Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 2 - Trường THCS Trần Phú

Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 2 - Trường THCS Trần Phú

Tuần 20 – Tiết 20

Bài 13

PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1.Kiến thức:

 - Giúp HS hiểu thế nào là tệ nạn xã hội, nguyên nhân và tác hại của nó.

2.Kỹ năng:

 - HS nhận biết được những biểu hiện của TNXH.

 - Biết phòng ngừa TNXH cho bản thân.

3.Thái độ:

 - Cần xa lánh các TNXH và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em vào con đường TNXH

 * Trọng tâm: nguyên nhân và tác hại của TNXH

B. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, ĐDDH.

2. Học sinh : soạn bài, học bài

C. Tiến trình lên lớp

1 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà :

2/ Giới thiệu bài mới:

GV: cho HS chơi trò: “ Ai nhanh hơn”

GV: cho HS xem tranh TNXH và gọi tên các tệ nạn đó.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 2 - Trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tuần 20 – Tiết 20
Bài 13 
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
1.Kiến thức:
 - Giúp HS hiểu thế nào là tệ nạn xã hội, nguyên nhân và tác hại của nó.
2.Kỹ năng:
 - HS nhận biết được những biểu hiện của TNXH. 
 - Biết phòng ngừa TNXH cho bản thân.
3.Thái độ:
 - Cần xa lánh các TNXH và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em vào con đường TNXH 
 * Trọng tâm : nguyên nhân và tác hại của TNXH 
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
1. Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, ĐDDH...
2. Học sinh : soạn bài, học bài
C. Tiến trình lên lớp
1 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà : 
2/ Giới thiệu bài mới:
GV: cho HS chơi trò: “ Ai nhanh hơn”
GV: cho HS xem tranh TNXH và gọi tên các tệ nạn đó.
à Dẫn vào bài
3 / Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học
GV: Cho HS xem 
GV: từ một số tranh ảnh về tệ nạn xã hội trên, GV nêu thêm câu hỏi
? Hình ảnh các em vừa xem nói lên điều gì?
? Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội?
HS:
? Hãy kể thêm tên một số tệ nạn xã hội mà em biết?
HS: Trả lời tự do.
? Theo em trong các TNXH đó thì những TN nào là nguy hiểm nhất?
HS: trả lời và giải thích vì sao
GV: Kết luận. Xã hội hiện nay có rất nhiều tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạcTrong đó ba tệ nạn mại dâm, cờ bạc, ma túy ørất là nguy hiểm. Bởi vì chúng là con đườùng ngắn nhất dẫn đến nhiễm HIV/ AIDS
? Theo em, những TNXH trên sẽ gây tác hại thế nào với bản thân, gia đình và xã hội?
GV: cho đại diện HS ba tổ thuyết trình về tác hại của một loại TNXH (ø đã dặn tìm hiểu từ trước)
HS: Thảo luận thống nhất nhanh, sau đó cử đại diện tổ trình bày.
GV + HS nhận xét, cho điểm.
? Từ những tác hại trên, em hãy nhận xét về tác hại của TNXH?
HS:
 Đối với bản thân: Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến caí chết, Sa sút tinh thần huỷ hoại nhân phẩm đạo đức con người. vi phạm pháp luật.
 Đối với gia đình: Kinh tế cạn kiệt ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình
 Đối với xã hội: Ảnh hường kinh tế, giảm sức lao động của xã hội. suy thoái giống nòi, mất trật tự an ninh xã hội..
GV: chốt lại
HS : đọc phần Đvđ 1 trong sgk/34
? Em có đồng ý với ý kiến của bạn An hay không?.Vì Sao?
? Em sẽ làm gì nếu các bạn em cũng như vậy?
HS: - Em hoàn toàn đồng ý với bạn An Vì:
+ Cho dù chơi ít cũng đã là vi phạm pháp luật.
+ Có thể là ban đâu chơi ít nhưng dần dần quen thoí và chơi nhiều.
+ Không có tiền thì dẫn đến là ăn cắp, ăn trộm
 - Nếu các bạn trong lớp mà như vậy thoí bản thân em sẽ ngăn cản luôn, và không được thì em sẽ nhờ tới giáo viên chủ nhiệm can thiệp
GV: Những tệ nạn xã hội nhu một liều thuốc độc tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên. Nó gặm nhấm làm tổn hại đến nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người.
GV: Vậy nguyên nhận nào dẫn đến tình trạng này? Đó là vần đề chúng ta cần quan tâm.
GV: dẫn dắt HS tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hộâi, biện pháp phòng tránh
GV: Đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm
? Nguyên nhân nào khiến con người xa vào tệ nạn xã hội?
? Nêu những biện pháp phòng tránh tệ nạ xã hội?
HS: Phát biểu ý kiến
HS: Cả lớpù tranh luận:
GV: Nhận xét. giải đáp.
- Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân. Chúng ta tóm lại ở nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
 + Nguyên nhân khách quan: Kỉ cương pháp luật chưa nghiêm, dẫn đến còn nhiều tiêu cực trong xã hội.Kinh tế còn kém phát triển, chính sách mở cửa kinh tế thị trường, ảnh hưởng xấu của văn hoá đồi truỵ. Cha mẹ quá luông chiều con cái, do bạn bè xấu rủ rê
 + Nguyên nhân chủ quan: Lười lao động, tò mò ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìm cảm giác mới lạ., thiếu hiểu biết.
GV: Vậy theo các em nguyên nhân nào là nguyên nhân chính?
HS: Do tính lười lao động, thích đua đòi ăn chơi.
? Biện pháp phòng tránh?
 HS: Biện pháp chung là: Nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục tư tưởng đạo đức.giáo dục pháp luật, cải tiến tổ chức đoàn, đội, kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục.
 Biện pháp riêng: Không tham gia tàng trữ che giấu may tuý, tuyên truyền phòng chống ma tuý, có cuộc sống cá nhân lành mạnh, giúp cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.
* Vận dụng :
GV: Cho HS làm bài tập 
phòùng chống tệ nạ xã hội là trách nhiệm của ai?
Gia đình
Nhà trường
Bản thân
Xã hội
Cả 4 ý trên.
HS: Trả lời.
GV: Để cho việc phòng chống tệ nạn xã hội hữu hiệu, pháp luật của nước ta đã có những qui định áp dụng cho toàn xã hội, trong đó có cả những quy đối tượng như chúng ta. Cụ thể thế nào, ta sẽ học ở tiết sau
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm nội dung bài học.
- Chuẩn bị tình huống.
- Chuẩn bị các BT sgk
I. Bài học :
1. Tệ nạn xã hội
 Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hôi bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
2. Tác hại của TNXH
 - Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức 
 - Làm tan vỡhạnh phúc gia đình
 - Xã hội rối loạn, suy thoái giống nòi.
II. Luyện tập :
D. Rút kinh nghiệm:
******************************
 Ngày soạn
Tuần 21 – Tiết 21
Bài 13 
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
1.Kiến thức:
 - Giúp HS hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống TNXH và ý nghĩa của nó.
 - Trách nhiệm của công dân nói chung, hs nói riêng trong phòng chống TNXH và biện pháp phòng chống
2. Kỹ năng:
 - Giáo dục HS tích cực tham gia các hoạt động phòng chống TNXH ở trường, địa phương.
3.Thái độ:
- Đồng tình với những chủ trương của Đảng và qui định của pháp luật
- Biết ủng hộ những hoạt động phòng, chống TNXH
 * Trọng tâm : Qui định PL về phòng chống TNXH
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
1. Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, ĐDDH...
2. Học sinh : soạn bài, học bài
C. Tiến trình lên lớp
1 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà : 
? TNXH là hiện tượng XH bao gồm các hành vi:
a. Lệch chuẩn mực xã hội.
b. Vi phạm về đạo đức và pháp luật.
c. Gây hậu quả xấu về mọi mặt với đời sống XH.
d. Các câu a, b, c đều đúng.
đ. Các câu a, b, c đều sai
? TNXH nguy hiểm nhất là gì?
? Các TNXH gây ảnh hưởng thế nào với bản thân, gia đình và xã hội?
Aûnh hưởng của các TNXH
Phạm vi ảnh hưởng
Đối với bản thân
Đối với gia đình
Đối với xã hội
2/ Giới thiệu bài mới: 
 Đóng tình huống đã chuẩn bị sẵn, kết hợp với bài mới.
3 / Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học
HS sắm vai xử ký tình huống tìm hiểu về qui định của pháp luật
GV đưa ra 3 tình huống, HS dựa vào đó để sắm vai.
* TH1: Sắm vai phần 2 đvđ
* TH2: Oâng Hùng thường tổ chức đánh bạc tại nhà với qui mô lớn
*TH3: H và L đi giúp việc cho một nhà hàng, thấy 2 em xinh xắn lại chưa biết gì nên bà chủ dỗ dành, mua chuộc và bắt 2 em phải tiếp khách.Nhờ có một số người báo cáo nên đã bị công an bắt.
? Theo em, những hành vi trên có VPPL không, vi phạm tôi gì ?
HS : thảo luận nhóm cử đại diện trình bày
Các nhóm nhận xét, bổ sung
GV : chốt, bổ sung thêm thông tin
à Hướng đáp án :
TH1:
 - Cả bà Tâm, P, H đều vi phạm pháp luật
PH, H Vi phạm tội sử dụng chất ma tuý.
Bà Tâm vi phạm tàng chữ chất ma tuy và dụ dỗ người khác sử dụng chất ma tuý.
Tất cả họ sẽ bị xử phạt theo qui định của pháp luật.
Riêng P , H thi do chưa tời tuổi thành niên do đó sẽ xử theo luật pháp có thể nặng thì em phải đi cải tạo hoặc nhẹ thì giáo dục cai nghiêm tại nhà.
 - Bộ luật Hình sự năm 1999 qui định
Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý. 
1. Ngưòi nào tàng trữ, vận chuyển , mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đaây thì bị phạt tù từ bảy đến 15 năm
Có tổ chức
Nhiều lần
Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc buôn bán ma tuý cho trẻ em.
TH2 :
- Oâng Hùng đã VPPL
- Bộ luật Hình sự năm 1999 qui định: ( Tư liệu tham khảo BLHS)
TH3:
- Bà chủ VPPL
- Dựa vào qui định BLHS
GV: với những loại TNXH nguy hiểm, PL nước ta qui định ra sao?
HS:
GV: Nêu ví dụ về tệ nạn uống rược của HS, sinh viên.
Báo ANTG số ra ngày 24/6/2004 nhan đề: “Rược đang uống sinh viên”Rược vào lời ra, bắt đầu bằng hiện tượng thách đố những chén rược phát để hạ nhau Đoạn kết của cuộc vui tất nhiên là những hình nhân mềm oằn, xiêu vẹo, văng tục nôn ọe, chửi thề gặp ai cũng chửi. Không cảnh ấy người ta nghĩ đến đám đông Chí Phèo.Nhưng Chi Phèo là sinh viên
GV: Bản thân chúng ta phải làm gì để phòng chống lại các tệ nạn xã hội?
HS: Trả lời tự do.
GV: Chốt lại.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
HS đọc BT 4/36
 Thảo luận nhanh theo bàn, tổ 1 câu a, t2 câu b, t3 câu c
GV gọi bất kì nhóm nhỏ nào trình bày
Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV chốt, HS tự làm vào vở
BT 6 (SKG trang 37)
 Em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
HS: Trả lời từng câu hỏi và giải thích vì sao.
GV: Gọi HS điền kết quả lên bảng
HS: Cả lớp nhận xét, tranh luận
GV: Sửa những câu HS trả lời sai
GV: Giải thích vì sao đúng vì sao sai.
GV: Kết luận và cho điểm HS làm bài tốt.
* Vận dụng :
Em đồng ý vời ý kiến nào sau đây
Giúp đỡ lực lượng công an bắt kẻ vi phạm pháp luật
Người bán mại dâm chỉ là nạn nhân
Người chơi đề, đánh bạc, nghiện hút chỉ là nạn nhân
Mại dâm, ma tuý là con đường dẫn đến HIV/ AIDS
Học tập, lao động tốt là tránh xa tệ nạn xã hội.
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm nội du ... ổ gây ra không chỉ với con người, tiền của mà còn với môi trường; trách nhiệm của HS
* Trọng tâm : Tác hại và trách nhiệm của công dân
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
1. Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, ĐDDH...
2. Học sinh : soạn bài, học bài
C. Tiến trình lên lớp
1 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà : 
 GV : kiểm tra vở soạn 
? Nêu các con đường lây nhiễm của HIV/ AIDS?
? Cách phòng tránh? Trách nhiệm của chúng ta?
? Nếu bạn bè, người thân bị nhiễm HIV, em sẽ làm gì.Vì sao?
Xa lánh, ruồng bỏ.
Động viên, chăm sóc, quan tâm.
Khuyên mọi người nên giúp đỡ.
2/ Giới thiệu bài mới:
GV đọc thông tin ngày 2/5/2003: Chiếc xe khách mang biển số 29H6583 bốc cháy.Nguyên nhân trên xe có chở thuốc súng, 88 người bị nạn trong vụ cháy này.
? Em có suy nghĩ gì về vụ tai nạn trên.
GV vào bài mới
3 / Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học
Gv chia lớp làm 6 nhóm thảo luận câu hỏi : “ dựa vào thông tin trong sách giáo khoa và từ thực tế – em hãy nêu:
NHóm1,2: một số hành vi vi phạm về phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra”
+ Nhóm 3,4: nguyên nhân của các tai nạn trên
+ Nhóm 5,6: tác hại do tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra
Hs các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày
 Cacù nhóm nhận xét, bổ sung
Gv nhận xét, bổ sung:
1 - Buôn bán vũ khí, chất nổ.
Dùng mìn đánh cá.
Đốt nương làm rẫy.
Ăn thực phẩm có chất độc.
Đốt pháo ngày tết.
2-Ảnh hưởng sức khỏe.
 -Thiệt hại tài sản cá, gia đình, xã hội.
3-Thiếu hiểu biết.
Không tôn trọng PL.
Nghèo khổ, chiến tranh.
Sự cố, kĩ thuật
phân tích để hs thấy được rằng các tai nạn trên không những gây tổn thất về người và tài sản mà còn gây ô nhiễm môi trường
Vd: 
-Đánh bắt các bằng thuốc nổ_ gây ô nhiễm môi trường nước
Các tai nạn cháy nổ khác: ô nhiễm bầu không khí
Các chất độc hại( phun thuốc trừ sâu cho rau quả)_ ô nhiễm nguồn thực phẩm, ô nhiễm đất và không khí
Gv giới thiệu tranh ảnh để Hs đễ hình dung
Gv chốt ý
HS đọc phần qui định cuả pháp luật ( phần 2 SGK)
Gv giới thiệu sơ đồ câm và yêu cầu hs điền từ thích hợp ( nhằm giúp các em dễ hình dung hơn)
Gv giới thiệu thêm cho hs về điều 23:” tổ chức các nhân sản suất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng, cất giữ, huỷ bỏcác chất độc hại, chất dễ cháy nổ phải tuân theo qui định về an toàn cho người, sinh vật, không gây suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường”
 Gv chia lớp làm 3 nhóm và phân công mỗi nhóm thaỏ luận và đóng vai
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau: 
TH1: Phát hiện thấy có người đang định cưa quả bom ra để lấy thuốc nổ
TH2: Phát hiện thấy có ngươiø đốt rừng làm rẫy
TH3: phát hiện thấy nhà bên cạnh chuyên dubnngf thuốc trừ sâu và thuốc tăng trưỏng cho rau,quả trồng trong vừơn nhà mình
Hs xây dựng kịch bản, sắm vai
Hs các tổ nhân ï xét
GV nhận xét giảng giải 
? Chúng ta phải làm gì để phòng ngừa các tai nạn trên? 
Hs:
? Là công dân, học sinh chúng ta phải làm gì?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
HS làm bài tập 1,4 SGK
HS: Làm bài tập cá nhân
GV: Nhận xét, chốt lại.
* Vận dụng :
GV cho HS chơi trò chơi «  Đi tìm cánh hoa »
Từ nhụy hoa cho sẵn : tác hại của tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại, HS điền các tác hại cụ thể vào cánh hoa cho sẵn
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm bài tập còn lại, học kĩ nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài 16: “Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác”.
I. Bài học :
1. Tác hại của tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
 - Mất tài sản của cá nhân, gia đình, xã hội.
 - Bị thương, tàn phế, chết người.
2. Các quy định của Pl 
 SGK trang 42-43
3.Trách nhiệm của công dân.
Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.
Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
Tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật.
II. Luyện tập :
Bài 1
a T b T c T d T
đ T e T g T h T
 i T k l T
Bài 4
- a, b, c cân khuyên mọi người tránh xa nơi nguy hiểm.
- d. cần báo ngay cho cơ quan, những người có trách nhiệm..
D. Rút kinh nghiệm:
******************************
 Ngày soạn: 
Tuần 24 – Tiết 24
Bài 16
QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN
TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC.
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
1. Kiến thức:
 - HS hiểu nội dung của quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân.
2. Kỹ năng:
- HS biết tự bảo vệ quyền sở hữu
3.Thái độ:
 - Hình thành bồi dưỡng cho HS ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu.
* Trọng tâm : quyền sở hữu
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
1. Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, ĐDDH...
2. Học sinh : soạn bài, học bài
C. Tiến trình lên lớp
1 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà : 
 GV : kiểm tra vở soạn 
 ? Tác hại của tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra
 ? Các quy định của pháp luật
2/ Giới thiệu bài mới:
 GV cầm trên tay cuốn sách và nói “Cuốn sách này của tôi” tức là GV đã khẳng định điều gìvới cuốn sách. Vào bài
3 / Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học
HS đọc ĐVĐ.
Hãy chọn mục tương ứng.
1.Người chủ xe máy. a.Giữ gìn bảo quản xe.
2. Người gửi xe. b.Sử dụng xe để đi.
3. Người mượn xe. c. Bán, tặng, cho.
HS lên bảng nối.
GV: Nhận xét.
? Qua đó mỗi chủ sở hữu có quyền gì?
1. Người chủ xe. a.Quyền chiếm hữu.
2. Người gửi xe. b. Quyền sử dụng.
3. Người mượn xe. c. Quyền định đoạt.
 Tình huống 2.
?Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An không. ?Vì sao?
? Ông An có quyền bán bình cổ không?
Bình cổ không phải là của ông An mà là của nhà nước.
Ông không có quyền bán chiếc bình cổ.
? Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?
? Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền nào?
GV giải thích:
- Chiếm hữu: trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.
- Định đoạt: là quyền ø quyết định đối với tài sản.
- Sử dụng: ø khai thác giá trị và hưởng lợi từ tài sản
? Hãy kể tên những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân?
? Kể tên những tài sản trong gia đình em?
->Tư liệu sinh hoạt.
? Bố mẹ có lương?
-> Thu nhập hợp pháp.
? Gia đình em có máy cha,ø máy cày?
-> Tư liệu sản xuất.
HS: Điền câu trả lời vào bảng gọi tên các loại tài sản.
Quyền sở hữu tài sản là gì?
Ví dụ tài sản.
Tư liệu sinh hoạt
Tủ lạnh, ti vi, quạt
Thu nhập hợp pháp
Lương, phụ cấp của người đi làm.
Góp vốn kinh doanh
Nuôi tôm, cửa hàng..
Tư liệu sản xuất.
Máy xay xát.
Của cải để dành
Tiền tiết kiệm, vàng..
? Ngoài ra công dân còn có quyền sở hữu gì?
HS: Điều 58 SGK/46
Gv chia nhóm yêu cầu hs sắm vai hai tình huống 2 và 3 trong SGK
Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, sắm vai
Các nhóm nhận xét, bổ sung
? Công dân có nghĩa vụ gì.
? Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác. Điều đó thể hiện phẩm chất gì.
- Trung thực, liêm khiết.
? Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu tài sản.
HS: Điều 175 SGK/46
? Những tài sản nào nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu.
Hs:
 Gv : đất đai, ô tô ,xe máy, vì khi đã đăng ký nhà nước sẽ bảo vệ tài sản cho công dân khi tài sản bị xâm phạm
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,5 SGK trang 46
GV: Phát phiếu 
HS: Làm bài tập cá nhân.
 Bài 1:Em sẽ làm gi trong tình huống đó và vì so em làm như vậy?
 Bài 5: Tim một câu ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng tài sản.
HS: Suy nghĩ cá nhân.
HS: Làm bài tập váo phiếu học tập.
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
HS: Cả lớp nhận xét.
GV: Chữa bài.
* Vận dụng :
? Quyền sở hữu tài sản của công dân?
? Công dân có nghĩa vụ gì?
? Quyền sở hữu tài sản được qui định trong?
a. Luật hành chính.
b. Luật dân sự.
c. Luật hình sự.
d. Luật kinh tế.
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, làm BT 4
- Chuẩn bị bài 17: “Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng”.
- Sưu tầm ca dao tục ngữ liên quan đến bài học.
I. Bài học :
1. Quyền sở hữu tài sản của công dân:
 Là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
- Quyền sở hữu tài sản bao gồm:
+ Quyền chiếm hữu.
+ Quyền sử dụng.
+ Quyền định đoạt.
2. Các quyền sở hữu của công dân:
- Thu nhập hợp pháp
- Của cải để dành
- Nhà ở
-Tư liệu sinh hoạt.
-Tư liệu sản xuất
- Vốn và tài sản trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế
3. Nghĩa vụ của công dân:
- Tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
- Không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể, nhà nước.
II. Luyện tập :
Bài 1
- Em sẽ làm động tác để người bị mất biết và sau đó sẽ khuyên bạn.
- Vì người có tài sản phải lao động vất vả để có tiền, không nên vi phạm tài sản của họ. Đó là một hành vi không thật tà và sẽ bị pháp luật trừng phạt.
Bài 5
Cha chung không ai khóc.
Của mình thì giữ bo bo
Của người khác để cho bò nó ăn.
D. Rút kinh nghiệm:
****************************** Ngày soạn: / / 
Tuần – Tiết 
Bài 
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
* Trọng tâm : 
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
1. Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, ĐDDH...
2. Học sinh : soạn bài, học bài
C. Tiến trình lên lớp
1 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà : 
 GV : kiểm tra vở soạn 
2/ Giới thiệu bài mới:
3 / Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
* Vận dụng :
* Hướng dẫn học ở nhà:
I. Bài học :
II. Luyện tập :
D. Rút kinh nghiệm:
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docCD8 HKII NGAdoc.doc