Giáo án Hình học 8 - Tiết 12, Bài 7: Hình bình hành - Năm học 2005-2006

Giáo án Hình học 8 - Tiết 12, Bài 7: Hình bình hành - Năm học 2005-2006

A. Mục tiêu

Qua bài này, HS cần :

- Hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.

- Biết vẽ một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.

B. Chuẩn bị của GV và HS.

Giấy kẻ ô vuông.

C. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1. Hình thành định nghĩa hình bình hành.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 12, Bài 7: Hình bình hành - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 12, bài soạn :	§7. Hình bình hành
Ngày soạn :20/10/2005 
Mục tiêu
Qua bài này, HS cần :
Hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
Biết vẽ một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
Chuẩn bị của GV và HS.
Giấy kẻ ô vuông.
Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1. Hình thành định nghĩa hình bình hành.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS ?1.
-Vẽ hình, Giới thiệu định nghĩa, ghi bảng.
 ABCD là hình bình hành 
-Tự làm, trả lời.
-Vẽ hình và ghi định nghĩa vào vở.
Hoạt động 2. Tìm tòi, phát hiện và chứng minh các tính chất của hình bình hành.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS thực hiện ?2
-Vẽ hình lên bảng, ghi bảng các tính chấ
 a)Các cạnh đối bằng nhau.
 b)Các góc đối bằng nhau.
 c)Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
-Gợi ý chứng minh.
 +Để c/m cáccạnh đối bằngnhau và các
 góc đối bằng nhau ta ghép chúng vào hai tam giác bằng nhau.
• Củng cố : Đọc đề bài “Cho tam giác ABC gọi D, E, F thứ tự là trung điểm của AB, AC, BC. Chứng minh BDEF là hình bình hành” vẽ hình lên bảng.
-Muốn c/m BDEF là hình bình hành ta cần c/m gì ?
-Làm ?2
-Đứng tại chỗ trả lời, giải thích.
-Vẽ hình vào
 vở.
-Suy nghĩ ,trả lời.
-Đứng tại chỗ trình bày lời giải.
-Trả lời DE // BF, BD //EF rồi c/m điều đó.
Hoạt động 3. Tìm tòi, phát hiện và chứng minh các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
GV : Nêu vấn đề Ngoài dấu hiệu nhận biết hình bình hành bằng định nghĩa, còn có dấu hiệu nào khác ?
HS : Suy nghĩ ..
GV : Nhấn mạnh Các mệnh đề đảo của các tính chất hình bình hành cũng cho ta các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
Hỏi : hãy lập mệnh đề đảo của tính chất a), rồi chứng minh dấu hiệu nhâïn biết đó.
GV : Nêu GT, KL, vẽ hình.
GT
Tứ giác ABCD có AB = CD, AD = BC
KL
ABCD là hình bình hành.
Hỏi : muốn ABCD là hình bình hành ta cần c/m gì ?
HS : trả lời AB // CD, AD // BC
Hỏi : Để chứng minh AB // CD ta c/m thế nào ?
GV : Chốt Ta chứng minh cặp góc tạo bởi hai đường thẳng AB, CD cắt một đường thẳng nào đó bằng nhau. Đó là góc 1 và 1 
GV : ghi bảng phần c/m.
GV : Cho HS đọc các dấu hiệu 3, 4, 5 SGK. Yêu cầu HS về nhà tự chứng minh.
Củng cố : ?3
HS :Đứng tại chỗ trả lời, giải thích,
GV : Nhận định việc trtả lời của HS, rồi giải thích lại và nhấn mạnh từng dấu hiệu áp dụng
Đáp : Các hình 70a), b), d), e) là hình bình hành. Hình 70c) không là hình bình hành.
Hoạt động 4. Củng cố và hướng dẫn bài tập về nhà.
a) Củng cố
• Trở lại hình 65 SGK, khi hai đĩa cân nâng lên hạ xuống, tứ giác ABCD luôn là hình gì ?
Đáp : Trong khi hai đĩa cân nâng lên hạ xuống, ta luôn có : AB = CD, AD = BC nên ABCD là hình bình hành.
• Bài tập 45 SGK.
HS : Đọc đề bài
GV : vẽ hình, yêucầu HS nêu GT, KL.
Hỏi : Ta c/m theo dấu hiệu nào ?
Chốt : Theo dấu hiệu tứ giác có hai cặp cnhj đối song song. Trình bày bài giải. Chú ý cho HS ta có thể c/m theo dấu hiệu khác. 
b) Hướng dẫn bài tập về nhà
 Các bài 43, 44, 46, 47, 48, 49 trang 92, 93 SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc