Giáo án giảng dạy Ngữ văn 8 - Tuần 5

Giáo án giảng dạy Ngữ văn 8 - Tuần 5

TUẦN 5

TIẾT 17 Tiếng việt. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội trong văn bản.

 II. TRỌNG TM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức :- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 2. Kỹ năng : - Nhận biết hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 - Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.

 3. Thái độ : - Có ý thức sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội. .

III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

-Suy nghĩ sáng tạo : phân tích, so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; đặc điẻm và cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói và viết.

-Giao tiếp : sử dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp.

-Ra quyết định : sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội theo yêu cầu giao tiếp.

-Tự nhận thức : tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong các vùng miền.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Ngữ văn 8 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :09/9/2011
Ngày dạy : 12/9/2011 
TUẦN 5 	
TIẾT 17 Tiếng việt. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội trong văn bản.
 II. TRỌNG TM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 2. Kỹ năng : - Nhận biết hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 - Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
 3. Thái độ : - Có ý thức sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội. .
III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
-Suy nghĩ sáng tạo : phân tích, so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; đặc điẻm và cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói và viết.
-Giao tiếp : sử dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp.
-Ra quyết định : sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội theo yêu cầu giao tiếp.
-Tự nhận thức : tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong các vùng miền.
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
-Phân tích các tình huống để hiểu đặc điểm , cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
-Đọng não : suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
-Thực hành có hướng dẫn : viết câu , đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
-Bảng dối chiếu từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân.
 VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: ? Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản.
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu chung về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 GV : Yêu cầu hs quan sát vd trong sgk. 
 ? Hai từ bắp , bẹ đều có nghĩa là ngô , nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn ? Tại sao ?
 - Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó nằm trong vốn từ vựng toàn dân , có tính chuẩn mực văn hoá cao .
? Trong 3 từ trên từ nào là từ địa phương ? Tại sao ?
- Hai từ bắp , bẹ là những từ địa phương vì nó chỉ được dùng trong phạm vi hẹp , chưa có tính chuẩn mực văn hoá cao.
 ? Vậy từ toàn dân khác từ địa phương ở điểm nào? 
Gv DÙNG BẢNG ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ TOÀN DÂN VỚI TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG.
Từ ngữ địa phương có từ đồng nghĩa trong từ vựng toàn dân
Từ ngữ địa phương không có từ đồng nghĩa trong từ vựng toàn dân
Đồng nghĩa hoàn toàn:
+ Có sự khác biệt chút ít về ngữ âm : mầu sắc( Bắc Bộ )- màu sắc ( Nam bộ ); nác (TB )- nước; dĩa (NB )- đĩa.
+ Có sự khác hẳn về ngữ âm : mần, nỏ, mô, tê ( TB )- làm, không, kia, đâu ; heo, trái mận, té ( NB )- lợn, quả roi, ngã.
-Đồng nghĩa không hoàn toàn : nón (NB) với mũ ( toàn dân ).
Từ ngữ chỉ đặc sản hay cá hoạt động riêng của các địa phương : nhút, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, vú sữa, sạ (lúa ) ( NB).Đó là những từ ngữ địa phương tích cực, làm giàu thêm vốn từ ngữ toàn dân.
* Bài tập nhanh 
+ Các từ mè đen , trái thơm có nghĩa là gì ? chúng thuộc từ địa phương ở vùng nào ?
 - Nghĩa là vừng đen , quả dứa : Nam bộ.
 ? Tại sao tác giả dùng 2 từ mẹ và mợ chỉ cùng một đối tượng ? 
 - Mẹ và mợ là hai đồng nghĩa .
 - Ở xã hội ta trước cách mạng thánh Tám con gọi mẹ là mợ .
? Các từ ngỗng , trúng tủ có nghĩa là gì ? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này ?
- Tầng lớp sinh viên thường dùng 
 => Những từ như thế gọi là biệt ngữ xã hội. 
 ? Vậy thế nào là biệt ngữ xã hội ? Cho vd minh hoạ ?
* HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu cách sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 ? Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội chúng ta cần chú ý điều gì ? Tại sao ?
- Cần chú ý đến đối tượng giao tiếp , tình huống` giao tiếp , hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiểu quả cao trong giao tiếp.
 ? Trong các tác phẩm thơ , văn , các tác giả có thể sử dụng lớp từ này ,vậy chúng có tác dụng gì ? 
 - Tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân , tính cách của nhân vật .
 ? Có nên sử sụng lớp từ này một cách tuỳ tiện không ? Tại sao ?
 - Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này một cách tuỳ tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa , khó hiểu 
 ? Dùng từ địa phương và biệt ngữ xã hội có tác dụng gì ?
 ? Muốn tránh lạm dụng từ địa phương chúng ta phải làm ntn? ( Ghi nhớ sgk )
* HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu phần luyện tập.
 ? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? ( Hs thi giữa các nhóm với nhau )
 ? Nêu yêu cầu của bài tập 2 ? 
 HS : Suy nghĩ, lên bảng làm.
 GV : Nhận xét, chốt
 ? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Từ địa phương 
 a. Ví dụ: vd1,2/sgk/56
 - Bắp,bẹ, ngôè bắp: từ sử dụng của người miền nam, bẹ: từ sử dụng của người miền núi phía bắc.
 - Khác với từ ngữ toàn dân , 
từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định
 b. Kết luận: Ghi nhớ sgk/56
2. Biệt ngữ xã hội 
 a.Vídụ: vd a, b/57
- Mợ là từ dùng cho người phụ nữ tầng lớp bình dân trong xã hội phong kiến.
- Ngỗng, trúng tủ là những từ tiếng lóng , là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định .
 b.Kết luận : Ghi nhớ 2/57
 3. Sử dụng từ địa phương , biệt ngữ xã hội 
 a. Ví dụ: sgk/58
 - Mô, bầy tui,... Tác giả sử dụng khi cần thiết và đúng ngữ cảnh.
 - Cần chú ý đến đối tượng giao tiếp , tính huống giao tiếp , hoàn cảnh giao tiếp 
 - Trong các tác phẩm thơ , văn các tác giả có thể sử dụng lớp từ này để tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân , tính cách nhân vật .
 - Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này một cách tuỳ tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa , khó hiểu 
 b. Ghi nhớ : sgk/58 
II. LUYỆN TẬP 
 Bài tập 1: Tìm từ địa phương và từ toàn dân tương ứng :
ngái – xa ; chộ – thấy ; nón – mũ ; trái – quả ; chén – cái bát ; vô – vào .
Bài tập 2 :Tìm một số từ của tầng lớp xã hội. 
 - Học vẹt : học thuộc lòng một cách máy móc. 	
 - Học tủ : đoán mò một số bài nào đó để học thuộc lòng .
 - Xơi gậy : điểm 1 .
 - cáy : nhát, sợ.
-.viêm màng túi : hết tiền.
Bài tập 3 : Nếu dùng từ ngữ địa phương với một người ở địa phương khác hoặc với người nước ngoài biết tiếng Việt thì sẽ gây khó khăn trong giao tiếp.
4. CỦNG CỐ : GV hệ thống lại kiến thức bài học.
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
 - Học phần ghi nhớ.
 - Sưu tầm một số câu ca dao, vè, thơ, văn có sử dụng từ địa phương và phương ngữ xã hội.
 - Đọc và sửa các lỗi do lạm dụng từ ngữ địa phương trong một số bài tập làm văn.
* Bài soạn:
 - Làm hết bài tập còn lại 
 - Soạn bài tiếp theo. “ Tóm tắt văn bản tự sự”
 RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *******************************************
Ngày soạn: 09/9/2011
Ngày dạy : 12/9/2011 
 TUẦN 5 	
 TIẾT 18 Tập làm văn. TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ :
 1. Kiến thức : - Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
 2. Kỹ năng :- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khi tóm tắt chi tiết.
 - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
 3. Thái độ : - Lắng nghe chăm chỉ .
III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
-Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng phản hồi/ lắng nghe tích cực về cách tóm tắt văn bản tự sự
--Suy nghĩ sáng tạo , tìm kiếm và sử lí thông tin để tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau.
-Ra quyết định : lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp.
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
-Phân tích tình huống giao tiếp để lựa chọ cách tóm tắt văn bản tự sự 
-Thực hành viết tích cực : tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu cụ thể.
-Thảo luận, trao đổi để xác định các nội dung cần tóm tắt.
V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bảng phụ : tổng kết những yêu cầu đối với một văn bản tốm tắt và cách tóm tắt văn bản tự sự.
 VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: ? Nêu tác dụng của việc liên kết trong đoạn văn ?
 ? Có thể sử dụng những phương tiện liên kết nào để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn ?
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới.
 - Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin, nghĩa là có rất nhiều lượng thông tin được cập nhật hằng ngày trên các kênh phát tin khác nhau (sách báo, truyền hình, mạng in – tơ – nét), hoặc khi ra đường chúng ta chứng kiến một sự việc nào đó, về nhà kể tóm tắt cho gia đình xem, xem một cuốn sách, một bộ phim mới chiếu, ta có thể tóm tắt lại cho người chưa đọc, chưa xem biết. Vậy tóm tắt là gì? Cách tóm tắt như thế nào , bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và cách tóm tắt văn bản tự sự .
 GV : Yêu cầu hs tìm hiểu mục II. 1 và trả lời câu hỏi sau :
 ? Nội dung đoạn văn trên là ở vb nào ? Tại sao em biết được điều đó ?
 - Vb Sơn Tinh Thủy Tinh ( đã học ở lớp 6). Biết được là nhờ vào các nhân vật chính và sự việc chính .
 ? So sánh đoạn văn trên với nguyên văn của vb.
 - Nguyên văn truyện dài hơn .
 - Số lượng các chi tiết và nhân vật dài hơn.
 - Lời văn trong truyện khách quan hơn 
 * Viết đoạn văn trên người ta gọi là tóm tắt vb tự sự . 
* HOẠT ĐỘNG 2.Cách tóm tắt văn bản tự sự .
Gọi 1 hs đọc yêu cầu phần I. 2 .
 ? Vậy theo em, thế nào là tóm tắt vb tự sự ? Hãy lựa chọn câu dúng nhất trong các câu sau ?
( câu b)
 ? Vb tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không ?
 ? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một vb tóm tắt ?
? Muốn viết được một vb tóm tắt, theo em phải làm những việc gì ? Những việc ấy phải thực hiện theo những trình tự nào ? 
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
 a.Ví du: vd1,2 sgk/60.
 - Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng ) của vb đó .
 b.Kết luận: Ghi nhớ 1 sgk/61.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự .
 a. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt :( bảng phụ )
 - Vb tóm tắt cần phải phản ánh trung thành nội dung của vb được tóm tắt .
 - Đảm bảo tính hoàn chình : Dù ở mức độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung đượ ... .......................................................................................................
 *****************************************************
Ngày soạn :12/9/2011
Ngày dạy :15/9/2011 
TUẦN 5 	
 TIẾT 19 : Tập làm văn. LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ 
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
 II. TRỌNG TM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
 2. Kỹ năng : 
 - Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
 - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
 3. Thái độ : 
 - Có ý thức tóm tắt một văn bản tự sự.
 III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng phản hồi/ lắng nghe tích cực về cách tóm tắt văn bản tự sự.
--Suy nghĩ sáng tạo , tìm kiếm và sử lí thông tin để tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau.
-Ra quyết định : lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
-Phân tích tình huống giao tiếp để lựa chọ cách tóm tắt văn bản tự sự 
-Thực hành viết tích cực : tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu cụ thể.
-Thảo luận, trao đổi để xác định các nội dung cần tóm tắt.
V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bảng phụ : tổng kết những yêu cầu đối với một văn bản tốm tắt và cách tóm tắt văn bản tự sự.
 VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: ? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Cách tóm tắt văn bản tự sự?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới.Chúng ta đa biết thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và cách tóm tắt văn bản tự sự. Để hiểu rõ hơn và nắm bắt sát sao hơn phần lý thuyết đã hoc, hơm nay chúng ta đi phần luyện tâp. Đồng thời cô trả bài viết số 1 để các em thấy được những ưu và khuyết điểm của mình.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BI DẠY
* HOẠT ĐỘNG : Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập.
 Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 
? Nhận xét về bản tóm tắt trong sgk?
? Theo em , sắp xếp các sự việc như thế nào là hợp lí ?
HS : Dựa vào sgk, làm bài tập.
GV : Nhận xét, sửa bài.
 ? Trên cơ sở đã sắp xếp lại các sự việc , em hãy viết tóm tắt lại đoạn văn ?( khoảng 10 dòng )
 Gọi 2-3 hs trình bày 
 HS khác nhận xét sau đó giáo viết chốt ý .
 Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 .
 ? Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ sau đó hãy viết một vb tóm tắt đoạn trích .
( khoảng 10 dòng )
HS : Thảo luận nhóm,
GV : Nhận xét, sửa bài.
Gợi ý : Vì thiếu suật sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh , trói, lôi ra đình cùm kẹp, vừa được tha về. Một bà lã hàng xóm ái ngại cảnh nhà chị Dậu nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo.Anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát háo, chưa kịp đưa lên miệng, thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng lại xộc vào định trói mang đi.Van xin thiết tha không được, chị Dậu liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã tên tay sai vô lại.
 ? Tại sao nói các vb Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt ? Nếu muốn tóm tắt thì phải làm gì ?
I. LUYỆN TẬP
- b. ( Lão Hạc có một người con trai , một mảnh vườn và một con chó vàng ).
- a. ( Con trai lão đi phu đồn cao su , lão chỉ còn lại “ cậu vàng”).
- d. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con , lão phải bán con chó .
- c. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn .
- g. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn , lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trân khủng khiếp.
- e. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó .
- i. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy .
- h.Lão bổng nhiên chết – cái chết thật dữ dội .
- k. Cả làng không hiểu vì sao lão chết , trừ Binh Tư và ông giáo .
-c. Viết đoạn văn ( 10 phút) Hướng dẫn hs viết 
* Bài tập 2 :
 - Nhân vật chính trong vb Tức nước vở bờ là chị Dậu 
 - Sự việc tiêu biểu : Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu .
Bài tập 3 :
- Tôi đi học và Trong lòng mẹ là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ , ít sự việc ( truyện ngắn trữ tình ) tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt .
- Nếu muốn tóm tắt hai vb này thì trên thực tế là chúng ta phải viết lại truyện . Đây là công việc khó khăn , cần phải có thời gian và vốn sống cần thiết mới thực hiện được.
.4.CỦNG CỐ : GV hệ thống lại nội dung bài học.
5 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
 - Học phần ghi nhớ.
 - Tìm đọc và tóm tắt một số tác phẩm tự sự đ học.
 * Bài soạn:
 - Làm hết bài tập còn lại 
 - Soạn bài tiếp theo. “ Cô bé bán diêm ".
VII. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ***********************************
Ngày soạn :13/9/2011
Ngày dạy :16/9/2011 
TUẦN 5 	
 TIẾT 20 : Văn bản. CÔ BÉ BÁN DIÊM ( T 1 )
 (Trích)- An-đéc-xen 
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Biết đọc-hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
 - Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
 II. TRỌNG TM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
 - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
 - Lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh.
 2. Kỹ năng : 
 - Đọc diễn cảm,. hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
 - Phân tích được một số hình ảnh tuơng phản ( đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau.)
 - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
 3. Thái độ : 
 - Xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh
 III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
-Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, phản hồi/ lắng nghe tích cực về tình cảnh đáng thương của cô bé bất hạnh.
-Suy nghĩ sáng tạo : phân tích , bình luận về các tình tiết trong truyện.
-Tự nhận thức : xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
-Động não : tìm hiểu tình huống truyện; ngững chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật cô bé bán diêm.
-Thảo luận nhóm, trình bày trong một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
-Viết sáng tạo : cảm nghĩ về nỗi bất hạnh của cô bé bán diêm.
V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
-GV chuẩn bị một số tranh ảnh , tư liệu về đất nước Đan Mạch và nhà văn An-déc-xen
 VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: ? Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc ?
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Có cảnh thương tâm nào hơn cảnh một em bé mồ côi mẹ chết cóng trong đêm giao thừa . Vì sao lại đến nông nổi ấy ? Câu chuyện này liệu có thật và có thể xảy ra hay không . Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua vb Cô bé bán diêm.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, thể loại.
 ? Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ? (sgk)
 ? Em hãy cho biết văn bản thuộc thể loại gi?
 GV : Hướng dẫn.
 HS : Suy nghĩ, trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu phần đọc, hiểu văn bản.
GV : Đọc đoạn dã bị lược bỏ, 3 hs đọc tiếp đoạn trích 
Giải thích từ khó 
? Nếu chia vb này thành 3 phần thì em sẽ xác định các phần vb cụ thể ntn và tương ứng với nó là nội dung nào ?
 HS : Thảo luận nhóm trong 2phút
 HS : Cử đại diện trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 3. Phân tích nội dung 
 - Gọi hs đọc phần 1 
 ? Theo dõi vb cho biết gia cảnh cô bé có gì đặc biệt ?
 ? Gia cảnh ấy đã đẩy em bé đến tình trạng ntn?
 GV : Gợi dẫn.
 HS : Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
 ? Cô bé cùng những bao diêm xuất hiện trong thời điểm đặc biệt nào ? ( đêm giao thừa )
 ? Thời điểm ấy tác động ntn đến với con người ?
 ? Cảnh tượng hiện ra ntn trong đêm giao thừa ấy : Ở trong từng ngôi nhà, ở ngoài đường phố ?
 GV : Gợi ý.
 HS : Theo sgk, trả lời cá nhân.
 ? Trong các sự việc này, nghệ thuật kể chuyện có gì đặc sắc ? Tác dụng của nghệ thuật này ? - Tương phản đối lập .
- Nêu bật nổi cực khổ của cô bé bán diêm , gợi niềm thương cảm cho người đọc .
 ? Những sự việt đó đã làm xuất hiện một cô bé bán diêm ntn trong cảm nhận của em ?
I. GIỚI THIỆU CHUNG
 1. Tác giả: 
 - An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch, “Người kể chuyện cổ tích” nổi tiếng thế giới, truyện của ông đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người.
2. Tác phẩm: 
 - Cô bé bán diêm là một trong những truyện nổi tiếng nhất của nhà văn An-đéc-xen .
3. Thể lọai: Truyện : truyện cổ tích Andersen
 II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
 1. Đọc và tìm hiểu từ khó. / SGK 
 2. Bố cục: Gồm ba phần 
 - Phần 1 : Từ đầu cứng đờ ra: Giới thiệu hòan cảnh của cô bé bán diêm.
 - Phần 2 : Chà ! về chầu thượng đế: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé bán diêm.
 - Phần 3 : Còn lại:Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm
 3. Đại ý. 
 - Em bé mồ côi mẹ, phải đi bán diêm trong đêm giao thừa, em không dám về, sợ bố đánh, ngồi nép góc tường để sưởi, hết bao diêm em đã chết trong giấc mơ cùng bà nội lên trời, sáng mùng 1 tết, người qua đường nhìn thấy cảnh tượng thương tâm này
4. Tìm hiểu văn bản.
 a. Hoàn cảnh, số phận của cô bé bán diêm
 - Bà nội mất, mồ côi mẹ hai bố con ở trong một xó tối tăm, luôn bị đói rét,bố thô bạo, bố đánh , phải đi bán diêm để kiếm sống, đưa tiền về cho bố.
- Trong từng ngôi nhà : Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay .
- Ngoài đường phố : Em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn .
 => Biện pháp tương phản .
 => Một cô bé bán diêm nhỏ nhoi, cô độc, chịu cảnh đói rét không nhà ngay trong đêm 
giao thừa. 
4.CỦNG CỐ : GV hệ thống lại nội dung bài học.
5 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
 - Học phần tác giả, tác phẩm.
 * Bài soạn:
 - Soạn tiếp nội dung phần còn lại bài “ Cô bé bán diêm ".
VII. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V8 TUAN 5 MOI NHAT.doc