Giáo án Địa lý 7 - Tuần 1 đến 15

Giáo án Địa lý 7 - Tuần 1 đến 15

PHẦN 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Bài 1: DÂN SỐ

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức.

 - Học sinh nắm được yếu tố cơ bản về tháp tuổi và dân số.

 - Dân số là nguồn lao động của một địa phương, tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số.

 - Hậu quả bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.

 2. Kỹ năng.

 - Học sinh hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.

 II. CHUẨN BỊ.

 1. Giáo viên: Tranh vẽ về 3 dạng tháp tuổi.

 2. Học sinh: Xem trước bài mới.

 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Bài mới.

 3.1. Giới thiệu bài.

 3.2. Giảng bài mới.

 

doc 69 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Tuần 1 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tuần 1
Tiết 1
PHẦN 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
Bài 1: DÂN SỐ
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Học sinh nắm được yếu tố cơ bản về tháp tuổi và dân số.
	- Dân số là nguồn lao động của một địa phương, tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số.
	- Hậu quả bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.
	2. Kỹ năng.
	- Học sinh hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số.
	- Rèn luyện kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Tranh vẽ về 3 dạng tháp tuổi.
	2. Học sinh: Xem trước bài mới.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới.
	3.1. Giới thiệu bài.
	3.2. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
- Học sinh quan sát hình 1.1:
Trước khi phân tích biểu đồ giáo viên cho học sinh biết một số ví dụ về các số liệu.
VD: Tính đến ngày 31/7/99, tại Hà Nội có 2.490.000 dân. 
Tính đến năm 1999 nước ta có 76,3 triệu dân.
? Trong các cuộc điều tra dân số người ta cần tìm hiểu những điều gì?
- Giáo viên giới thiệu cấu tạo, màu sắc biểu hiện trên tháp tuổi (3 nhóm tuổi).
VD: Xanh lá cây: chưa đến tuổi lao động.
 Xanh biển: trong tuổi lao động
 Vàng xẩm: hết tuổi lao động.
? Quan sát hình 1.1: Cho biết tổng số trẻ em từ khi sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé gái?
Tháp 1 ~ 5,5 triệu x 5,5 triệu gái.
 2 ~ 4,5 triệu trai x 5 triệu gái.
? Hãy so sánh số người ở trong độ tuổi lao động ở 2 tháp tuổi? (tháp 2 nhiều hơn tháp 1)
? Hãy nhận xét về hình dạng 2 tháp hình 1.1 về thân – đáy của 2 tháp?
(tháp 1: Đáy rộng thân hẹp: số người ở độ tuổi lao động ít hơn tháp đáy hẹp thân rộng tháp 2)
ê Đáy tháp 1: dân số trẻ
 Đáy tháp 2: Dân số già.
? Căn cứ vào tháp tuổi hãy cho biết đặc điểm của dân số?
(Tương lai, hiện tại của 1 địa phương hay một quốc gia)
 * Hoạt động 2.
? Quan sát hình 1.2: Cho biết dân số thế giới bắt đầu tăng từ năm nào?
Màu đỏ dốc đứng: tặng vọt từ 1900
? Đầu công nguyên đến XVI dân số thế giới tặng chậm do thiên tai, nạn đói, bệnh dịch, chiến tranh
? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng dân số thế giới tăng nhanh?
(Trong 2 thế kỷ gần đây dân số tăng nhanh 
Giáo viên liên hệ việc chăm sóc sức khoẻ đối với trẻ em, sự phát triển về kinh tế
VD: Các trẻ em ở miền núi được tổ chức quốc tế hỗ trợ sữa miễn phí khi đến trường
Giáo viên sơ lược và chuyển ý.
 * Hoạt động 3.
