/ Định nghĩa:
Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA. Trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm một đường thẳng.
• Bốn điểm A, B, C, D gọi là 4 đỉnh của tứ giác ABCD.
• Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh của tứ giác ABCD.
?1
Tứ giác ở hình 1a luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
• Tứ giác lồi: Sgk tr.65
• Chú ý: Sgk tr.65
?2
a/ Hai đỉnh kề nhau: A và B; B và C; C và D; D và A.
Hai đỉnh đối nhau: A và C; B và D.
b/ Đường chéo AC; BD.
c/ Hai cạnh kề nhau: AB và BC; AD và CD; BC và CD; AB và DA.
Hai cạnh đối nhau: AB và CD; AD và BC.
d/ Góc A; B; C; D.
Hai góc đối nhau: A và C; B và D.
e/ Điểm nằm trong tứ giác : M; P
Điểm nằm ngoài tứ giác: N; Q.
2/ Tổng các góc của một tứ giác:
• Xét ABC:
Ta có: A1+B+C1 = 1800 (1)
• Xét ADC:
Ta có: A2+D+C2=1800 (2)
(1) + (2) A1+B+C1+A2+D+C2= 3600
Suy ra A+B+C+D = 3600
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
Chương I: TỨ GIÁC Mục tiêu chương: Chương I cung cấp cho học sinh một cách tương đối hệ thống các kiến thức về tứ giác: tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông (bao gồm: định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhân biết). Chương I cũng giới thiệu 2 hình đối xứng nhau qua đường thẳng, 2 hình đối xứng nhau qua 1 điểm. Các kỹ năng vẽ hình, tính toán, đo đạc, gấp hình tiếp tục được rèn luyện trong chương 1. kỹ năng lập luận và chứng minh hình học được coi trọng: hầu hết các định lý trong chương đều được chứng minh hoặc gợi ý chứng minh rõ ràng. Bước đầu rèn luyện cho học sinh những thao tác tư duy như quan sát và dự đoán khi giải toán, phân tích tìm tòi cách giải và trình bày lời giải của bài toán, nhận biết được các quan hệ hình học đã học vào thực tiễn. Bài 1 Tuần 1 TỨ GIÁC Tiết : 01 Ngày dạy 1/- MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh cân nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi. Kỹ năng: Học sinh biết vẽ, gọi tên các yếu tố, biết tính số đo góc của một tứ giác lồi. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản. 2/-TRỌNG TÂM: -Tứ giác 3/- CHUẨN BỊ: - Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng, phấn màu, bài tập trắc nghiệm và tự luận toán 8 . - Học sinh: bảng nhóm, dụng cụ học tập, ôn lại tổng các góc của một tam giác, xem tr ước nội dung bài “Tứ giác”. 4/- TIẾN TRÌNH: 4.1/- Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện. 4.2/- Kiểm tra miệng: Thay bằng phần giới thiệu nội dung chương trình lớp 8 phần hình học. 4.3/- Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sgk. Hỏi: Quan sát các hình trên và cho biết: Mỗi hình có bao nhiêu đoạn thẳng? GV(Hỏi): Ở mỗi hình có bất kỳ 2 đoạn thẳng nào nằm trên một đường thẳng nào không? GV (Hỏi tiếp): Các hình đó gọi là tứ giác. Vậy tứ giác là gì? GV (Nhấn mạnh): tứ giác là hình: + Gồm có 4 đoạn thẳng khép kin. + Bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng. Hỏi: Các hình trên bảng có phải là tứ giác không? Vì sao? Hỏi: Hãy định nghĩa tứ giác ABCD? Hỏi:Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là gì của tứ giác ABCD? Yêu cầu học sinh làm ?1 Tứ giác đó gọi là tứ giác lồi. Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét. Sau đó gọi học sinh khác đọc định nghĩa. Giáo viên nhấn mạnh chú ý. Cho học sinh làm ?2. Hoạt động 2: Hãy nhắc lại định lý về tổng 3 góc trong 1 tam giác? Yêu cầu 1 học sinh vẽ tứ giác ABCD và 1 đường chéo của tứ giác lên bảng. Vận dụng định lý tổng 3 góc của một tam giác vào 2 tam giác ABC và tam giác DAC ta có được điều gì? Ta cộng (1) với (2) theo vế ta được điều gì? Vậy tổng các góc trong 1 tứ giác bằng bao nhiêu? GV nhận xét ghi lên bảng. 1/ Định nghĩa: Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA. Trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm một đường thẳng. Bốn điểm A, B, C, D gọi là 4 đỉnh của tứ giác ABCD. Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh của tứ giác ABCD. ?1 Tứ giác ở hình 1a luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác. Tứ giác lồi: Sgk tr.65 Chú ý: Sgk tr.65 ?2 a/ Hai đỉnh kề nhau: A và B; B và C; C và D; D và A. Hai đỉnh đối nhau: A và C; B và D. b/ Đường chéo AC; BD. c/ Hai cạnh kề nhau: AB và BC; AD và CD; BC và CD; AB và DA. Hai cạnh đối nhau: AB và CD; AD và BC. d/ Góc ÐA; ÐB; ÐC; ÐD. Hai góc đối nhau: ÐA và ÐC; ÐB và ÐD. e/ Điểm nằm trong tứ giác : M; P Điểm nằm ngoài tứ giác: N; Q. 2/ Tổng các góc của một tứ giác: Xét DABC: Ta có: ÐA1+ÐB+ÐC1 = 1800 (1) Xét DADC: Ta có: ÐA2+ÐD+ÐC2=1800 (2) (1) + (2) óÐA1+ÐB+ÐC1+ÐA2+ÐD+ÐC2= 3600 Suy ra ÐA+ÐB+ÐC+ÐD = 3600 Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 4.4/-Câu hỏi, bài tập củng cố: Bài 1 (hình 5b, 5d, 6b) SGK tr.66 Hướng dẫn: Hình 5b: x = 90o Hình 5d: x = 75o Hình 6b: x = 36o 4.5/- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Xem lại và nắm vững: Tứ giác ABCD là gì?, tổng các góc của một tứ giác.. Bài tập về nhà : 1 (5a, c, 6a); 2; 4; 5 sgk tr.66,67. Xem trước bài hình thang. + Khi nào thì một tứ giác gọi là hình thang? + Muốn cm một tứ giác là hình thang ta làm như thế nào? + hình thang cần thêm điều kiện gì để trở thành hình thang vuông? 5/- RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung Phương pháp Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học: Bài 2 Tuần HÌNH THANG 1 Tiết: 02 Ngày dạy: 1/- MỤC TIÊU: - Kiến thức:Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. - Kỹ năng: Biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông. Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang. Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau (Hai đáy nằm ngang, hai đáy không nằm ngang) ở các dạng đặc biệt (Hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau). - Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình cũng như trong lập luận chứng minh. 2-TRỌNG TÂM: -Hình thang 3/- CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thước thẳng, ê ke, bảng phụ, phiếu học tập . - Học sinh: Ê ke, bảng nhóm, dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 1. 