thầy: Bảng phụ vẽ hình ? 2 và ghi đề bài tập và dấu hiện nhận biết
	Thứơc thẳng, compa, êke, phấn màu
	Trò: 	Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình đã học, định lý Pitago
	Thứơc thẳng, compa, êke, phấn màu, bảng phụ
	III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số học sinh.
	2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Nêu tính chất của hình chữ nhật và hình thoi
	Đáp án: SGK trang 97 và 104
	3/ Bài mới:
	a/ Đặt vấn đề: Chúng ta vừa nhắc lại tính chất của hình chữ nhật và hình thoi. Có tứ giác nào vừa mang tính chất của hình chữ nhật vừa mang tính chất của hình thoi hay không?
	b/ Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1:
Giáo viên treo hình vẽ 104 SGK/107
+ Giới thiệu tứ giác ABCD là hình vuông. Vậy hình vuông là tứ giác như thế nào?
+ Theo định nghĩa hình vuông ABCD cho ta điều gì?
+ Hãy chứng minh ABCD là hình chữ nhật?
+ Hãy chứng minh ABCD là hình thoi?
+ Vậy hình vuông có phải là hình bình hành không?
+ Giáo viên khẳng định hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi
HS quan sát và vẽ hình vào vở
Học sinh nêu định nghĩa SGK
= 900 và 
AB = BC = CD = DA
Vì có 4 góc vuông
Vì có 4 cạnh bằng nhau
Phải vì nó là hình chữ nhật 
A
B
C
D
1/ Định nghĩa:
Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau
ABCD hình vuông 
 = 900 
 AB = BC = CD = DA
Hoạt động 2:
Từ kết quả trên thì hình vuông có tính chất gì?
Hãy nêu các tính chất đó cụ thể. Cho thảo luận ghi bảng phụ 
+ Vậy dựa vào tính chất trên ta rút ra tính chất về đường chéo hình vuông?
+ Nếu hình vuông cạnh là 3cm thì đường chéo là bao nhiêu?
+ Nếu hình vuông cạnh là a thì đường chéo là bao nhiêu?
Có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
+ Các cạnh đối song; các cạnh bằng nhau
+ Các góc bằng nhau bằng 900
+ Các đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường; Hai đường chéo vuông góc nhau và là tia phân giác các góc.
+ Học sinh nêu tính chất đường chéo
AC2 = AD2 + DC2 = 18 
=> AC = = 3(cm)
Độ dài đường chéo là a
2/ Tính chất:
Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi
Hoạt động 3:
Theo định nghĩa hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi. Vậy hình chữ nhật cần thêm tích chất gì để trở thành hình vuông? Tại sao?
+ Các điều kiện kèm theo là tính chất của hình nào?
Vậy hình chữ nhật kèm theo 1 tính chất riêng của hình thoi --> hình vuông.
+ Tương tự như vậy hình thoi kèm theo 1 tính chất riêng của hình chữ nhật trở thành hình vuông. Vậy điều kiện đó là điều kiện gì?
Giáo viên treo bảng phụ ghi dấu hiện nhận biết
+ Vậy tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi thì đó là hình vuông.
+ Treo bảng phụ ghi ? 2 . Tìm các hình vuông và giải thích? Học sinh hoạt động nhóm thảo luận và đại diện trình bày
+ Hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau
Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc nhau hoặc đường chéo là phân giác 1 góc.
+ Hình thoi
+ Hình thoi có 1 góc vuông
Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau
Học sinh đọc và ghi vở
a/ Hình vuông vì là hình chữ nhật có 2 cạnh kề
b/ Không phải là hình vuông mà là hình thoi.
c/ Hình vuông vì là hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc
d/ Hình vuông vì là hình thoi có 1 góc vuông
3/ Dấu hiệu nhận biết:
SGK trang 107
A
B
C
D
E
F
450
450
Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên nêu đề và 
vẽ hình bài81 bảng phụ. 
Tứ giác AEDF là hình gì?
 Vì sao?
Tứ giác AEDF là hình vuông. Vì Â = 450 + 450 = 900 
và Ê = = 900
=> AEDF là hình chữ nhật 
mà AD là phân giác góc A
=> AEDF là hình vuông
 	4/ Hướng dẫn về nhà: (2’)
	Nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình đã học và mối liên hệ giữa chúng
	Làm bài tập 79b, 80, 82 SGK, 144, 145, 148 SBT
	Chuẩn bị tiết sau Luyện tập
	IV/ RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_22_hinh_vuong_huynh_van_ro.doc