Đề kiểm tra học kỳ II – Môn: ngữ văn – lớp 8 (có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II – Môn: ngữ văn – lớp 8 (có đáp án)

Phần I: Trắc nghiệm(2 điểm)

* Đọc kĩ phần văn bản sau và khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4)

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người.”

 (Trích Ngữ văn 8- Tập hai)

Câu 1: Phần văn bản trên trích từ văn bản nào? Của ai ?

 A. Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn. B. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

 C. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi D. Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Thuyết minh

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II – Môn: ngữ văn – lớp 8 (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG THSC CVA
Giaùo vieân ra ñeà: Anh
 ÑEÀ KIEÅM TRA HOÏC KYØ II – Năm học: 2010 – 2011.
 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 
 Thôøi gian laøm baøi: 90 phuùt
Phần I: Trắc nghiệm(2 điểm)
* Đọc kĩ phần văn bản sau và khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4)
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy...Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người...”
	(Trích Ngữ văn 8- Tập hai)
Câu 1: Phần văn bản trên trích từ văn bản nào? Của ai ?
 A. Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn.	B. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
 C. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi D. Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp	
Câu 2:	Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự	 B. Biểu cảm C. Nghị luận	 D. Thuyết minh
Câu 3: Nội dung chủ yếu của phần văn bản trên là gì? 
 A. Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học.
 B. Nêu mục đích chân chính của việc học và phê phán lối học sai trái.
 C. Nêu các phương pháp học.
 D. Nêu mục đích chân chính của việc học.
Câu 4. Câu: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện hành động nói gì ?
A. Trần thuật – Để nhận định	B. Cầu khiến – Để ra lệnh
C. Nghi vấn – Để hỏi	D. Trần thuật – Để đề nghị
* Đọc kĩ phần văn bản sau và khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 5 đến câu 8)
 “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
	 (Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn)
Câu 5. Luận điểm được trình bày trong đoạn văn trên là gì?
A. Vẻ đẹp của thành Đại La-kinh đô cũ của nước ta.
B. Thành Đại La có nhiều thuận lợi, xứng đáng trở thành kinh đô bậc nhất.
C. Thành Đại La có những ưu thế hơn hẳn kinh đô Hoa Lư
D. Thành Đại La có địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng..
Câu 6. Trong đoạn văn trên, câu nào là câu chủ đề?
A. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
B. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
C. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 
D. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.
Câu 7. Đoạn văn trên được viết theo kiểu quy nạp. Đúng hay sai?
A. Đúng	B. Sai
Câu 8. Tác giả đã sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm trên ?
A. Miêu tả	 B. Tự sự C. Biểu cảm	 D. Lập luận.
Phần II: Tự luận(8 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm) Thế nào là câu phủ định? Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định 
Câu 2: ( 6 điểm) Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên.
----------Hết----------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - NĂM HỌC 2010-2011
I. Trắc nghiệm:(2 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng (0, 25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
C
A
D
B
C
A
A
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1. Trình bày khái niệm về câu phủ định ( 2điểm)
- Là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định. ( 0,5 điểm)
- Tìm hiểu 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định.(mỗi ví dụ 0,5 điểm)
Câu 2:(6 điểm) 
A. Yêu cầu chung
- Hình thức: Kiểu bài văn chứng minh 
- Nội dung: Xác định đối tượng chứng minh: bài thơ Quê hương
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài:
- Giới thiệu : Tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
- Bài thơ Quê hương đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển.
2. Thân bài:
* Giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:
a/ Nội dung:
- Chứng minh nhận định: Bài thơ quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển.
+ Hai câu đầu : Giới thiệu về làng quê đầy thương nhớ, tự hào...
+ Sáu câu thơ tiếp theo: Miêu tả cảnh đánh cá ra khơi các trai làng. Giọng thơ nhỏ nhẹ, tâm tình miêu tả niềm vui của bà con dân chài.
- Hình ảnh con thuyền, cánh buồm, mái chèo đầy ấn tượng....
Các động từ “phăng”, “hăng”, “vượt”, “rướn”, “thâu góp”...làm nổi bật sức mạnh, niềm tin tưởng tự hào và khí thế ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.
+Tám câu thơ tiếp theo: Cảnh khi đoàn thuyền đánh cá trở về 
- Bến đỗ “ồn ào”. “tấp nập”, đông vui như ngày hội...
- Chuyến ra khơi may mắn, đem đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc: “cá đầy ghe”, “cá tươi ngon ”...
b/ Nghệ thuật: Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, lời thơ trong sáng, hình ảnh thơ sáng tạo...
c/ Vai trò của tác phẩm trong nền văn học nước nhà:
+Bài thơ là những câu hát yêu thương về cảnh sắc, bầu trời , dòng sông, con thuyền, cánh buồm...
+Bài thơ khiến ta cảm nhận được hồn thơ Tế Hanh, một tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm.
3. Kết bài: Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về nhận định của bài thơ Quê hương
 * Lưu ý: Trên dây chỉ là những gợi ý, trong quá trình chấm bài, giáo viên có thể linh động, cần khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, tỏ ra có sự tìm tòi nghiên cứu...
 BIỂU ĐIỂM
+ Điểm 5,5 - 6: Bài làm đầy đủ các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạch, nắm vững các phương pháp nghị luận. Hành văn mạch lạc, chặt chẽ, có kết hợp khéo léo các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả. Không sai quá 3 lỗi chính tả, ngữ pháp.
+ Điểm 4 – 5: Đạt các yêu cầu nêu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng, diễn đạt ý mạch lạc nhưng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm chưa thật khéo léo, hoặc hiệu quả chưa cao. Văn gọn rõ, không sai từ 4 đến 6 lỗi về chính tả hoặc dùng từ...
+ Điểm 2,5 – 3,5: Bài làm đủ 3 phần có 2 yêu cầu( nội dung và nghệ thuật) nêu trên. Diễn đạt còn lúng túng, có nắm kĩ năng, phương pháp nghị luận. Sai không quá 10 lỗi về chính tả, dùng từ...
+ Điểm 1 – 2: Bài làm chỉ đạt một yêu cầu nêu trên hoặc chưa đạt yêu cầu nào. Diễn đạt vụng về, lúng túng, chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp nghị luận. Diễn đạt lôi thôi, sai nhiều lỗi về các loại.
+ Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng. 
 Giáo viên ra đề - đáp án. 

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề Kiểm tra HK II.doc