4/- TIẾN TRÌNH: 4.1- Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện. 4.2/- Kiểm tra miệng: - Học sinh: 1/ Nêu định nghĩa tứ giác ABCD? Vẽ hình. (3 đ) 2/ Bài tập: Cho tứ giác ABCD như hình vẽ: a/ Tìm x? (4 đ) b/ chứng minh : AB // CD. (2 đ) (Xác định gt, kl đúng: 1 đ) Đáp án: 1/ Định nghĩa :Sgk tr.64 (2 đ) Vẽ hình: (1 đ) gt kl Tứ giác ABCD ÐA = 70o; ÐB =100o; ÐC = 60o a/ x = ? b/ AB // CD 2/ (1 đ) a/ Tìm x? (4 đ) Ta có ÐA = 180o-ÐA1 (Hai góc kề bù) = 180o – 70o =100o Xét tứ giác ABCD có: ÐA + ÐB + ÐC + ÐD = 360o Û110o + 120o + 60o + x = 360o Û x = 70o Vậy x = 70o hay ÐD = 70o b/ Ta có ÐA = ÐD (2 đ) Mà 2 góc ở vị trí đồng vị. Suy ra AB // CD. 4.3/- Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 GV(hỏi): Hai cạnh AB và CD gọi là 2 cạnh gì của tứ giác ABCD? Hai cạnh AB và CD có gì đặc biệt? GV: Tứ giác ABCD có AB // CD còn có tên gọi nào khác không? Tứ giác ABCD trên có hai cạnh đối song song nhau, được gọi là hình thang ABCD. Vậy khi nào thì tứ giác được gọi là hình thang? GV: Thế nào là hình thang? Giáo viên gọi học sinh nêu định nghĩa. Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình thang. Giới thiệu cho học sinh biết 2 cạnh đáy (2 cạnh song song), đường cao, đáy lớn, đáy bé, Yêu cầu học sinh làm ?1. (Hỏi): Trong hình thang có mấy đường cao? Yêu cầu học sinh làm ?2 Gọi một học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào tập. (Hỏi): Em có nhận xét gì về hình thang có 2 cạnh đày bằng nhau? (Hỏi): Qua bài tập này ta rút ra được nhận xét gì? (Hỏi):Ta đã biết hai đường thẳng song song thì 2 góc trong cùng phía bù nhau. Áp dụng tính chất này vào hình thang ta sẽ có được điều gì? Học sinh (TL): 2 góc kề một cạnh bên bù nhau. GV chuẩn bị bài tập. (Hỏi): Trong hình thang ABCD, BC là đường gì? Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm. nhận xét bài làm của học sinh theo nhóm. (Chuyển ý): Trong hình thang trên ta có ÐA = 90o. Vậy hình thang ABCD là hình gì? Vẽ hình. Hoạt động 2 Thế nào là hình thang vuông? 1/ Định nghĩa: Hình thang là tứ giác có 2 cạnh đối song song. Hình thang ABCD ( AB // CD) ?1 a/ Các tứ giác là hình thang: ABCD( BC // AD); GFEH (GF // HE). b/ Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau. ?2 a/ Ta có: DABC = DADC (g.c.g) suy ra: AB = DC; BC = AD. b/ Xét DABC và DADC: ta có: AB = DC (gt) ÐA1 = ÐC2 (AB // DC) AC: Cạnh chung. Suy ra: DABC = DADC (c.g.c) Suy ra: ÐC1 = ÐA2; Bc = AD Suy ra: BC // AD * Nhận xét: SGK tr.70 * Bài 7c Ta có: ÐB + ÐC = 180o Û x + 90o = 180o Û x = 90o tương tự ta có: ÐA + ÐD =180o Û y +60o = 180o Û y = 120o 2/ Hình thang vuông: Hình thang ABCD có: ÐA = Ð D = 90o Ta gọi ABCD là hình thang vuông. * Định nghĩa: Sgk tr.70 4.4/-Câu hỏi, bài tập củng cố: Để chứng minh một tứ giác là hình thang ta làm như thế nào? Đáp án: Ta chứng minh hai cạnh đối song song. Để chứng minh một tứ giác là hình thang vuông ta làm như thế nào? Bài 7 sgk tr.71 Hướng dẫn: x = 100o y = 140o Bài 8 sgk tr.71 ÐA = 100o ÐB = 120o ÐD = 80o ÐC = 60o 4.5- Hướng dẫn học sinh tự học: Nắm vững và học thuộc định nghĩa, và các tính chất của hình thang, hình thang vuông. Bài tập về nhà: 6; 9; 10 sgk tr.71 Xem trước bài 3: Hình thang cân. ? Hình thang có 2 góc kề một đáy bằng nhau gọi là gì? ? Trong hình thang cân, 2 cạnh bên ( 2 đường chéo) có quan hệ gì? ? Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang cân ta làm như thế nào? Ôn lại định nghĩa tam giác cân và tính chất của tam giác cân. * Tiết sau mang theo thước đo góc. 5/- RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung Phương pháp Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học: Bài 3 Tuần 2 HÌNH THANG CÂN Tiết: 03 Ngày dạy: 1/- MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nắm được định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân. - Kiến thức: Biết vẽ hình thang cân, biết sữ dụng định nghĩa và tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân. - Thái độ:Rèn luyện tính cẩn thận, và cách lập luận trong chứng minh hình học. 2-TRỌNG TÂM: -Hình thang cân 3/- CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Bảng phụ, thước đo góc, thước thẳng, phấn màu. - Học sinh: Bảng nhóm, dụng cụ học tập, hoàn thành phần chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu của tiết 2. 4/- TIẾN TRÌNH: 4.1- Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện. 4.2- Kiểm tra miệng: Học sinh: Bài 1/ Để chứng minh một tứ giác là hình thang ta làm như thế nào? (2 đ) Bài 2/ cho tứ giác ABCD: AD = BC; AC là tia phân giác của ÐA, như hình vẽ: Chứng minh: ABCD là hình thang. (8 đ) Đáp án: Bài 1/ Ta chứng minh tứ giác có hai cạnh đối song song với nhau. (2đ) Bài 2/ Xét DABC, ta có: AB = BC (gt) Suy ra: DABC cân tại A. 2 đ Suy ra: ÐBAC = ÐBCA 1 đ Mà: ÐBAC = ÐDAC (AC là tia phân giác của ÐA) 1 đ Suy ra: ÐBCA = ÐDAC 1 đ Suy ra: AD // BC 2 đ Suy ra: ABCD là hình thang. 1 đ 4.3- Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV (Đặt vấn đề): Trong hình bên (Hình 13), ta thấy hình thang ABCD (AB // CD) có gì đặc biệt? Học sinh (TL): Có 2 góc kề một cạnh đáy bằng nhau. Hoạt động 1: GV: ABCD gọi là hình thang cân. Vậy khi nào thì hình thang được gọi là hình thang cân, và hình thang cân có những tính chất gì? (Hỏi): Thế nào là hình thang cân? Học sinh (TL): hình thang cân là hình thang có 2 góc kề một cạnh đáy bằng nhau. GV hướng dẫn học sinh cách vẽ hình. Gọi học sinh tóm tắt định nghĩa. Yêu cầu học sinh làm ?2. Nêu chú ý. (Nêu bài toán ở bảng phụ): Cho hình thang cân ABCD (AB // CD). Chứng minh: BC = AD. Hoạt động 2 Gọi học sinh đọc đề bài, vẽ hình, xác định gt, kl. Nếu gọi O là giao điểm ... a giác ABCDE là gì? Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chốt lại. GV: Các điểm A, B, C, D, E được gọi là gì? Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA gọi là gì? ? Tại sao hình gồm 5 đoạn thẳng dưới đây không phải là đa giác: ? Quan sát các hình 115, 116, 117 ta thấy các đa giác này là đa giác lồi. hãy dựa vào định nghĩa tứ giác lồi, cho biết thế nào là đa giác lồi. Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại nêu thành định nghĩa. ? Tại sao các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi? Nêu chú ý. Yêu cầu học sinh làm ?3 Hoạt động 2: Những đa thức có n cạnh (n 3) gọi là hình n cạnh hay hình n giác. Với n = 3, 4, 5, 6, 8 gọi là hình tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, bát giác. Với n = 7; 9; 10 gọi là hình 7 cạnh, 9 cạnh, 10 cạnh. Các em có nhận xét gì về các cạnh, các góc của tam giác đều, hình vuông ( Tứ giác đều), ngũ giác đều, lục giác đều? Các đa giác trên gọi chung là đa giác đều. Thế nào là đa giác đều? Gọi học sinh làm ?4 Tam giác đều có bao nhiêu trục đối xứng? Tứ giác đều có bao nhiêu trục đối xứng? Ngũ giác đều có bao nhiêu trục đối