Giáo án Hình học Lớp 8 - Lưu Đình Thịnh (Bản 2 cột)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Lưu Đình Thịnh (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU.

- Học sinh hiểu sâu sắc hơn về các khái niệm cơ bản về đối xứng trục (Hai điểm đối xứng qua trục, hai hình đối xứng qua trục, trục đối xứng của một hình, hình có trục đối xứng)

- Rèn kĩ năng vẽ hình đối xứng của 1 điểm của 1 đoạn thẳng qua trục đối xứng, vận dụng tính chất 2 đoạn thẳng đối xứng qua một đường thẳng thì bằng nhau để giải các bài toàn thực tế.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS

 1. Giáo viên:

 - Bảng phụ, compa, thước thẳng

2. Học sinh:

 - Compa, thước thẳng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp :

 

doc 62 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Lưu Đình Thịnh (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10
Ngày soạn: 20/09/2010
Ngày giảng: 29/09/2010
đối xứng trục
I. Mục tiêu.
 - HS nắm được định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d.
- Nhận biết được hai đường thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng , hình thang cân là hình có trục đối xứng.
- Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước ,đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng.
- Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
- HS nhận biết được hình có trục đối xứng trong toán học và trong thực tế 
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. Giáo viên: thước thẳng , compa, thước phấn màu hình 53,54 phíng to tấm bìa chữ A, tam giác đều, hình tròn , hình thang cân.
	2. Học sinh: Thước thẳng , com pa, tấm bìa hình thang cân.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: ..... Vắng .....
- Sĩ số lớp 8B: ..... Vắng ......
2. Kiểm tra bài cũ :
? Đường trung trực của một đoạn thẳng là gì.
3. Nội dung bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: 1 Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng
GV: A’ là diểm đối xứng với A qua đường thẳng d và A là điểm đối xứng với A’ qua đường thẳng d.
Hai điểm A,A’ như trên gọi là hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng d.
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng .TA còn nói A,A’ đối xứng nhau qua d.
GV: Thế nào là hai điểm đối xứng qua đường thảng d.
GV cho HS đọc ĐN hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng.
A và A’ đối xứng nhau qua đường thẳng d.
ú
Đườn thẳng d là trung trực của đoạn thẳng AA’
GV: Nếu B nằmg trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B là điểm nào.
GV : Nêu quy ước
Định nghĩa : (SGK)
HS : Điểm đối xưnghs với điểm B là điểm B.
Quy ước : SGK
HĐ2: 2 Hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng.
GV : yêu cầu HS thực hiện ? 2 trt84 SGK.
Nêu nhận xét về diểm C’.
GV: Hai đoạn thẳng AB và A’B’ có đặc điểm gì ?
GV: Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng với nhau qua đường thẳng d, ứng với mỗi điểm C thuộc đoạn AB đều có một điểm C’ đối xứng với nó qua d thuộc đoạn thẳng A’B’ và ngược lại.
GV: Thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
GV : yêu cầu HS đọc lại định nghĩa tr 85 SGK
GV: treo bảng phụ hình 53,54 giới thiệu
GV: Người ta chứng minh được rằng nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
GV : Tìnm hiểu trong thực tế hình ảnh của hai hình đối xứng nhau qua một trục 
Trên hình 54 ta có hai hình h và h’ đối xứng với nhau qua d.
Điểm C’ thuộc đoạn thẳng A’ B’.
Hai đoạn thẳng AB và A’B’ có A’ đối xứng với A, B đối xứng với B’.
HS : Hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi hình đối xứng thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.
Kết luận (SGK)
Hai chiếc lá mọc đối xứng với nhau qua cành lá..
HĐ3: 3 Hình có trục đối xứng
GV cho HS làm ?3 SGK tr 86 
GV vẽ hình
GV: Điểm đối xứng với mỗi điểm của tam giác ABC là ở đâu ?
GV:AH là trrục đối xứng của tam giác ABC.
GV: Giới thiệu định nghĩa.
GV yêu cầu HS làm ? 4
(Đề bài và hình vẽ lên bảng phụ)
GV đưa tấm bìa hình thang cân ABCD (AB//DC) 
GV: Hình thang cân có trục đối xứng không, là đường nào.
GV : Thực hiện gấp hình minh hoạ.
HS Tam giác ABC cân tại A. Hình đối xứng với cạnh AB qua đường cao AH là AC .
