Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 11: Luyện tập (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 11: Luyện tập (Bản chuẩn)

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Củng cố về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng (một trục), về hình có trục đối xứng.

- Kĩ năng: Vẽ hình đối xứng của một hình qua trục đối xứng, kĩ năng nhận biết hai hình đối xứng nhau qua một trục, hình có trục đối xưng trong thực tế.

- Thái độ: Nghiêm túc trong các hoạt động.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ, compa, thước thẳng.

- HS: Compa, thước thẳng.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp gợi mở vấn đáp.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 11: Luyện tập (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/09/2010
Ngày giảng: 22/09/2010
Tiết 11
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Củng cố về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng (một trục), về hình có trục đối xứng.
- Kĩ năng: Vẽ hình đối xứng của một hình qua trục đối xứng, kĩ năng nhận biết hai hình đối xứng nhau qua một trục, hình có trục đối xưng trong thực tế.
- Thái độ: Nghiêm túc trong các hoạt động.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, compa, thước thẳng.
- HS: Compa, thước thẳng.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp gợi mở vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án và biểu điểm
+ Phát biểu định nghĩa về hai điểm đối xứng qua một đường thẳng d.
+ Cho một đường thẳng d và một đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng A’B’ đối xứng với đoạn thẳng AB qua d.
+ Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó. (4đ)
+ Vẽ đúng (6đ)
III. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV cho HS làm bài tập 36 SGK 
GV nhận xét bài làm của bạn ?
GV: Nêu bài 37 SGK
Tìm các hình có trục đối xứng trên hình 59.
(Hình vẽ trên bảng phụ)
GV nêu bài 39.
GV đọc to đè bài, ngắt từng ý, yêu cầu HS vẽ hình theo lời GV đọc.
GV ghi kết luân:
AD+DB<AE+BE
GV: Phát hiện những cặp đoạn thẳng bằng nhau?
GV: Tính tổng:
AD + BD =
AE + EB =
GV: Tại sao AD + DB lại nhỏ hơn AE + EB?
GV áp dụng kết quả câu a hãy trả lời câu hỏi b?
GV nêu bài 41 SGK.
HS lên bảng trình bày.
HS nêu nhận xét.
Hai HS lên bảng vẽ trục đối xứng của các hình.
HS đọc đề bài.
Một HS vẽ hình trên bảng theo hướng dẫn của GV.
HS: AD = CD và AE = CE
HS:
AD + DB = CD + DB = CB
AE + EB = CE + EB
HS: Vì CB < CE + EB (bất đẳng thức tam giác)
HS trả lời.
Lần lượt trả lời.
Bài tập 36 (SGK tr87):
a) Theo dề bài ta có:
Ox là trung trực của AB 
Oy là trung trực của AC 
OB = OC (=OA)
b) Xét hai tam giác cân OAB và OAC, ta có:
; 
= 500 
Vậy
 = 2.50 
 = 1000
Hay 
Bài 37(SGK tr87)
Hình 59a có hai trục đối xứng.
Hình 59b, c, d, e, i mỗi hình có một trục đối xứng.
Hình 59g có năm trục đối xứng.
Hình 59h không có trục đối xứng.
Bài tập 39 (SGK tr88):
a) 
AD + DB = CD + DB = CB (1)
AE + EB = CE + EB (2)
Mà CB < CE + EB (bất đẳng thức tam giác) (3)
Từ (1), (2), (3) 
b) Vậy con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường ADB.
Bài tập 41 (SGK tr88)
a) Đúng. b) Đúng.
c) Đúng. d) Sai.
IV. Củng cố:
- Định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng.
- Định nghĩa hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng.
- Định nghĩa hình có trục đối xứng.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Bài tập 40, 42 (SGK – tr88,89).
- Bài tập cho HS khá: Bài 63,67, 71, 72 SBT tr66,67).
E. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_11_luyen_tap_ban_chuan.doc