xứng? Lục giác đều có bao nhiêu trục đối xứng? Đa giác đều có bao nhiêu trục đối xứng? 1/. Khái niệm về đa giác: Đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA. Trong đó khong có bất kỳ hai đoạn thẳng nào thuộc một đường thẳng. A, B, C, D, E: Các đỉnh. AB, BC, CD, DE, EA: Các cạnh. Chú ý: Sgk –tr.114 ?3 Các đỉnh là các điểm: A, B, C, D, E. Các đỉnh kề nhau: A và B, B và C, C và D, D và E, E và G, G và A. Các đường chéo: AC, AD, AE, BG, BD, BE, GC, CE, DG. Các góc: Các điểm nằm trong: M, N, P. Các điểm nằm ngoài: R, Q. 2/. Đa giác đều: Định nghĩa: Sgk –tr.115 ?4 Tam giác đều có 3 trục đối xứng. Tứ giác đều có 4 trục đối xứng. Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng. Lục giác đều có 6 truc đối xứng. 4.4/- Câu hỏi, bài tập củng cố: - Bài 2 (Sgk – tr. 115) Lời giải: a) Hình thoi. b) Hình chữ nhật. - Bài 4( sgk – tr.115) Công thức tính tổng số đo các góc của đa giác có n đỉnh: ( n- 2 ).1800. 4.5/- Hướng dẫn HS tự học: - Học bài và nắm vững các khái niệm. - BTVN: 1; 3; 5 (Sgk –tr.115) - Xem trước bài 2: Diện tích hình chữ nhật ? Thế nào là diện tích của đa giác? ? Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông? ? Nêu công thức tính diện tích tam giác vuông? 5/- RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: BÀI :2 DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT TUẦN: 14 Tiết: 27 Ngày dạy: 1/- MỤC TIÊU: - Kiến thức: Học sinh nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông; Học sinh hiểu rằng để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác. - Kỹ năng: Học sinh vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán. - Thái độ: Rèn tính tư duy, linh hoạt, cẩn thận, chinh xác cho học sinh. 2/-TRỌNG TÂM: Công thức tính diện tích hình chữ nhật 3/- CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Bảng phụ, - Học sinh: Dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 26. 4/- TIẾN TRÌNH: 4.1/- Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện. 4.2/- KT miệng: - Học sinh: 1) Nêu định nghĩa đa giác lồi? Vẽ hình? 2) Nêu định nghĩa hình chữ nhật, hình vuông? Vẽ hình minh hoạ? Đáp án: 1) Định nghĩa: Sgk –tr.114 2.5 đ Vẽ hình: 1.5 đ 2) Định nghĩa hình chữ nhật: Sgk – tr.97 2 đ 1 đ Định nghĩa hình vuông: Sgk –tr. 107 2 đ 1 đ 4.3/- Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: GV: Kẻ sẵn hình 121 ở bảng phụ. Yêu cầu học sinh làm ?1 Thông qua bài tập hãy cho biết diện tích đa giác là gì? Mỗi đa giác có bao nhiêu diện tích? Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích như thế nào? Giáo viên nêu tiếp những tính chất còn lại của diện tích đa giác. Nêu cách ghi diện tích đa giác bằng ký hiệu. Cho học sinh quan sát hình 121 tứ giác D: Ta có D là hình chữ nhật, theo tính chất 1, 2 nên ta có S = 4.2 = 8 cm2. với 2: Độ dài chiều rộng. 4: Độ dài chiều dài. Hoạt động 2: Vậy diện tích hình chữ nhật là gì? Ta đã biết hình vuông là hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau, tức 2 kích thước là một. Vậy diện tích hình vuông là gì? Theo hình vẽ ta có diện tích hình chữ nhật bằng mấy diện tích tam giác vuông? Từ đó suy ra diện tích tam giác vuông bằng gì? Đó chính là định lý diện tích tam giác vuông. Hãy phát