Hình đối xứng với cạnh AC qua đường cao AH là cạnh AB
Hình đối xứng với đoạn BH qua AH là Ch và ngược lại.
Điểm đối xứng với môi điểm của tam giác cân ABC qua đường cao AH vẫn thuộc tam giác ABC .
HS đọc Định nghĩa
Hình thang cân có trục đối xứng là đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy.
HS thực hành gấp hình thang cân.
4. Củng cố.
 Bài 41 tr 88
 a/ Đúng	b/ Đúng
 c/ Đúng	d/ Sai
 Đoạn thẳng AB có hai trục đối xứng là đường thẳng AB và đường trung trực của đoạn thẳng AB.	 
5. Về nhà
Cần học kĩ , hiểu định nghĩa , các định lí ,tính chất trong bài.
Làm tốt các bài tập 35, 36, 37, 39 SGK tr87, 88.
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010
Tiết 11
Ngày soạn: 20/09/2010
Ngày giảng: 02/10/2010
Luyện tập
I. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu sâu sắc hơn về các khái niệm cơ bản về đối xứng trục (Hai điểm đối xứng qua trục, hai hình đối xứng qua trục, trục đối xứng của một hình, hình có trục đối xứng)
- Rèn kĩ năng vẽ hình đối xứng của 1 điểm của 1 đoạn thẳng qua trục đối xứng, vận dụng tính chất 2 đoạn thẳng đối xứng qua một đường thẳng thì bằng nhau để giải các bài toàn thực tế.
II. Chuẩn bị của GV - HS
	1. Giáo viên:
	- Bảng phụ, compa, thước thẳng
2. Học sinh:
	- Compa, thước thẳng
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: ..... Vắng .....
- Sĩ số lớp 8B: ..... Vắng ......
2. Kiểm tra bài cũ :
GV: Phát biểu định nghĩa về 2 điểm đối xứng qua 1 đường thẳng d.
GV: Cho 1 đường thẳng d và và một thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng A'B' đối xứng với đoạn thẳng AB qua d
- 1 học sinh lên bảng trình bày
- Học sinh cả lớp thực hành vẽ
- GV chốt lại:
+ Định nghĩa 2 điểm đối xứng:Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
+ Nêu cách vẽ điểm A' đối xứng với A qua d theo 2 bước
1. Dựng Ax vuông góc với d và cắt d tại H
2. Trên Ax lấy A' sao cho AH = HA'
3. Nội dung bài mới : 
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Bài tập 36 (SGK)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 36
- GV có thể hướng dẫn:
+ Dùng thước đo góc vẽ 
+ Vẽ các điểm B, c đối xứng với A qua Ox, Oy
+ Trả lời câu hỏi a, b
- Lớp nhận xét về các trình bày và kết quả làm bài của bạn
- Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại lời giải
a) Ta có:
- Ox là đường trung trực của AB do đó AOB cân tại O OA = OB (1)
- Oy là đường TT của AC, do đó 
 OAC cân tại O
 OA = OC(2)
- Từ 1, 2 OB = OC
b) Xét 2 tam giác cân OAB và OAC:
; 
 (gt)
Vậy: 
Hay 
HĐ2: Bài tập 39 (SGK)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 39 theo nhóm bàn
- Giáo viên quan sát các nhóm học sinh làm việc.
- Học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Giáo viên nhắc lại các bước làm trên bảng hoặc đưa ra lời giải mẫu trên bảng phụ
- Các nhóm học sinh làm việc tại chỗ
- Đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ hình và trình bày lời giải
a) Gọi C là điểm đối xứng với A qua d, D là giao điểm của d và BC, d là đường TT của AC, ta có:
AD=CD (vì D d), AE=CE (vì E d)
AD + DB = CD + DB = CB (1)
 AE + EB = CE +EB (2) 
mà CB < CE + EB (bất đẳng thức tam giác)
nên từ các hệ thức 1,2 AD + DB < AE + EB
b) AD + DB < AE + EB với mọi vị trí của E thuộc d.
Vậy con đường ngắn nhất mà bạn Tú đi từ A đến bờ sông d rồi về B là con đường từ A đến D rồi từ D về B (con đường ADB)
HĐ3: Bài tập 41 (SGK)
- Cho học sinh trả lời miệng bài tập 41
a) Đ
b) Đ
c) Đ
c) S
4. Củng cố. 
- Giáo viên nhắc lại các tính chất của trục đối xứng, hình đối xứng
5. Về nhà
- Xem lại lời giải các bài tập 
- Làm bài tập 40 (SGK), 62; 63; 64; 66 (tr66-SBT)
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010
Tiết 12
Ngày soạn: 27/09/2010
Ngày giảng: 06/10/2010
Hình bình hành 
I. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình bình hành 
- Biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành 
- Rèn luyện kí năng chứng minh hình học.
II. Chuẩn bị của GV - HS
	1. Giáo viên: - Bảng phụ nội dung ?3, thước thẳng
	2. Học sinh: Sgk, thước thẳng
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: ..... Vắng .....
- Sĩ số lớp 8B: ..... Vắng ......
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Nội dung bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: 1 Định nghĩa
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời ?1
- Thế nào là hình bình hành .
- Học sinh trả lời.
- Nêu cách vẽ 1 tứ giác là hình bình hành.
- Học sinh vẽ hình vào vở, 1 học sinh lên bảng vẽ
- Định nghĩa về hình thang và hình bình hành khác nhau ở chỗ nào .
- Hình bình hành có là hình thang không?
- Học sinh quan sát hình vẽ trả lời
 ?1
 Hình 67
ABCD là hình bình hành 
- Học sinh: Hình thang có 1 cặp cạnh //, hình bình hành có 2 cặp cạnh //.
- Hình bình hành là hình thang có 2 cạnh bên song song
HĐ2: 2. Tính chất
- Giáo viên cho HS quan sát hình H.67 yêu cầu học sinh dự đoán
- Giáo viên cho học sinh nhận xét và rút ra tính chất 
- Yêu cầu học sinh phát biểu đinh lí
- Ghi GT và KL của đl
- 1 học sinh lên bảng ghi
- GV: Nối A với C chứng minh: AB = CD; AD = BC; ; 
- Giáo viên yêu cầu học sinh chứng minh 
- GV: Có nhiều cách chứng minh định lí trên, ta có thể chứng minh theo những cách khác nhau. Các em về nhà xem thêm cách chứng minh trong SGK
- Cả lớp nghiên cứu và trả lời câu hỏi của giáo viên: AB = CD; AD = BC; ; 
OA = OC; OB = OD
* Định lí: SGK 
GT
ABCD là hình bình hành 
AC cắt BD tại O
KL
a) AB = CD; AD = BC
b) ; 
c) OA = OC; OB = OD
- 1 học sinh lên bảng trình bày.
- Học sinh còn lại chứng minh vào vở
HĐ3: 3. Dấu hiệu nhận biết
- Để chứng minh tứ giác là hình bình hành ta có thể chứng minh như thế nào.
- Giáo viên bổ sung và chốt lại, nêu dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành.
- Giáo viên cho Học sinh thảo luận nhóm và trả lời ?3
- Học sinh trả lời theo dấu hiệu trong Sgk
?3 Các tứ giác là hình bình hành:
+ ABCD vì AB = CD và AD = BC
+ EFGH vì ; 
+ PQRS vì PR cắt SQ tại O (O là trung điểm PR và QS)
+ XYUV vì XV//YU và XV = YU
4. Củng cố.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 44-tr92 SGK ( Giáo viên hướng dẫn sau đó 1 học sinh lên bảng trình bày)
Xét tứ giác BFDE có: DE // BF
 DE = BF (vì DE =AD, BF = BC, mà AD = BC)
 BFDE là hình bình hành BE = DF
5. Về nhà 
 - Học kĩ bài
 - Làm bài tập 43; 45 (tr92 - SGK)
 - Làm bài tập 83; 84; 85; 86 (SBT) 
 HD 45:
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010
Tiết 13
Ngày soạn: 27/09/2010
Ngày giảng: 08/10/2010
Luyện tập
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS củng cố đn hình bình hành là hình tứ giác có các cạnh đối song song ( 2 cặp cạnh đối //). Nắm vững các tính chất về cạnh đối, góc đối và đường chéo của hình bình hành. Biết áp dụng vào bài tập
- Kỹ năng: HS dựa vào dấu hiệu nhận biết và tính chất nhận biết được hình bình hành. Biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành, chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, 2 đường thẳng song song.
- Thái độ: Rèn tính khoa học, chính xác, cẩn thận. Tư duy lô gíc, sáng tạo.
II. Chuẩn bị của GV - HS
	1. Giáo viên: Compa, thước
	2. Học sinh: Compa, thước Sgk, sbt
III. tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: 36 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
- Sĩ số lớp 8B: 26 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
2. Kiểm tra bài cũ :
HS1: + Phát biểu định nghĩa HBH và các tính chất của HBH?
+ Muốn CM một tứ giác là HBH ta có mấy cách chứng minh? Là những cách nào? 
HS2: CMR nếu một tứ giác có các cạnh đối bằng nhau thì các cạnh đối song song với nhau và ngược lại tứ giác có các cạnh đối s ...  có điểm trong chung do đó: 
 SABCD = SABC + SACD
4. Củng cố.
Bài 6 (sgk)
a) a' = 2a ; b' = b S = a'.b' = 2a.b = 2ab = 2S
b) a' = 3a ; b' = 3b S = 3a.3b = 9ab = 9S
c) a' = 4a ; b' = b S' = 4a. b = ab = S
5. Về nhà
- Học bài & làm các bài tập: 7,8 (sgk) - Xem trước bài tập phần luyện tập.
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010
Tiết 28
Ngày soạn: / /2010
Ngày giảng: / /2010
Luyện tập
I. Mục tiêu.
- Củng cố các kiến thức về diện tích đa giác, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
- áp dụng vào việc tính toán diện tích của các hình.
- Có ý thức vận dụng vào cuộc sống trong việc tính toán diện tích
II. Chuẩn bị của GV - HS
	1. Giáo viên: 
	2. Học sinh: Sgk, sbt
III. tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: 36 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
- Sĩ số lớp 8B: 26 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
2. Kiểm tra bài cũ :
- HS 1: Nêu các tính chất của diện tích đa giác.
- HS 2: Viết công thức tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
3. Nội dung bài mới : 	 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập 9
- GV gợi ý cách làm bài:
? Tính = ?
? Tính = ?
Từ đó x = ?
- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV thu bài của một vài học sinh và chấm điểm.
- GV đưa hình vẽ lên bảng phụ
- Lớp thảo luận theo nhóm.
- GV yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV gời ý học sinh trả lời
? So sánh 
? So sánh 
? So sánh 
- Y/c học sinh làm bài tập 14 vào vở.
BT 9 (tr119 - SGK)
Diện tích hình vuông ABCD là:
mà 
 x.12 = 2.48 x = 8 (cm)
BT 11 (tr119 - SGK) (4')
BT 12 (tr119 - SGK) (7')
Hình 1: S = 6 ô vuông
Hình 2: 
Hình 3: 
BT 13 (tr119 -SGK)
Ta có: 
BT 14 ( tr119 - SGK)
4. Củng cố.
- HS nhắc lại công thức tính diện tích của các hình đã học, cách xây dựng cách tính công thức của hình vuông, tam giác vuông.
5. Về nhà
- Làm lại các bài tập trên, làm bài tập 10, 15 (tr119 - SGK)
- Ôn lại định nghĩa và các tính chất của đa giác.
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010
Tiết 29
Ngày soạn: / /2010
Ngày giảng: / /2010
Diện tích tam giác
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS nắm vững c/thức tính diện tích tam giác, các t/chất của diện tích.
 Hiểu được để chứng minh các công thức đó cần phải vận dụng các t/chất của diện tích 
- Kỹ năng: Vận dụng công thức và t/c của diện tích để giải bài toán về diện tích
 Biết cách vẽ hình chữ nhật và các tam giác có diện tích bằng diện tích cho trước.
- Thái độ: Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.II. Chuẩn bị của GV - HS
	1. Giáo viên: Bảng phụ, dụng cụ vẽ
	2. Học sinh: Sgk, sbt
III. tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: 36 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
- Sĩ số lớp 8B: 26 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
2. Kiểm tra bài cũ :
- Phát biểu các T/c của diện tích đa giác
- Viết công thức tính diện tích các hình: tam giác vuông.
3. Nội dung bài mới : 	 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Chứng minh công thức tính diện tích tam giác.
1) Định lý:
GV: ở cấp I chúng ta đã được biết công thức tính diện tích tam giác. Em hãy nhắc lại công thức đó.
- Công thức này chính là nội dung định lý mà chúng ta sẽ phải cùng nhau chứng minh.
+ GV: Các em hãy vẽ ABC có 1 cạnh là BC chiều cao tương ứng với BC là AH rồi cho biết điểm H có thể Xảy ra những trường hợp nào?
- HS vẽ hình ( 3 trường hợp )
+ GV: Ta phải CM định lý đúng với cả 3 trường hợp , GV dùng câu hỏi dẫn dắt.
 A
 H B C
 A
 B C
 H
 A
 B C H
- GV: Chốt lại: ABC được vẽ trong trường hợp nào thì diện tích của nó luôn bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao tương ứng với cạnh đó.
1) Định lý:
* Định lý: Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao tương ứng cạnh đó.
S = a.h
GT ABC có diện tích là S, 
 AH BC
 KL S = BC.AH
* Trường hợp 1: H B
 (Theo Tiết 2 đã học)
* Trường hợp 2: H nằm giữa B & C
- Theo T/c của S đa giác ta có:
SABC = SABH + SACH (1)
Theo kq CM như (1) ta có:
SABH = AH.BH (2)
SACH = AH.HC 
Từ (1) &(2) có: SABC = AH(BH + HC) = AH.BC
* Trường hợp 3: Điểm H ở ngoài đoạn BC:
Ta có:
SABH =SABC + SAHC SABC = SABH - SAHC (3)
 Theo kết quả chứng minh trên như (3) có:
SABH = AH.BH SAHC = AH. HC (4)
Từ (3)và(4)
 SABC= AH.BH - AH.HC 
 = AH(BH - HC) 
 = AH. BC ( đpcm)
HĐ2 : áp dụng giải bài tập
+ GV: Cho HS làm việc theo các nhóm.
- Cắt tam giác thành ba mảnh để ghép lại thành hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS xem gợi ý hình 127 sgk
Hs thực hiện
-Các nhóm lần lượt ghép hình trên bảng
4. Củng cố.
- Làm bài tập 16 ( 128-130)/sgk - GV treo bảng vẽ hình 128,129,130
5. Về nhà - Học bài - làm các bài tập 17, 18, 19 sgk.
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010
Tiết 30
Ngày soạn: / /2010
Ngày giảng: / /2010
luyện tập
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh công thức tính diện tích tam giác, áp dụng vào giải các bài tập 
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích của tam giác, hình chữ nhật.
- Nắm chắc được và vận dụng cách xây dựng công thức tính diện tích các hình.
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. Giáo viên: bảng phụ hình 133 bài 19, hình 135 bài 22 (tr122 - SGK), thước thẳng, phẫn màu
	2. Học sinh: Sgk, sbt
III. tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: 36 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
- Sĩ số lớp 8B: 26 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
2. Kiểm tra bài cũ :
- Phát biểu định lí về diện tích của tam giác và chứng minh định lí đó.
3. Nội dung bài mới : 	 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- Cả lớp thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi
? tính diện tích của các hình trên.
- Y/c học sinh tự làm bài tập 21
- Cả lớp làm bài
- 1 học sinh lên bảng làm.
- GV treo bảng phụ lên bảng
- HS nghiên cứu đề bài
- GV hướng dẫn học sinh làm bài
? Tính diện tích PIE.
- HS đứng tại chỗ trả lời.
BT 19 (tr122 - SGK) (8')
a) Các tam giác có cùng diện tích 
S1; S3 và S6 có diện tích = 4 ô vuông.
S2 và S8 có diện tích = 3 ô vuông
b) 2 tam giác có diện tích bằng nhau không nhất thiết phải bằng nhau 
BT 21 (tr122 - SGK) (7')
Theo công thức tính diện tích HCN ta có:
 cm
Vậy x = 3 chứng minh thì 
BT 22 9tr122 - SGK)
a) Tìm I để 
 I thuộc đường thẳng d đi qua đi qua A và song song với PE
b) Tìm O để 
 O thuộc đường thẳng d sao cho khoảng cách từ O đến PE = 2 k/c từ A đến PE
c) Tìm N để 
 N thuộc đt // PE và k/c từ N đến PE băng 1/2 k/c từ A đến PE
4. Củng cố.
- HS nhắc lại công thức tính diện tích của hình chữ nhật, tam giác vuông, tam giác thường.
