Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 21: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS

Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 21: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS

Tuaàn 22

Tiết: 21 Bài 14. PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS

 I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

- HS hiểu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS

- Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS.

- Những quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV.

- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng.

 2. Kỹ năng:

- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS. Và giúp người khác biết cách phòng chống.

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

 3. Thái độ:

- Ủng hộ những hoạt động chống nhiễm HIV/AIDS.

- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 21: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 30/1/2012. Ngày dạy 8a1:1/2, 8a2: 1/2/2012
Tuaàn 22
Tiết: 21 Bài 14. PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: 
- HS hiểu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS
- Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS.
- Những quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV...
- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng....
	2. Kỹ năng: 
- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS. Và giúp người khác biết cách phòng chống.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
	3. Thái độ: 
- Ủng hộ những hoạt động chống nhiễm HIV/AIDS.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.
	II. Chuẩn bị
	1. Nội dung: HIV/AIDS là vấn đề nổi cộm.
	Môn GDCD đi tìm hiểu tính chất nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS, trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
	- Khái niệm HIV/AIDS tính chất nguy hiểm của nó.
	- Những quy định của pháp luật về phòng, chống...
	- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống...
	2. Phương pháp:	Xử lý vấn đề, phân tích, thảo luận...
	3. Phương tiện: 
	- Pháp lệnh phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
	- Nghị định 34/CP ngày 01/6/1996.
	- Luật Hình sự năm 1999.
	- Tranh ảnh, số liệu liên quan.
	4. Kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng chống HIV. Kĩ năng thể hiện sự thông cảm
	III. Tiến hành
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ: Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?
	3. Bài mới:
	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	GV: Nhắc lại 3 tệ nạn xã hội nguy hiểm. Nguy hiểm nhất chính là HIV/AIDS. Chuyển tiếp.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2:
Tìm hiểu phần đặt vấn đề
GV: Yêu cầu HS đọc.
GV: Tâm trạng bạn Mai như thế nào? Vì sao phải phòng, chống HIV/AIDS? Liệu con người có thể ngăn chặn được không?
HS:Trả lời câu hỏi
GVKL: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, của công dân.
GV: Vậy HIV/AIDS là gì? 
Gv: Tác hại của HIV/AIDS?
1. Tìm hiểu bài
2. Nội dung bài học
a. Khái niệm: HIV là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe doạ tính mạng con người.
b. Tác hại: Là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khoẻ, tính mạng con người và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội đất nước.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu quy định của pháp luật
Pháp luật quy định như thế nào về phòng chống lây nhiễm HIV. AIDS.
HS: Trình bày SGK
c. Quy định của pháp luật.
- Mỗi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống HIV. Chống việc lây truyền HIV. 
- Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi lây truyền khác.
- Người bị nhiễm HIV có quyền được giữ bí mật.
d. Con đường lây truyền, cách phòng tránh.
GV: Yêu cầu HS thảo luận tìm các con đường lây nhiễm HIV/AIDS.
HS: Thảo luận
Tìm các biện pháp phòng tránh?
HS Lam việc cá nhân.
- Con đường lây truyền: 
+ Đường máu.
+ Quan hệ tình dục.
+ Mẹ truyền sang con.
Cách phòng tránh:
+ Tránh tiếp xúc với máu của người nhiễm..
+ Không dùng chung bơm kim tiêm.
+ Không quan hệ tình dục bừa bãi.
GVKL: Chúng ta có thể phòng tránh những được HIV/AIDS nếu có hiểu biết đầy đủ về nó và có ý thức phòng ngừa.
Hoạt động 4:
Tìm hiểu, xác định trách nhiệm của học sinh
đ. Trách nhiệm của học sinh - công dân
- Phải có hiểu biết đầy đủ...
- Không phân biệt đối xử với người nhiễm.
- Tích cực tham gia...
Hoạt động 5:
Củng cố
Yêu cầu học sinh làm bài tập 5.
	4. Dặn dò: Chuẩn bị bài 15.
Phòng ngừa tai nạn vũ khí, chất nổ và độc hại
Tìm hiểu phần đặt vấn đề, trả lời nọi dung gợi ý
Cho biết sự nguy hiểm của các loại vũ khí, cháy nổ và độc hại.

Tài liệu đính kèm:

  • docT21.doc