biểu định lý đó? Yêu cầu học sinh làm ?3 1/ Khái niệm diện tích đa giác: Diện tích đa giác là số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác nào đó. Mỗi đa giác có một diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương. Diện tích đa giác ABCDE kí hiệu là SABCDE hay là S. 2/ Công thức tính diện tích hình chữ nhật: Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó. S = a.b a, b: Kích thước của hình chữ nhật. 3/ Diện tích hình vuông, tam giác vuông: ?3 SHình chữ nhật = 2.STam giác vuông Suy ra STam giác vuông = SHình chữ nhật : 2= a.b 4.4/- Câu hỏi, bài tập củng cố: - Bài 6( SGK – tr.118) Lời giải: a) Tăng 2 lần. b) Tăng 9 lần. c) Không tăng. - Bài 7: Lời giải: Phòng không đạt chuẩn về ánh sáng. 4.5/- Hướng dẫn HS tự học: - Học vững và nắm vững công thức tính diện tích hình cữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. - Bài tập về nhà: 8, 9, 10 ( SGk – tr.118) - Tiết sau luyện tập. 5/- RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: LUYỆN TẬP TUẦN: 14 Tiết: 28 Ngày dạy: 1/- MỤC TIÊU: - Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại các công thức tính diện tích của hình chữ nhật, tam giác vuông. - Kỹ năng: rèn kỹ năng vẽ hình, vận dụng các tính chất đã học của diện tích đa giác vào giải bài tập, rèn cách trình bày, lập luận trong chứng minh tính toán, cách trình bày một bài toán. - Thái độ: giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận. 2/TRỌNG TÂM: -Giải bài tập tính diện tích 3/- CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, hai tam giác vuông bằng bìa cứng. - Học sinh: Dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu của giáo viên ở phần hướng dẫn về nhà của tiết 27. 4/- TIẾN TRÌNH: 4.1/- Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện. 4.2/- Sửa bài tập cũ: - Học sinh 1: 1) Muốn tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông ta làm như thế nào? 2) Bài 9 ( Sgk – tr.119) Đáp án: 1) Định lý: Sgk – tr. 119 2 đ Định lý: Sgk –tr. 119 2 đ 2) Diện tích hình vuông: 144 cm2. SABE = (cm2) Theo đề bài ta có: 6 đ 4.3/-Luyện bài tập mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học GV: Gọi học sinh đọc đề bài. Yêu cầu học sinh vẽ hình, xác định gt, kl. Nhận xét bài làm của học sinh. SBCHF bằng gì? ? SABB’A’ = ? ? SAEGC = ? ? SAEGC + SABB’A’ = ? ? Tam giác ABC là tam giác vuông thì ta có được điều gì? Yêu cầu học sinh làm theo trình tự câu hỏi của bài. Diện tích các hình này có bằng nhau không? Chuẩn bị hình vẽ, đề bài ở bảng phụ. Gọi học sinh xác định gt, kl của bài toán. Theo tính chất 2 của diện tích ta có điều gì? ( SEFBK=?) ? SADC – SAEH – SEGC bằng diện tích đa giác nào? Theo tính chất nào? 1. Bài 9: (Sgk –tr.119) 2. Bài 10 (Sgk –tr.119) gt kl ΔABC: ABB’A’; ACGE; BFHC là hình vuông So sánh SBCHF và SABB’A’ + SAEGC Ta có: SABB’A’=BC2 SABB’A’ + SAEGC = AB2 + AC2 Theo định lý Pytago: BC2 = AB2 + AC2 Suy ra: SBCHF = SABB’A’ + SAEGC 3. Bài 11 ( Sgk –tr. 119) Diện tích các hình bằng nhau. Vì đều bằng diện tích của 2 tam giác vuông . 4. Bài 13 ( Sgk –tr.119) gt kl ABCD: Hình chữ nhật E AC; FG // AD; AB //HK HKHK = {E} FG SEFBK = SEGDH Ta có: SEFBK = SABC – SAEF – SEKC = SADC – SAEH – SEGC = SAHEG 4.4/-Câu hỏi, bài tập củng cố: GV: Nhắc lại các tính chất của diện tích đa giác? HS: trả lời sgk/117+118 Bài học kinh nghiệm: Diện tích hình chữ nhật này có thể bằng diện tích hình chữ nhật kia nhưng hình dạng của chúng có thể không giống nhau (Bài 13/tr119sgk) 4.5/- Hướng dẫn HS tự học: - Xem lại các bài tập đã giải. - Bài tập: 12; 14; 15 (Sgk –tr.119,120) - Xem trước bài 3: Diện tích tam giác: ? Diện tích tam giác bằng gì? 5/- RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: BÀI 3 DIỆN TÍCH TAM GIÁC Tuần 15 Tiết: 29 Ngày dạy: 1/- MỤC TIÊU: - Kiến thức:Học sinh nắm vững công thức tính diện tích tam giác, biết chứng minh định lý một cách chặt chẽ gồm ba trường hợp và biết trình bày gọn ghẽ chứng minh đó. - Kỹ năng: Học sinh vận dụng được công thức tính diện tích tam giác trong giải toán, vẽ được hình chữ nhật hoặc tam giác bằng diện tích của một tam giác. - Thái độ: Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác. 2/TRỌNG TÂM: -Diện tích tam giác 3/- CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thước thẳng, ê ke, bảng phụ, bài tập áp dụng. - Học sinh: giấy rời, kéo, dụng cụ học tập. 4/- TIẾN TRÌNH: 4.1/- Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện. 4.2/- Kiểm tra miệng: - Học sinh: 1) Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác vuông? 4 đ 2) Cho một mảnh vườn hình chữ nhật dài 700 m, rộng 400m. Tính diện tích mảnh vườn đó theo đơn vị là: m2, Km2, a, ha. 6 đ Đáp án: 1) Diện tích hình chữ nhật: Sgk –tr. 117 2 đ Diện tích tam giác vuông: Sgk –tr. 118 2 đ 2) Diện tích mảnh vườn là: S = 700 . 400 = 280000(m2) = 0.28(km2) = 2800 (a) = 28 (ha) 6 đ 4.3/- Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 GV Giới thiệu vào bài: Cho học sinh quan sát bảng phụ: ? Cho biết diện tích SABC? ? Từ A kẻ AH vuông góc với BC tại H. Cho biết độ dài AH, BC? ? So sánh AH.BC với SABC? Đó chính là công thức tính diện tích tam giác ABC. Gọi học sinh đọc định lý. Hoạt động 2 ? Khi B trùng H thì SABC = ?Vì sao? ? SABC bằng tổng diện tích của những tam giác vuông nào? ? SABH = ? ? S AHC= ? ?SABC = ? ? S AHC= ? ? SABH = ? ? S AHC= ? Từ ba trường hợp trên ta thấy diện tích tam giác bằng gì? Đưa bài tập Yêu cầu học sinh tự đọc đề bài và trả lời. Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ ?3 Học sinh có thể thực hiện như sgk hoặc theo hướng dẫn của giáo viên. 1/ Định lý: Diện tích tam giác bằng nửa tích một cạnh với đường cao tương ứng với cạnh đó. S = a.h 2/ Chứng minh: a) Trường hợp 1: Khi BH thì ΔABC có Suy ra SABC=AB.BC b) Trường hợp 2: c) Trường hợp 3: Bài tập Chọn câu trả lời đúng: Cho hình vẽ: a) b) c) d) ?3 b) 4.4/-Câu hỏi, bài tập củng cố: - Bài 16 (Sgk –tr.121) - Bài 17 (Sgk –tr.121 Đáp số: SAOB = OA.OB = OM.OB Suy ra OA.OB = OM.OB Hay OA = OM 4.5/- Hướng dẫn HS tự học : - Học và nắm vững công thức tính diện tích tam giác. - Xem lại công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. - Ôn lại tính chất, định nghĩa, dấu hiệu nhận biết của các tứ giác đặc biệt đã học ở chương 1. - Bài tập về nhà: 18; 19; 20 ( Sgk –tr. 121,122) - Xem và chuẩn bị tốt bài 23. - Tiết sau luyện tập. 5/- RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Tài liệu đính kèm: