- GV: (treo bảng phụ vẽ sẵn hình 1, hình 2 SGK lên bảng và nêu vấn đề)
Trong hình 1, mỗi hình a),b),c) gồm có 4 đoạn thẩng AB, BC, CD, DA. Hình nào có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng ?
- HS:(trả lời)
- GV: Các hình a), b), c) đều được gọi là tứ giác, còn hình d) không được gọi là tứ giác. Vậy theo em, tứ giác là một hình như thế nào?
- HS: (suy nghĩ – trả lời)
- GV:(chốt lại vấn đề)
+ Nêu định nghĩa SGK và cho học sinh nhắc lại định nghĩa
+ Giải thích rõ nội dung của định nghĩa.
- HS:(nghe - hiểu)
- GV: Các em lấy mép thước kẻ lần lượt đặt
trùng lên mỗi cạnh của tứ giác ở hình a,b,c.
- GV: Ở hình a) luôn có hiện tượng gì xẩy ra ? ở hình b) và c) thì có hiện tượng gì xẩy ra ?
- HS: Hình a) là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác còn hình b) và hình c) không có hiện tượng này.
- HS:(phát biểu)
- GV:(chốt lại vấn đề, nêu định nghĩa về tứ giác lồi và cho học sinh nhắc lại định nghĩa SGK )
- HS:(nghe, hiểu và nhắc lại định nghĩa về tứ giác lồi trong SGK)
- GV:(Nêu chú ý – SGK)
- HS:( nghe hiểu )
- GV: vẽ hình 3 – SGK và giải thích cho học sinh về các khái niệm: hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, đường chéo, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác.
- HS:(nghe hiểu)
- GV: Treo bảng phụ ?2 – SGK
- HS: 5 học sinh lần lượt lên bảng điền, học sinh cả lớp nhận xét. 1. Định nghĩa:
Tiết 1 Ngày giảng: / /2012 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN TOÁN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Biết cách sử dụng hợp lý sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Biết phương phương pháp học tập bộ môn toán có hiệu quả. - Hiểu cấu trúc sách giáo khoa; - Hiểu các mạch kiến thức viết trong sách giáo khoa; 2. Kĩ năng: - Đọc sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa và SBT hợp lý; - Xây dựng phương pháp tự học theo hướng dẫn của giáo viên. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác, độc lập, tính cần cù trong học tập, ham thích học hỏi môn khoa học tự nhiên. II. Chuẩn bị : - Gv: Chuẩn bị nội dung giảm tải hướng dẫn cho học sinh. - Hs: Chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra: (3’) - Gv: Giới thiệu nội dung chương trình toán 8. - Kiểm tra sách giáo khoa, SBT, và các sách tham khảo môn toán 8; - Kiểm tra đồ dùng học tập theo qui định. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Yêu cầu môn học (5 phút) - Gv: Đưa ra yêu cầu môn học. - Hs chú ý lắng nghe và ghi chép bài. 1. Yêu cầu môn học: - Có đủ SGK, SBT; - Có đủ dụng cụ học tập theo quy định. - Vở ghi lý thuyết 2 quyển (một Toán Đại, một Toán Hình); - Vở bài tập 2 quyển (một vở BT Toán Đại và một BT Toán Hình); - Vở học môn tự chọn toán 01 quyển. - Vở học buổi hai 01 quyển. - Một vở nháp. - Yêu cầu phải làm bài tập giao về nhà, chuẩn bị đầy đủ các YC của GV trước mỗi tiết học. Hoạt động 2: Cấu trúc nội dung chương trình: (17 phút) - Nội dung giảm tải (Gv thông báo tới Hs những nội dung giảm tải theo Công văn 5426/BGD ĐT-GDTrH ngày 16/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) - Nội dung SGK: - Gv cho HS hoạt động cá nhân đọc toàn bộ phần mục lục để định hướng toàn bộ nội dung môn học. - Gv: SGK toán 8 gồm những đơn vị kiến thức nào? Bao nhiêu chương? Mỗi chương có những đơn vị kiến thức nào? - Hs: Trả lời. 2. Nội dung môn học: a. Nội dung giảm tải: Với phân môn Hình học: - Bài 5, trang 81: Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang (không học); - Bài 6, trang 84: Trục đối xứng: mục 2 và mục 3 Chỉ cần nhận biết được đối với một hình cụ thể có đối xứng trục không, không cần phải giải thích và chứng minh. - Bài 10, trang 102: Đường thẳng thẳng song song với chỉ một đường thẳng cho trước. (không học). - Bài tập 57 trang 92: Không làm. b. Nội dung môn học: * Phần Đại số: - Chương I: Phép nhân và chia các đa thức: + Phép nhân đơn thức với đa thức; Nhân đa thức với đa thức. + Những hàng đẳng thức đáng nhớ; + Các PP phân tích đa thức thành nhân tử; + Phép chia đơn thức cho đơn thức; phép chia đa thức cho đơn thức. - Chương II: Phân thức đại số: + Khái niệm, tính chất; + Phép cộng, trừ các phân thức; + Biến đổi các biểu thức hữu tỉ. - Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn. + Khái niệm, cách giải; + Phương trình đưa về PT bậc nhất; + PT chứa ẩn ở mẫu; + Giải bài toán bằng cách lập PT. - Chương IV: Bất phương trình bậc nhất: - Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, nhân. - Bất PT bậc nhất một ẩn; - PT chứa dấu giá trị tuyệt đối. * Phần hình học: - Chương I: Tứ giác: + Khái niệm; + Các loại tứ giác đặc biệt (Hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi). Định nghĩa, dấu hiệu nhận biết và các tính chất. - Chương II: Đa giác, diện tích đa giác: + Đa giác, đa giác đều; + Diện tích hình chữ nhật; tam giác; hình thang; hình thoi; diện tích đa giác. - Chương III: Tam giác đồng dạng: + Định lý Talet + TC đường phân giác trong tam giác; + Tam giác đồng dạng: Khái niệm, các trường hợp đồng dạng; + Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng. - Chương IV: Lăng trụ đứng-Hình chóp đều: - Hình lăng trụ đứng: Hình hộp chữ nhật, hìn lăng trụ đứng (khái niệm, diện tích xung quanh, thể tích) + Hình chóp, hình chóp cụt đều (diện tích xung quanh và thể tích). Hoạt động 3: Phương pháp học tập bộ môn toán (15’) - GV: gọi một số HS giỏi môn toán, Khá môn toán đưa ra các học của bản thân. - HS: trả lời: - Cả lớp cùng thảo luận; - GV chia sẻ kinh nghiệm học toán: Học môn toán cần sự bền bỉ và phải có kế hoạch, nề nếp học tập mới mong đạt hiệu quả cao. Tôi thấy nhiều em học sinh cứ đợi gần đến ngày thi hoặc gần đến ngày có tiết môn toán trên lớp mới “chạy nước rút”. Như vậy là không nên vì riêng môn toán học bài một lúc trong thời gian dài dễ gây mệt mỏi, chán nản và không thể nhớ được những gì cần nhớ. + Cần học tuần tự theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, phải có thời gian nghiền ngẫm, làm đi làm lại nhiều dạng bài tập. Gần đến ngày thi thì nên sắp xếp kiến thức một cách có hệ thống, xem lại những chỗ nào mình hay quên, làm lại những chỗ hay nhầm lẫn. + Đối với môn toán, người ta chỉ nhớ được cái gì mình đã hiểu chứ tăng tốc, học vẹt cao lắm chỉ nhớ được mấy ngày và độ an toàn không cao, rất dễ nhầm cái này với cái kia. Cần thu xếp học bài trong thời gian sớm nhất sau khi nghe giảng. Học ở đây có nghĩa là đọc và tìm hiểu kỹ sách giáo khoa, sau đó làm bài tập áp dụng rồi đến bài tập nâng cao. Càng để cách lâu thì càng tốn nhiều thời gian và sức lực hơn để đạt cùng một kết quả. Khi nghe giảng, có những điều chưa hiểu kỹ, nếu học sớm sẽ được khôi phục rất nhanh; để lâu sẽ mờ dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc đã nắm được bài. 3. Phương pháp học tập bộ môn toán: - Bạn phải học thuộc các công thức, định lý, định nghĩa, đây là "chìa khóa" cho bạn đi vào các bài toán khó. Không thuộc công thức, bạn không sao giải nổi một bài toán cho dù rất đơn giản ví như người đứng trước một kho tàng nhưng không có chìa khóa để mở. - Bạn cũng rất cần ghi các công thức ra bảng học. Hoặc đối với môn hình học, cần vẽ hình cho thật chính xác lên bảng để đi qua đi lại, bạn nhìn hình vẽ cho quen, mà cũng có thể bạn tìm phương pháp giải một cách bất ngờ. Về công thức, định lý, định đề ghi như vậy bạn sẽ thấy quen mắt. Bạn có thể nhẩm nhớ mà không phải "gò đầu, bó gối" để học một cách khổ sở. Mặt khác, bạn cũng có thể ghi tắt các công thức ra mảnh giấy nhỏ cho vào túi: Ði đâu bạn cũng nhẩm, làm việc gì bạn cũng tranh thủ nhẩm lại được. Học mệt, dạo chơi trên công viên bạn cũng có điều kiện ôn lại mà, nếu quên bạn lôi "lá bùa hộ mệnh" đó ra. Chắc chắn điều đó sẽ nằm lòng bạn, và bạn sẽ không bao giờ quên nó một cách dễ dàng hoặc lẫn lộn. - Học kỹ từng bài: cần bám sát nội dung sách giáo khoa, nghĩa là phải chú trọng các phần lý thuyết cơ bản, đọc kỹ lý thuyết rồi làm bài tập đầy đủ từ dễ đến khó. Cần nắm chắc phần cơ bản, nếu chưa nắm chắc thì không nên dồn thời gian cho phần nâng cao; các bài tập không tự giải được thì sau khi nghe thầy giảng (hoặc tìm đọc tài liệu tham khảo) phải tự mình thực hiện lại lời giải một cách độc lập cho đến khi thành thạo và chủ động. - Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới. - Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập. - Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc. - Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học. - Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học. - Một bài học cần đọc lại lý thuyết và làm bài tập khoảng ba lần như sau : + Lần 1 nghe giảng trên lớp xong, về nhà đọc lại đồng thời làm bài tập áp dụng (tức những bài toán mang tính cơ bản), tái hiện những ví dụ minh họa giáo viên đã làm trên lớp. Nếu còn thời gian thì giải thêm một số bài nâng cao ở mức độ vừa. + Lần 2 làm tiếp những bài toán nâng cao, khi làm bài tập đương nhiên học sinh cần tra lục lại lý thuyết. + Lần 3 sẽ làm các bài khó nhất còn lại, rút ra vấn đề cốt lõi nhất của bài và viết nó vào sổ. Đến khi ôn tập thì đã có sẵn cái “sườn”, chỉ việc xem lại. 3. Củng cố: (4’) - Hãy đưa ra PP học tập môn toán của em? - Hs: Trả lời... - Gv: YC Hs tự lập thời gian biểu và kế hoạch học tập ở nhà và kế hoạch học môn Toán, nghiêm túc thực hiện KH đã đề ra. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Sưu tầm các đề toán hay, các bài viết về PP học toán trên sách, báo, internet. - Thiết kết sơ đồ thể hiện các mối liên hệ các nội dung kiến thức môn toán 8. - Đọc trước bài: Tứ Giác. Tiết 2 Ngày giảng: / /2012 CHƯƠNG I: TỨ GIÁC BÀI 1: TỨ GIÁC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm: Hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác, tính chất của tứ giác. - Tổng bốn góc của tứ giác bằng 3600. 2. Kỹ năng: - Học sinh tính được số đo của một góc khi biết ba góc còn lại, vẽ được một tứ giác khi biết các số đo của bốn cạnh và một đường chéo. 3. Thái độ: - Suy luận ra được tổng bốn góc ngoài của tứ giác bằng 3600. II. Chuẩn bị: - Gv: SGK toán 8, giáo án, com pa, thước thẳng, bảng phụ. - Hs: Dụng cụ học tập, bảng nhóm. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra: (3’) - Gv: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh và nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết cho môn hình học. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu về tứ giác. (20’) - GV: (treo bảng phụ vẽ sẵn hình 1, hình 2 SGK lên bảng và nêu vấn đề) Trong hình 1, mỗi hình a),b),c) gồm có 4 đoạn thẩng AB, BC, CD, DA. Hình nào có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng ? - HS:(trả lời) - GV: Các hình a), b), c) đều được gọi là tứ giác, còn hình d) không được gọi là tứ giác. Vậy theo em, tứ giác là một hình như thế nào? - HS: (suy nghĩ – trả lời) - GV:(chốt lại vấn đề) + Nêu định nghĩa SGK và cho học sinh nhắc lại định nghĩa + Giải thích rõ nội dung của định nghĩa. - HS:(nghe - hiểu) - GV: Các em lấy mép thước kẻ lần lượt đặt trùng lên mỗi cạnh của tứ giác ở hình a,b,c. - GV: Ở hình a) luôn có hiện tượng gì xẩy ra ? ở hình b) và c) thì có hiện tượng gì xẩy ra ? - HS: Hình a) là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác còn hình b) và hình c) không có hiện tượng này. - HS:(phát biểu) - GV:(chốt lại vấn đề, nêu định nghĩa về tứ giác lồi và cho học sinh nhắc lại định nghĩa SGK ) - HS:(nghe, hiểu và nhắc lại định nghĩa về tứ giác lồi trong SGK) - GV:(Nêu chú ý – SGK) - HS:( nghe hiểu ) - GV: vẽ hình 3 – SGK và giải thích cho học sinh về các khái niệm: hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, đường chéo, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác. - HS:(nghe hiểu) - GV: Treo bảng phụ ?2 – SGK - HS: 5 học sinh lần lượt lên bảng điền, học sinh cả lớp nhận xét. 1. Định nghĩa: B B A A C C D A B D C D Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. ?1 Tứ giác ABCD ở hình 1a là tứ giác lồi Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứ ... bảng nhóm, tam giác thứ hai cắt làm ba mảnh để ghép lại thành một hình chữ nhật) Qua thực hành, hãy giải thích tại sao diện tích tam giác lại bằng diện tích hình chữ nhật. Từ đó suy ra cách chứng minh khác về diện tích tam giác từ công thức tính diện tích hình chữ nhật. Hoạt động 3: Luyện tập (8’) Bài 16 (SGK)(đề bài đưa lên màn hình) * GV yêu cầu HS giải thích hình 128 SGK Nếu không dùng công thức tính diện tích tam giác thì giải thích điều này như thế nào ?. - GV lưu ý : Đây cũng là một cách chứng minh khác về diện tích tam giác từ công thức tính diện tích hình chữ nhật. Qua bài học hôm nay, hãy cho biết cơ sở để chứng minh công thức tính diện tích tam giác là gì ? - HS : Cơ sở để chứng minh công thức tính diện tích tam giác là : – Các tính chất của diện tích đa giác. – Công thức tính diện tích tam giác vuông hoặc hình chữ nhật. 1. Chứng minh định lí về diện tích tam giác . * Định lý: SGK/20 GT DABC AH ^ BC KL Chứng minh: a)Trường hợp H º B Nếu góc B = 900 thì H º B hay AH º AB b) Nếu góc B nhọn thì H nằm giữa B và C. SABC=SAHB+SAHC c) Nếu Góc B tù thì H nằm ngoài đoạn thẳng BC. SABC = SAHC – SAHB * kết luận : Vậy trong mọi trường hợp diện tích tam giác luôn bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó. Hình chữ nhật có độ dài một cạnh bằng cạnh đáy của tam giác, cạnh kề với nó bằng nửa đường cao tương ứng của tam giác. Bảng nhóm Stam giác = Shình chữ nhật (= S1 + S2 + S3) với S1, S2, S3 là diện tích các đa giác đã kí hiệu. 2. Luyện tập Bài 16 ( SGK/121): SABC = S2 + S3 SBCDE = S1 + S2 + S3 + S4 Mà S1 = S2 ; S3 = S4 3. Củng cố: (3') - Hs: Nhắc lại định lý, công thức tính diện tích tam giác. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi. - Ôn tập công thức tính diện tích tam giác, diện tích hình chữ nhật, tập hợp đường thẳng song song, định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận (Đại số lớp 7) - Bài tập về nhà số 18, 19, 20, 21, 23 ( SGK.)và Số 26, 27, 28, 29 ( SBT/129). - Giờ sau chuẩn bị thực hành:mang dây, cọc, thước dây,MTBT. Tiết 29 Ngày giảng: Lớp 8: / /2011 THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: + Củng cố các kiến thức về diện tích đa giác, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. + Vận dụng tính diện tích đa giác. 2. Kĩ năng: + Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình. + HS vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực, hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, SGK, thước thẳng, phấn màu, MTCT 2. Học sinh: Thước thẳng, SGK, thước dây, MTCT III.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra: (10’) GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: HS1. Nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật? Công thức tính diện tích tam giác vuông? Công thức tình diện tích hình vuông? + Vận dụng làm bài tập 12. HS2: Làm bài tập 14. Bài 14 (SGK.119) Bài 12 (SGK.119) Hình 1: S = 6 ô vuông Hình 2: Hình 3: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2. Tiến hành thực hành (30’) - GV: Chia HS thành các tổ thực hành theo tổ trên lớp , giao nhiệm vụ cho HS các nhóm đo và tính diện tích sân trường. - HS: Các nhóm tiến hành thực hành. - GV: Quan sát các nhóm HS thực hành. - GV: Yêu cầu HS tiến hành 3 lần đo và sau đó lấy kết quả trung bình của các lần đo. - HS: Thực hành đo theo HD của GV - GV: Yêu cầu HS các nhóm hoàn thành vào mẫu báo cáo trên. NỘI DUNG THỰC HÀNH (Đo và tình diện tích sân trường hình chữ nhật) S = a.b Lần Chiều rộng Chiều dài Diện tích 1 2 3 Trung bình 3. Củng cố: (3’) - Củng cố các kiến thức về diện tích đa giác, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. 