5. Về nhà
- Làm lại các bài tập trên
- Làm các bài 23, 24, 25 (tr123 - SGK)
- Làm bài tập 25, 26, 27 (tr129 - SBT) 
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010
Tiết 31 
Ngày soạn: / /2010
Ngày giảng: / /2010
ôn tập học kì I
I. Mục tiêu.
- Hệ thống lại các kiến thức cho học sinh trong chương I và chương II
- Hiểu và vận dụng các tính chất của tứ giác đã học vào giải các bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng chứng minh bài toán hình.
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. Giáo viên: bảng phụ ( phiếu học tập) ghi các hình vẽ; Hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông có cấu trúc như sau:
Hình vẽ các tứ giác
Định nghĩa
Tính chất
Dấu hiệu
Diện tích
...
...
...
...
...
2. Học sinh: Sgk, sbt, Ôn lại các kiến thức của cả 2 chương.
III. tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: 36 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
- Sĩ số lớp 8B: 26 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Nội dung bài mới : 	 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Giáo viên đưa bảng phụ có nội dung như trên lên bảng.
- Yêu cầu học sinh trả lời.
- Cả lớp làm bài và đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài.
- Cả lớp vẽ hình và ghi GT, KL của bài toán vào vở.
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL.
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm câu a.
? Tứ giác EMFN có là hình bình hành không, chứng minh.
? Tứ giác EMFN là hình chữ nhật khi nào
- Học sinh: Khi có 1 góc vuông
- Câu c) yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Cả lớp thảo luận theo nhóm.
- Đại diện một nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
I. Ôn tập về lí thuyết (15')
II. Luyện tập
Bài tập 162 (tr77 - SBT)
a) Các tứ giác AEFD; AECF là hình gì ?
Xét tứ giác AEFD có AE // DF (GT);
 AE = DF (Vì = 1/2 AB)
 tứ giác AEFD là hình bình hành
Mặt khác AE = AD ( = 1/2 AB)
 tứ giác AEFD là hìnhthoi.
* Xét Tứ giác AECF có AE // FC, AE = FC
 Tứ giác AECF là hình bình hành
b) Chứng minh EMFN là hình chữ nhật
Theo chứng minh trên: AF // EC MF//EN(1)
Mà EBFD là hbh (vì DF // EB, DF = EB)
 DE // BF ME // NF (2)
Từ (1) và (2) tứ giác MENF là hbh.
- Xét FAB có 
 ( tính chất tổng 3 góc của một tam giác)
 EMFN là hình chữ nhật
c) EMFN là hình vuông khi ABCD là hình chữ nhật
4. Củng cố.
- Nhắc lại nhưng chủ điểm quan trọng
5. Về nhà
 - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã được ôn trong giờ
- Xem lại các bài toán chứng minh tứ giác, chứng minh 3 điểm thẳng hàng, chứng minh đồng qui ...
- Làm bài tập 44 (tr135 - SBT)
- Chuẩn bị giờ sau thi học kì 
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010
Tiết 32
Ngày soạn: / /2010
Ngày giảng: / /2010
trả bài kiểm tra học kì
(Phần hình học)
I. Mục tiêu.
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp phân môn: Hình học
- Đánh giá kĩ năng giải toán, trình bày diễn đạt một bài toán.
- Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Học sinh tự sửa chữa sai sót trong bài.
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh.
	2. Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập 
III. tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: 36 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
- Sĩ số lớp 8B: 26 Hs Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
2. Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên kiểm tra việc trình bày lại bài KT vào vở bài tập của học sinh.
3. Nội dung bài mới : 	 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV y/c hoc sinh lên chữa bài kiểm tra học kì. các em con lai theo dõi nhận xét
- Gv nhận xét rút kinh nghiệm bài làm
- Học sinh lên làm
Câu 7: Vẽ hình, ghi GT, KL (1đ)
a. Cm được tứ giác AEDF có 
 => tứ giác AEDF là hình chữ nhật (1đ)
b. Cm được tứ giác ADBM và ADCN là hình thoi (0.75đ)
c. Cm được A; M; N thẳng hàng và MA=AM (0.75đ)
 => M đối sứng với N qua A
4. Củng cố.
	- Nhắc lại các dạng bài trong đề
5. Về nhà
 	- Xem lại
	- Chuẩn bị bài sau : Diện tích hình thang 
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_luu_dinh_thinh_ban_2_cot.doc