? Quan sát 2 biểu đồ hình 1.3 và hình 1.4/SGK.
? Cho biết tỉ lệ sinh tử ở 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển là bao nhiêu vào các năm 1950 – 1980 – 2000?
? Hãy so sánh sự gia tăng dân số ở 2 nhóm nước trên?
? Trong 2 thế kỷ XIX và XX sự gia tăng dân số thế giới có đặc điểm gì nổi bật?
(Sự gia tăng không đồng đều ở các nước dân số giảm ở các nước phát triển thì lại tăng ở những nước đang phát triển)
? Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra cho các nước đang phát triển như thế nào?
(Trẻ em nhiều, kinh tế không đáp ứng kịp: ăn, ở, mặc, học, y tế, việc làm)
? Việt Nam thuộc nhóm nước có nền kinh tế nào? Có nằm trong tình trạng bùng nổ dân số?
? Việt Nam có chính sách gì để hạ tỉ lệ sinh?
(Phát triển giáo dục, kiểm soát sinh đẻ)
? Các nước trên thế giới đã có những chính sách gì để hạn chế dân số và phát triển kinh tế?
- Giáo viên sơ lược bài học.
1. Dân số nguồn lao động.
- Điều tra dân số cho biết tình hình dân số nguồn lao động của một địa phương - quốc gia.
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm dân số qua giới tính độ tuổi và nguồn lao động.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và XX.
- Dân số thế giới tăng nhanh nhờ tiến bộ về kinh tế, xã hội, y tế.
3. Sự bùng nổ dân số.
- Dân số thế giới gia tăng không đồng đều.
Tăng ở nước đang phát triển giảm ở nước phát triển.
- Nhiều nước có chính sách dân số và sự phát triển xã hội tích cực khắc phục bùng nổ dân số.
	3.3. Củng cố.
	Giáo viên cho học sinh nhận biết sự gia tăng dân số qua tháp tuổi.
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi/SGK.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày soạn
Tuần 1
Tiết 2
Bài 2: 
SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Học sinh nắm được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới.
	- Học sinh nhận biết được sự khác nhau cơ bản và sự phân bố 3 chủng tộc chính trên thế giới.
	2. Kỹ năng.
	- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ dân số.
	- Nhận biết qua ảnh và trên thực tế 3 chủng tộc chính.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Bản đồ dân số thế giới + bản đồ tự nhiên thế giới.
	2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu về 3 chủng tộc.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	? Sự bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết?
	3. Bài mới.
	3.1. Giới thiệu bài mới.
	3.2. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
- Giáo viên cho học sinh phân biệt 2 thuật ngữ dân số và dân cư (dân cư là tất cả những người sống trên một lãnh thổ định lượng bằng mật độ dân số)
? Hãy khái quát công thức tính mật độ dân số
Dân số (người) 
 = Mật độ dân số (người/km2)
Diện tích (km2)
- Giáo viên cho học sinh áp dụng tính mật độ dân số thế giới năm 2002.
- Diện tích các châu 149triệu km2
- Dân số: 6294 triệu người.
Mật độ dân số ~ 43 người/km2
? Quan sát bản đồ hình 2.1/SGK: Cho biết mỗi chấm đỏ bao nhiêu người? Các chấm thưa, dày, không có nói lên điều gì?
? Các chấm đỏ thể hiện điều gì? (mật độ dân số)
? Số liệu mật độ dân số chi biết điều gì?
? Đọc lược đồ hình 2.1: Kể tên khu vực đông dân trên thế giới (Châ Á + Mĩ)
? Nguyên nhân của sự phân bố không đồng đều?
- Khu vực đông dân: Tập trung ở các đồng bằng châu thổ
- Khu vực kinh tế phát triển: Tây trung Âu, Đông Bắc Hoa Kỳ, Đông Nam Brazil, Tây Phi.
- Khu vực thưa thớt: Hoang mạc, địa cực, núi hiểm, vùng xa biển.
? Ở lớp 6 môn lịch sử đã học hãy cho biết tại sao vùng Đông Á (Trung Quốc), Nam Á (Ấn) và Trung Đông là nơi đông dân?
(Nơi có nền văn minh cổ đại rực rỡ, nơi sinh ra nền nông nghiệp đầu tiên của loài người)
- Giáo viên sơ lược và chuyển ý.
 * Hoạt động 2.
? Căn cứ vào yếu tố nào để chia dân cư thế giới ra thành các chủng tộc?
(hình dáng, màu da)
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm (3 nhóm)
? Đặc điểm hình thái bên ngoài của từng chủng tộc? địa bàn sinh sống.
Nhóm 1: Mongoloit - Thẩm: Mông Cổ, Mãn Châu
 - Nhạt: Hoa, Việt, Lào
 - Nâu: Campuchia, Inđo
Nhóm 2: Negroit
Nhóm 3: Ơropeoit
- Negroit cư trú Châu Phi, Nam Ấn.
? Hình thái cơ thể của chủng tộc Ơropeoit
(Da trắng, tóc nâu, răng gợn sóng, mắt xanh, nâu, mũi dài nhọn hẹp, môi mỏng)
? Địa bàn cư trú của chủng tộc này?
Châu Âu, Trung và Nam Á, Trung Đông
Tóm lại: Sự khác nhau cơ bản giữa các chủng tộc là đặc điểm hình thái bên ngoài
- Giáo viên mở rộng vấn đề phân biệt chủng tộc (Apacthai) nặng nền ở Châu Mĩ, kéo dìa ở Châu Phi
1. Sự phân bố dân cư trên thế giới.
- Dân cư phân bố không đồng đều.
- Số liệu về mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân của một quốc gia.
Dân cư tập trung ở các đồng bằng châu thổ, vùng ven biển, đô thị
2. Các chủng tộc.
Gồm 3 chủng tộc chính.
- Mongoloit (Vàng) tóc đen, mắt đen, mũi tẹt.
- Negroit (đen) Nâu đậm, đen, mắt to, tóc xoăn, mũi rộng thấp, môi dày.
- Ơropeoit.
Da trắng hồng, tóc nâu vàng, mắt xanh, mũi dài nhọn.
	3.3. Củng cố.
	- Học sinh lên bảng xác định trên bản đồ những khu vực dân cư thế giới sinh sống chủ yếu?
	- Học sinh làm bài tập 2/trang 9/SGK.
	(Việt Nam có mật đô dân số cao hơn Trung Quốc, Inđô vì có diện tích nhỏ và dân số đông)
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà học bài và xem trước bài mới.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
KÝ DUYỆT TUẦN 1.
Ngày
Ngày soạn:
Tuần 2
Tiết 3
Bài 3: QUẦN CƯ ĐÔ THỊ HOÁ
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	Học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và đô thị, sự khác nhau về lối sống giữa 2 loại quần cư.
	2. Kỹ năng.
	- Học sinh nhận biết các quần cư nông thôn và đô thị qua ảnh. 
	- Nhận biết sự phân bố 22 siêu đô thị đông dân nhất thế giới.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị.
	2. Học sinh: Xem trước bài mới.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	? Nêu đặc điểm hình dáng của các chủng tộc chính và nơi sinh sống chủ yếu của họ?
	3. Bài mới.
	3.1. Giới thiệu bài.
	3.2. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
- Giáo viên giới thiệu thuật ngữ quần cư.
? Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một nơi?
(Sự phân bố, mật độ, lối sống)
? Quan sát hình 3.1 và 3.2: Cho biết sự khác nhau giữa 2 kiểu quần cư đô thị và nông thôn.
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận và trả lời.
Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của một kiểu quần cư (cách tổ chức sinh sống, mật độ lối sống, hoạt động kinh tế)
Các tổ chức sinh sống: Nhà cửa xen kẽ đồng ruộng, tập hợp thành làng xóm (nông thôn)