4. Hướng dẫn về nhà (2’) - Làm lại các bài tập trên, làm bài tập 10, 15 (tr119 - SGK) - Ôn lại định nghĩa và các tính chất của đa giác. Tiết 30 Ngày giảng: Lớp 8: / /2011 THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: + Củng cố công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông + Củng cố công thức tính diện tích tam giác 2. Kĩ năng: + Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình. + Vận dụng các công thức đó vào giải các bài toán, rèn kĩ năng vẽ hình chữ nhật hoặc tam giác có diện tích bằng diện tích của tam giác đó. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực, hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, SGK, thước thẳng, phấn màu, MTCT 2. Học sinh: Thước thẳng, SGK, thước dây, MTCT III.Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra: (10’) GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: HS1. Nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác? + Vận dụng làm bài tập 19. HS2: Làm bài tập 21. Bài 19 (SGK.112) a) Các tam giác có cùng diện tích S1; S3 và S6 có diện tích (= 4 ô vuông). S2 và S8 có diện tích (= 3 ô vuông) b) 2 tam giác có diện tích bằng nhau không nhất thiết phải bằng nhau Bài 21 (SGK.112) Theo công thức tính diện tích HCN ta có: cm Vậy x = 3 chứng minh thì Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2. Tiến hành thực hành (30’) GV: Đưa HS tới địa điểm thực hành phân công vị trí từng tổ. GV: Bố trí hai tổ cùng làm vị trí để đối chiếu kết quả. GV: Kiểm tra kĩ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở hướng dẫn thêm HS. GV: Có thể yêu cầu HS làm ba lần để kiểm tra kết quả. HS: Các tổ thực hành hai bài toán. Mỗi tổ cử một thư kí ghi lại kết quả đo đạc và tính hình thực hành của tổ. HS: Sau khi thực hành xong, các tổ thước cho phòng đồ dùng dạy học. HS: Thu xếp dụng cụ, rửa tay chân, vào lớp để tiếp tục hoàn thành báo cáo. Lần a h Diện tích 1 2 3 Trung bình 3. Củng cố: (3’) - Củng cố các kiến thức về diện tích đa giác, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. 4. Hướng dẫn về nhà (2’) - Làm lại các bài tập trên, làm bài tập 10, 15 (tr119 - SGK) - Ôn lại định nghĩa và các tính chất của đa giác. - Làm các bài 23, 24, 25 (tr123 - SGK) - Làm bài tập 25, 26, 27 (tr129 - SBT) Tiết 31 + 32 Ngày giảng: Lớp 8: / /2011 Ngày giảng: Lớp 8: / /2011 ÔN TẬP HỌC KỲ I I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Học sinh được củng cố vững chắc các kiến thức về tứ giác, hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. 2.Kỹ năng: Học sinh vận dụng được các kiến thức trên vào giải được một số bài tập. Rèn khả năng tư duy tổng hợp các kiến thức. 3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong khi vận dụng các kiến thức trong giải toán, có hứng thú với bộ môn hình học. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: SGK toán 8, giáo án, thước thẳng, ê ke, bảng phụ. 2.Học sinh: Dụng cụ học tập, bảng nhóm. III.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra: (không kiểm tra mà kết hợp trong khi ôn lý thuyết) 2.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết. - Gv: Nêu từng câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời. - Hs: (hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi) - Nêu định nghĩa hình thang, hình thang cân, hình thang vuông - Nêu tính chất hình thang. - Gv: Hãy nêu định nghĩa hình bình hành, tính chất hình bình hành. - Hs: (đứng tại chỗ trả lời) - Gv: (ghi tóm tắt lên bảng) - Gv: ABCD là hình chữ nhật khi nào ? Nêu các tính chất của hình chữ nhật. - Hs: (đứng tại chỗ trả lời) - Gv: (ghi bảng) - Gv: Khi nào thì ABCD là hình thoi ? Hình thoi có những tính chất gì ? Nêu dấu hiệu nhận biết hình thoi. - Hs: (đứng tại chỗ trả lời) - Gv: Hình vuông có những tính chất gì ? - Hs: (đứng tại chỗ trả lời) - Gv: Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác, hình vuông, tam giác vuông ? - Hs: (lên bảng ghi công thức) - Gv: (theo dõi và nhận xét) *Hoạt động 2: Bài tập áp dụng. - Gv: (nêu bài tập cho học sinh chép) - Hs: (chép bài tập và đọc) - Gv: (vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận lên bảng) - Hs: (vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận vào vở) - Gv: (gợi ý học sinh chứng minh dựa vào tính chất đường trung bình của tam giác từ đó suy ra EFGH là hình gì) - Gv: (yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm ra bảng nhóm phần chứng minh trong 6 phút) - Hs: (hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên) - Gv: (yêu cầu các nhóm treo bảng nhóm và gọi đại diện các nhóm nhận xét chéo nhau) - Hs: (thực hiện theo yêu cầu của gv) - Gv: (nhận xét các nhóm hoạt động và cho điểm các nhóm để khuyến khích tinh thần hoạt động nhóm của hs) I/Lý thuyết: 1) Hình thang: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song. Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với đáy. Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. *Tính chất hình thang cân: - Hai cạnh bên bằng nhau. - Hai đường chéo bằng nhau. 2) Hình bình hành: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. *Tính chất: ABCD là hình bình hành Û 3)Hình chữ nhật: Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông *Tính chất: ABCD là hình chữ nhật Û 4) Hình thoi: Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau. *Tính chất: ABCD là hình thoi Û 5) Hình vuông: Hình vuông là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau, 4 góc bằng nhau. *Tính chất: ABCD là hình vuông Û AC BD, AC = BD. 6) Diện tích hình chữ nhật, tam giác, hình vuông: *Diện tích hình chữ nhật: S = a.b (a, b: hai kích thước của hình chữ nhật) *Diện tích hình vuông: S = a2 (a là độ dài cạnh hình vuông) *Diện tích tam giác vuông: S = ab (a, b là độ dài hai cạnh góc vuông) *Diện tích tam giác: S = a.h (a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao tương ứng) II/Bài tập: A E B ABCD, EÎAB F EA = EB, FÎAC H GT FA = FC, GÎDC C GD = GC, HÎDB G HD = HB D Điều kiện của ABCD để EFGH là: KL a) Hình chữ nhật b) Hình thoi. c) Hình vuông. C/m Theo giả thiết ta có: Suy ra EFGH là hình bình hành. a) EFGH là hình chữ nhật Û EH ^ EF Þ AD ^ BC b) EFGH là hình thoi Û EH = EF Þ AD = BC c) EFGH là hình vuông Û EH ^ EF và EH = EF Þ AD ^ BC và AD = BC. 3. Củng cố: - Gv: Hệ thống nội dung ôn tập. *Bài tập trắc nghiệm: Điền dấu “x” vào ô Đ(đúng), S(sai) tương ứng trong các khẳng định sau: Các khẳng định Đ S a) Hai đường chéo của hình thang cân chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau. b) Hai đường chéo của hình thang cân chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau. c) Hai đường chéo của hình bình hành chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau. d) Hai đường chéo của hình bình hành chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau. e) Hai đường chéo của hình chữ nhật chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau. f) Hai đường chéo của hình chữ nhật chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau. g) Hai đường chéo của hình thoi chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau. h) Hai đường chéo của hình thoi chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau. *Đáp án: a) Sai, b) Sai, c) Đúng, d) Sai, e) Đúng, f) Sai, g) Đúng, h) Đúng. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn tập toàn bộ lý thuyết đã ôn trên lớp. - Xem lại các bài tập đã chữa. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ I môn hình 1 tiết kết hợp môn đại số 2 tiết.
Tài liệu đính kèm: