Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1: Tứ giác - Hoàng Thị Huệ

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1: Tứ giác - Hoàng Thị Huệ

A.MỤC TIÊU:

Qua bài này, học sinh cần đạt được những yêu cầu tối thiểu sau:

 1. Kiến thức: - Hiểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi

+ Biết định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi

+ Biết định lí về tổng các góc trong một tứ giác và vận dụng được định lí về tổng các góc của một tứ giác để tính số đo góc

 2. Kỹ năng: - Vận dụng được định lí về tổng các góc của một tứ giác

 3. Thái độ: - Bước đầu biết được cách suy luận logic trong chứng minh hình học

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề

 C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

 *Giáo viên: Bảng phụ ?2

 * Học sinh: Thước, com pa, bảng nhóm

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sĩ số: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (0’) Không

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề: (3’) Hãy phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác?

Các em hãy dự đoán xem tổng các góc trong một tứ giác là bao nhiêu?

Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.

b. Triển khai bài dạy:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1: Tứ giác - Hoàng Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 Ngày soạn: 20/ 8/ 2011
 TIẾT 1 TỨ GIÁC
A.MỤC TIÊU:
Qua bài này, học sinh cần đạt được những yêu cầu tối thiểu sau:
 1. Kiến thức: - Hiểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi
+ Biết định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi
+ Biết định lí về tổng các góc trong một tứ giác và vận dụng được định lí về tổng các góc của một tứ giác để tính số đo góc
 2. Kỹ năng: - Vận dụng được định lí về tổng các góc của một tứ giác 
 3. Thái độ: - Bước đầu biết được cách suy luận logic trong chứng minh hình học 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
 C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 *Giáo viên: Bảng phụ ?2
 * Học sinh: Thước, com pa, bảng nhóm
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sĩ số: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (0’) Không
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (3’) Hãy phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác?
Các em hãy dự đoán xem tổng các góc trong một tứ giác là bao nhiêu?
Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (18’)
Gv: Hãy quan sát hình 1 (SGK) và cho biết: Mỗi hình vẻ trên có bao nhiêu đoạn thẳng, chúng có đặc điểm gì?
Hs: Trả lời
GV: Chốt lại
+Gồm bốn đoạn thẳng “khép kín”
+Bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Các hình trên là các tứ giác. Vậy tứ giác ABCD là hình gì?
HS: Theo dõi và trả lời
GV: Giới thiệu đỉnh, cạnh của tứ giác.
HS: Lắng nghe
GV: Yêu cầu hs thực hiện ?1
HS: Thực hiện ?1 
GV: Chỉ có tứ giác ở hình 1.a (SGK) luôn nằm trong một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.Tứ giác ABCD trên hình 1a gọi là tứ giác lồi.(từ đó giới thiệu định nghĩa tứ giác lồi)
GV: Giới thiệu “chú ý”
HS: Thực hiện ?2 trên bảng phụ
GV:Chuyển ý: Như vậy, ta đã biết thế nào là tứ giác, tứ giác lồi. Để tìm hiểu xem tổng các góc trong một tứ giác bằng bao nhiêu độ ta đi vào phần 2
Hoạt động 2 (12’)
GV: Vấn đề đặt ra ở đầu tiết học là làm thế nào để tính tổng các góc của một tứ giác?
GV: Nhắc lại định lí về tổng ba góc trong một tam giác
HS: Nhắc lại về định lí tổng ba góc trong một tam giác.
GV: Cho một tứ giác tuỳ ý. Dựa vào định lí tổng ba góc của một tam giác, hãy tính tổng các góc của một tứ giác?
HS: Đề xuất phương án tính tổng (kẻ đường chéo của tứ giác để tạo thành hai tam giác )
-HS phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác.
GV: Khẳng định lại định lí.
Áp dụng định lí trên, em hãy tìm số đo x trong các hình vẽ sau:
Hình vẽ: (Bảng phụ) 
HS: Trao đổi theo nhóm đề thực hiện
GV; gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả và giải thích.
GV: Lưu ý với hs tứ giác ở hình5b.
1.Định nghĩa:
Các hình vẽ trên là các tứ giác.
*Định nghĩa:
Sgk
*Định nghĩa tứ giác lồi: là tứ giác luôn nằm về cùng một phía bờ là đường thẳng chứa bất cứ cạnh nào của tứ giác.
*Chú ý:(SGK)
2.Tổng các góc của một tứ giác:
* Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
GT Tứ giác ABCD
KL = 3600
Chứng minh:
Nối A với C. Ta có:
ABC có: 
ADC có: 
Do đó: 
+
Hay 3600
Suy ra: = 3600
* Áp dụng:
Tìm số đo x trong các hình vẽ sau:
+Hình 5
x = 3600 – (1200 + 800 + 1100) = 500
x = 3600 - (900 +900 + 900) = 900
x = 3600 – (900 + 650 + 900) = 1150
4 Củng cố: (10’)
GV: ?Qua bài học hôm nay các em cần nắm những kiến thức gì?
HS : Nhắc toàn bộ kiến thức vừa được học
 -Làm bài tập 1 sgk
5. Dặn dò: ( 1’)
- Xem lại toàn bộ kiến thức vừa học: Định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, định lí về tổng các góc trong một tứ giác
- BTVN: 3,4 (SGK).
- Xem trước bài hình thang

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_1_tu_giac_hoang_thi_hue.doc