Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 27: Quyền tự do ngôn luận

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 27: Quyền tự do ngôn luận

TIẾT 27: BÀI 19 : QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - Thế nào là quyền tự do ngôn luận .

- Nêu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận .

Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt dược tự do ngôn luận đúng đắn với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu.

- Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.

3. Thái độ:

- Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người.

- Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 27: Quyền tự do ngôn luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/03/2011.
Ngày dạy : 14/03/2011.
TIẾT 27:	 	BÀI 19 : 	QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Thế nào là quyền tự do ngôn luận .
- Nêu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận .
Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt dược tự do ngôn luận đúng đắn với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu. 
- Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.
3. Thái độ: 
- Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người.
- Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ. 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
 Xử lí tình huống. 
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm/ lớp.
- Đóng vai .
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra.
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới.): Gv nêu điều 69, HP 1992 sau đó dẫn dắt vào bài.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
- Mục tiêu: HS nhận biết được quyền tự do ngôn luận.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Động não.
Gv: Gọi Hs đọc phần ĐVĐ.
Gv: Yêu cầu Hs xác định những việc thể hiện quyền tự do ngôn luận.
HS: Trả lời, bổ sung, Gv chốt lại
GV:
HS:
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính. 
* HĐ2:( 10 phút) HD học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Động não.
Gv: Theo em ngôn luận là gì?.
Gv: Thế nào là quyền tự do ngôn luận?.
Gv: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?.
Gv: Học sinh có quyền tự do ngôn luận không?. Cho ví dụ.
Gv: Hãy kể những hành vi thể hiện tự do ngôn luận đúng PL và trái pháp luật?.
Gv: Vì sao nói tự do ngôn luận nhưng phải theo qui định của pháp luật?.
Gv: Muốn sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận, CD cần phải làm gì?.
(Cần học tập, nâng cao kiến thức, nắm vững PL, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước).
Gv: Yêu cầu HS lấy ví dụ.
Gv: Nhà nước cần có trách nhiệm gì để bảo đảm cho Cd thực hiện quyền tự do ngôn luận?.
GV:
HS: Trình bày các ý kiến.
HS: Nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. 
* HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng .
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Luyện tập.
Gv: Gọi Hs đọc phần tư liệu tham khảo sgk/54.
Gv: HD học sinh làm bài tập 1,2,3 sgk/54.
Làm các bài tập ở sbt và sách những tình huống GDCD 8.
GV: Nhắc nhở HS làm bài.
HS: Trình bày các kết quả.
HS: Nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. 
1. Quyền tự do ngôn luận:
 Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
2. Sử dụng quyền tự do ngôn luận:
- Tự do ngôn luận, tự do báo chí.
- Được thông tin. 
- Thảo luận trong các cuộc họp.
- Kiến nghị với đại biểu quốc hội, HĐND.
- Góp ý vào các dự thảo luật, cương lĩnh...
=> Mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận nhưng phải theo quy định của PL.
+ Tránh lợi dụng tự do ngôn luận để phát biểu sai, vu khống, xuyên tạc sự thật,phá hoại, chống lại lợi ích của nhà nước và 
nhân dân.
+ Phát huy quyền làm chủ của công dân,
 góp phần xây dựng nhà nước, xã hội ngày một tốt hơn.
3. Trách nhiệm của nhà nước:
- Tạo điều kiện và động viên mọi người
 thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận.
- Kịp thời xử lí những trường hợp vi phạm quyền tự do ngôn luận.
c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút)
- Bài tập SGK.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
Quyền tự do ngôn luận là gì?. Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào?
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài.
- Làm các bài tậph còn lai ở SGK.
- Thường xuyên thực hành quyền tự do ngôn luận.
- Xem trước nội dung bài 20.
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 27.doc