Giáo án Giáo dục công dân 8 tuần 1: Tôn trọng lẽ phải

Giáo án Giáo dục công dân 8 tuần 1: Tôn trọng lẽ phải

Tuần 1; tiết 1

Ngày soạn:

Bài dạy: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Về kiến thức:

 Giúp học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

 Giúp HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều phải tôn trọng lẽ phải

2/ Về kĩ năng:

 rèn cho HS biết tự kiểm ta hành vi của mình và rèn luyện bản thân mình trở thành người tôn trọng lẽ phải

3/ Về thái độ:

 HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống thường ngày

 Biết học tập gương của những người tôn tọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tuần 1: Tôn trọng lẽ phải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1; tiết 1
Ngày soạn: 
Bài dạy: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Về kiến thức:
	Giúp học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
	Giúp HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều phải tôn trọng lẽ phải
2/ Về kĩ năng:
	rèn cho HS biết tự kiểm ta hành vi của mình và rèn luyện bản thân mình trở thành người tôn trọng lẽ phải
3/ Về thái độ:
	HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống thường ngày 
	Biết học tập gương của những người tôn tọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải
II/ Phương pháp:
	Phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, nêu gương. Kết hợp phương pháp đàm thoại và giảng giải
III/ Tài liệu và phương tiện:
	Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 8, một só câu chyện, đoạn thơ, ca dao tục ngữ nói về tôn trong lẽ phải
Giấy khổ lớn, bút dạ
IV/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tổ chức:
	Điểm danh, giới thiệu, làm quen
	Chia nhóm, phổ biến những quy định, những yêu cầu về môn học
2/ Kiểm tra bài cũ: 
	tiết đầu tiên không kiểm tra
3/ Bài mới
+ Khởi động: trong cuộc sống, cái đúng và cái sai có lúc đan xen với nhau. để phân biệt đâu là phải, đâu là trái. Cái đúng cần phải được tôn trọng, cái sai phải phê phán
	Để hiểu rõ chuẩn mực đạo đức nầy, chúng ta cùng học bài tôn trọng lẽ phải 
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
-GV tổ chức cho HS khai thác nội dung phần đặt vấn đề
-Câu hỏi1: em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích?
-Câu hỏi 2: Những trường hợp trên, theo em là hành động như thế nào là phù hợp?
-HS tổ chức thảo luận nhóm
-Nhóm 1,2 câu1
-Nhóm 3,4 câu 2
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
+Đáp án câu 1: Nguyễn quang Bích là vị quan công bằn chính trực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ cái đúng. Không chấp nhận những điều sai trái
+ Đáp án câu 2:
-Cần phải ủng hộ, bảo vệ ý kiến đúng, bằng các việc làm như phân tích, đánh giá, tranh luận để tìm ra lẽ phải.
 Phân tích tác hại của việc quay cóp, khuyên ngăn bạn lần sau không làm như vậy nữa
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-GV cho HS nghiên cứu SGK, sau đó GV đặt câu hỏi
-Câu 3:em hiểu thế nào là lẽ phải? Tôn trọng lẽ phải?
-Câu 4: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
-Câu 5: em hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn trọng lẽ phải thường gặp trong cuộc sống và trong học đường ?
-HS nghiên cứu sách giáo khoa, kết hợp với liên hệ thực tế để làm rõ khái niệm và những tình huống thường gặp trong thực tế
-Phát biểu ý kiến cá nhân, cả lớp trao đổi, nhận xét
-GV chốt lại, HS ghi bài vào vở
+GV trao đổi thêm những biểu hiện thiếu tôn trọng lẽ phải thường gặp trong cuộc sống và trong học đường như
-Thamô, nhận hối lộ, ỷ quyền thế ức hiếp dân chúng
-Cậy lớn dọa nạt ức hiếp em nhỏ
-Đua xe, lạng lách  vi phạm luật lệ giao thông
-HS không tuân theo nội quy của nhà trường
+GV kết luận: trong bất kì hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải ủng hộ cái đúng. Phê phán và không làm những điều sai trái.
Hoạt động 3:
Hoạt động 3: Bài tập
-GV tổ chức cho HS làm bài tập 1,2,3 tại lớp
-HS làm bài tập vào vở
-Gọi 3 HS lên bảng trình bày kết quả
-Cả lớp nhận xét bổ sung
+Đáp án bài tập 1
-Lựa chọn cách ứng xử (c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá, xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo
+ Đáp án bài tập 2:
Lựa chọn cách ứng xử (c) chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đố nữa
+ Đáp án bài tập 3:các hành vi a, c, e là tôn trọng lẽ phải.
Nội dung bài học
1/ Lẽ phải:là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội
-Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận làm những điều sai trái
2/ Ý nghĩa:tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển
4/ Củng cố: 
-GV gọi một số HS ít phát biểu, yêu cầu các em trả lời câu hỏi
-Em hiểu thế nào là lẽ phải? Tôn trọng lẽ phải? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
-Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải?
5/ Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học bài, làm bài tập số 4,6
-Xem và soạn trước bài Liêm khiết, trả lời các câu hỏi phần gợi ý
-Nhận xét, tổng kết giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docga 8 tuan 1 -08.doc