Đô thị: Xây nhà cửa, đô thị lớn
Mật độ: Dân cư ở nông thôn thưa thót
 Dân cư thành phố đông đúc.
 * Hoạt động 2.
? Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào? Ở đâu?
(Cổ đại: Trung Quốc, Ấn, La Mã)
? Đô thị xuất hiện do nhu cầu gì của xã hội loài người?
(Trao đổi hàng hoá, sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp)
Ngày nay số người sống trong đô thị chiếm 80% dân số thế giới.
? Khi nào đô thị phát triển nhất?
Khi ngành công nghiệp phát triển)
? Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển đô thị?
(Sự phát triển của thương nghiệp, tiểu công nghiệp và công nghiệp)
? Quan sát hình 3.3: Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới? (23)
? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? Đọc tên? (Châu Á – 12)
? Em hiểu gì về siêu đô thị?
? Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào?
? Sự gia tăng tự phát của dân số trong các đô thị và siêu đô thị gây ra những hậu quả gì cho xã hội?
(Sự gia tăng tự phát của dân số để lại nhiều hậu qủa về môi trường, sức khoẻ, an ninh, giáo dục)
- Giáo viên sơ lược lại bài học và chốt lại ý trong bài.
1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
- Quần cư nông thôn: Dân cư thưa thớt, nhà cửa xen lẫn ruộng đồng, tập hợp thành làng xóm.
- Quần cư đô thị: Nhà cửa xây dựng thành phố phường.
2. Đô thị hoá, siêu đô thị.
- Đô thị xuất hiện rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ XIX.
- Siêu đô thị ngày càng tăng ở các nước đang phát triển.
	3.3. Củng cố.
	? Nêu sự khác nhau của 2 loại quần cư chính?
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà ôn lại cách đọc tháp tuổi.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày soạn
Tuần 2
Tiết 4
Bài 4: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Củng cố kiến thức đã học của toàn chương về khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
	- Các  ... n: vị trí, nhiệt độ, lượng mưa và thất thường của thời tiết)
? Cảnh quan tự nhiên của các môi trường đới ôn hoà phân hoá như thế nào?
(Phân hoá theo không gian Đông sang Tây, Bắc xuống Nam theo (T): 4 mùa
? Các hoạt động nông nghiệp chủ yếu ở đới ôn hoà là gì?
(Phổ biến sản xuất nông nghiệp với 2 hình thức hộ gia đình và trang trại)
? Nêu các hoạt động công nghiệp của con người ở đới ôn hoà?
(Công nghiệp hiện đại, công ghiệp chế biến là thế mạnh, đa dạng từ thủ công nghiệp đến công nghệ cao hình thành các cảnh quan công nghiệp và khu công nghiệp lớn)
? Quá trình đô thị hoá ở đới ôn hoà diễn ra như thế nào?
(Việc đô thị hoá ở đới ôn hoà đặt ra vấn đề cần giải quyết về môi trường)
(Nguy cơ thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, ùn tắc giao thông)
? Việc ô nhiễm không khí, nguồn nước ở đới ôn hoà hiện nay ra sao?
? Nhận biết các đặc điểm môi trường đới ôn hoà qua biểu đồ tranh ảnh.
 * Hoạt động 2.
Giáo viên treo lược đồ môi trường hoang mạc.
(Dọc 2 bên Chí tuyến Bắc Nam ven dòng biển lạnh, sâu trong nội địa)
- Khí hậu khắc nghiệt khô hạn, nhiệt độ ngày và đêm chênh nhau lớn.
? Với điều kiện khí hậu khô hạn, động thực vật ở đây thích nghi với môi trường này như thế nào?
(Động thực vật tự hạn chế mất nước bằng cách tăng cường dinh dưỡng cơ thể và tránh mất nước)
? Các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc là gì?
+ Hoạt động kinh tế cổ truyền và hoạt động kinh tế hiện đại.
VD: Cô truyền: Chủ yếu là chăn nuôi du mục và trồng trọt trên ốc đảo.
Hiện đại: Khai thaqcs tài nguyên, phát triển du lịch
? Nguyên nhân nào khiến hoang mạc đang ngày càng được mở rộng?
(Tự nhiên, cát lấn, khô hạn kéo dài, con người khai thác cây xanh quá mức.
? Nêu biện pháp nhằm hạn chế hoang mạc hoá?
(Trồng rừng chắn cát, khai thác nước ngầm, cải tạo khí hậu).
 * Hoạt động 3.
Giáo viên treo lược đồ môi trường đới lạnh.
? Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?
(Khí hậu lạnh giá quanh năm, mùa đông kéo dài mùa hè ngắn) ít mưa (nhiệt độ giảm -100C đến 500C)
? Ở đới lạnh động thực vật thích nghi với môi trường như thế nào?
Thực vật: Chủ yếu rêu và địa y phát triển vào mùa hè.
Động vật: Tuần lộc, gấu trắng, hải cầu
? Các hoạt động kinh tế của con người phương Bắc là gì?
Chủ yếu phát triển ngành kinh tế cổ truyền.
? Việc khai thác khoáng sản chủ yếu là khoáng sản nào?
(Khai thác dầu mỏ)
? Vấn đề cần quan tâm hiện nay ở đới lạnh là gì?
Vấn đề săn bắt quá mức động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cạn kiệt nguồn tài nguyên biển.
 * Hoạt động 4.
? Nêu đặc điểm của môi trường vùng núi.
Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao.
? Quan sát sơ đồ thân thực vật từ chân núi lên đỉnh/SGK.
Dân cư thưa thớt, ít người sinh sống.
? Hoạt động kinh tế ở vùng núi diễn ra như thế nào?
Kinh tế cổ truyền: Trồng trọt chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản
? Nêu sự thay đổi về kinh tế xã hội của vùng núi?
(Giao thông là động lực phát triển kinh tế xã hội làm thay đổi nhiều ngành kinh tế khác)
Chương II. Môi trường đới ôn hoà các hoạt động của con người ở đới ôn hoà.
* Môi trường đới ôn hoà
- Khí hậu mang tính chất trung gian và tính thất thường.
- Cảnh sắt thiên nhiên thay đổi theo không gian và thời gian.
* Hoạt động nông nghiệp
- Gồm 2 hình thức hộ gia đình và trang trại.
* Hoạt động công nghiệp.
+ Công nghiệp chế biến là thế mạnh từ thủ công nghiệp đến ngành công nghệ cao.
* Đô thị hoá.
- Dân cư tập trung quá đông ở đô thị để lại những hậu quả về ô nhiễm môi trường
* Ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm không khí, nguồn nước.
Chương III. Môi trường hoang mạc. Hoạt động của con người ở hoang mạc.
* Môi trường hoang mạc.
- Khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.
* Các hoạt động kinh tế.
- Gồm hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại.
Tiết *.
Chương IV. Môi trường đới lạnh hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
* Môi trường đới lạnh.
- Khí hậu lạnh giá quanh năm, mùa đông kéo dài, lượng mưa rất ít chủ yếu ở dạng tuyết rơi.
* Các hoạt động kinh tế.
- Chủ yếu phát triển ngành kinh tế cổ truyền.
Chương V. Môi trường vùng núi hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi.
* Môi trường vùng núi.
- Thực vật thay đổi theo độ cao.
* Hoạt động kinh tế.
- Chủ yếu kinh tế cổ truyền, trồng trọt chăn nuôi thủ công khai thác chế biến lâm sản.
	3.3. Củng cố.
	Bài tập: Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành các câu sau:
a. Khí hậu đới ôn hoà mang tính chất.. và tính.
b. Hoang mạc là nơi có kiểu khí hậu
c. Vấn đề cần giải quyết hiện nay ở đới ôn hoà là .
d. Môi trường hoang mạc thường nằm ở các vị trí như .. 2 bên chí tuyến và 
e. đới lạnh là nơi có kiểu khí hậu  f: khí hậu vùng núi.
	Đáp án: a: Trung gian + thất thường
	b: Khô hạn khắc nghiệt
	c: Ô nhiễm môi trường (nước + không khí)
	d: Ven dòng biển lạnh, sâu trong môi trường
	e: Lạnh giá quanh năm, f: thay đổi theo độ cao.
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà xem trước bài 25.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM
KÝ DUYỆT TUẦN 14
Ngày 
Ngày soạn
Tuần 15
Tiết 28
Phần III. 
THIÊN NHIÊN VÀ CÁC CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Bài 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Học sinh nắm được khái niệm các lục địa và các châu lục trên thế giới.
	- Nắm được các nhóm nước trên thế giới.
	2. Kỹ năng.
	Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả tranh ảnh thế giới.
	3. Thái độ.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Bản đồ thế giới.
	2. Học sinh: Xem trước bài mới.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới.
	3.1. Giới thiệu bài.
	3.2. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
Giáo viên cho học sinh phân biệt 2 khái niệm lục địa và châu lục khác nhau như thế nào.
- Lục địa: Có biển, đại dương bao quanh - tự nhiên.
- Châu lục:
? Quan sát bản đồ thế giới có mấy lục địa?
6: Á Âu – Phi - Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Oxtralia, Nam cực, 4 đại dương.
(Châu lục gồm lục địa, đảo xung quanh) - lịch sử kinh tế chính trị.
? Có mấy Châu lục (6).
Á Âu, Phi Mĩ, Đại dương, Nam cực.
(Châu lục lớn bao lấy lục địa: Đại dương – Oxtralia)
? Quan sát bản đồ kể tên 1 số đảo và quần đảo lục địa gồm 2 châu lục Á Âu và Châu Mĩ.
Đảo lớn nằm xung quanh các lục địa.
 * Hoạt động 2.
? Hiện nay thế giới có > 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
Học sinh đọc mục 2/SGK: Cho biết để phân loại đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội từng nước từng châu lục dựa vào chỉ tiêu nào?
(3 chỉ tiêu phân loại các quốc gia)
- Thu nhập GDP.
- Tỉ lệ tử vong của trẻ.
- Chỉ số phát triển con người: Dưới 0,7T
Dựa vào các chỉ tiêu trên người ta phân loại các quốc gia như thế nào?
(nước phát triển: trên 20.000 USD/năm, tỉ lệ tử vong trẻ thấp)
Nước đang phát triển: Dưới 20.000 USD/năm, tỉ lệ tử vong trẻ cao.
? Ngoài ra người ta còn có cách chia nào khác?
Căn cứ vào cơ cấu kinh tế.
? Liên hệ đối chiếu các chỉ tiêu trên Việt Nam thuộc nhóm nước nào?
(Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển)
Khái niệm về chỉ số phát triển con người (DHI) là sự kết hợp của 3 thành phần: Tuổi thọ, trình độ học vấn và thu nhập bình quân đầu người.
* Giáo viên tóm lại ý chính của bài.
1. Các lục địa và các châu lục.
- Có 6 Châu lục trên thế giới: Châu Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại dương, Nam cực.
2. Các nhóm nước trên thế giới.
- Gồm 2 nhóm nước:
+ Phát triển.
+ Đang phát triển.
	3.3. Củng cố.
	? Tại sao nói thế giới chúng ta thật rộng lớn và đa dạng.
	? Nêu chỉ tiêu phân loại, đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà xem trước bài mới.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày soạn
Tuần 15
Tiết 29
Bài 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	Học sinh hiểu rõ Châu Phi có dạng hình khối, đặc điểm vị trí địa lí địa hình và khoáng sản của Châu Phi.
	2. Kỹ năng.
	Đọc và phân tích lược đồ.
	3. Thái độ.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Châu Phi.
	2. Học sinh: Xem trước bài mới.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới.
	3.1. Giới thiệu bài.
	3.2. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
? Quan sát hình 26.1: Cho biết điểm cực trên đất liền của Châu Phi: 
Bắc: 37020`B, CapBLăng
Nam: 34051`N, Mũi Kim
Đông: 51024`Đ, RathaPhan
Tây: 17033`T, Xanh
? Châu Phi giáp với các biển và đại dương nào?
Bắc: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Biển đỏ ngăn cách Châu Á bởi kinh đào Xuyê ĐN giáp Ấn Độ Dương.
? Đường xích đạo đi qua khu vực nào của Châu lục?
? Lãnh thổ thuộc môi trường nào?
? Bờ biển Châu Phi có đặc điểm gì?
Đặc điểm đó có ảnh hưởng thế nào đến khí hậu Châu Phi?
Do đặc điểm đó nên biển ít lấn sâu vào đất liền.
Hình 26.1/SGK. Kể tên các dòng biển nóng, lạnh chảy qua ven bờ.
? Kênh đào Xuyê có ý nghĩa đối với giao thông đường biển quốc tế như thế nào?
(Nút giao thông biển quan trọng bậc nhất của hàng hải quốc tế, đường biển đó từ Âu sang Viễn Đông qua Đại Tây Dương vào Xuyê được rút ngắn.
 * Hoạt động 2.
? Hình 26.1/SGK. Châu phi chủ yếu là dạng địa hình nào?
Cao nguyên xen kẽ với bồn địa và sơn nguyên cao từ 1500 – 2000m
? Nhận xét về sự phân bố địa hình đồng bằng ở Châu Phi.
? Các sơn nguyên và bồn địa chính ở Châu Phi?
? Địa hình khu vực phía Đông khác địa hình khu vực phía tây như thế nào?
(Sơn nguyên cao 1500 – 2000m, tập trung phía Đông Nam, thấp dần là các bồn địa và hoang mạc ở phía Tây Bắc).
? Tại sao có sự khác nhau đó?
(Phía Đông được nâng mạnh lên tạo những hồ hẹp, sâu và thung lũng sâu).
? Hướng chính của địa hình Châu Phi.
? Sự phân bố của địa hình (đồng bằng, núi) như thế nào?
(Đồng bằng thấp, tập trung chủ yếu ở ven biển) TB có dãy AtLat, Đông Nam của Nam Phi có dãy Đrekenbec.
? Mạng lưới sông hồ Châu Phi có đặc điểm gì? Đọc tên các hồ, sông lớn.
(Sông phân bố không đều, sông lớn nhất bắt nguồn từ xích đạo và nđ, sông Nil dài nhất thế giới 6.671 km, sông Châu Phi có giá trị kinh tế cao)
Giáo viên mở rộng: Sông Nil đối với Châu Phi và nền văn minh sông Nil (phụ lục bài 29).
Hồ tập trung ở Đông Phi, hồ Victoria có diện tích 68.000 km2 sâu 80m.
Giáo viên chia nhóm:
? Kể tên và sự phân bố các khoáng sản quan trọng từ xích đạo lên Bắc Phi (nhóm 1).
Từ xích đạo xuống Nam Phi (nhóm 2).
? Em có nhận xét gì về khoáng sản của Châu Phi.
Giáo viên nhận xét và bổ sung lại kiến thức.
1. Vị trí địa lý.
- Đường xích đạo đi qua chính giữa châu lục thuộc đới nóng.
- Bờ biển ít bị cắt xẻ, ít đảo, vịnh.
2. Địa hình và khoáng sản.
a. Địa hình:
Là 1 cao nguyên khổng lồ xen kẽ là bồn địa và sơn nguyên.
- Địa hình Châu Phi thấp dần từ ĐN – TB.
- ĐB thấp ở ven biển, ít núi cao.
b. Khoáng sản.
- Khoáng sản phong phú, đặc biệt là kim loại quí, hiếm.
	3.3. Củng cố.
	? Xác định các biển đại dương bao quanh Châu Phi? Cho biết đặc điểm của đường biển có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu Châu Phi.
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà xem tiếp bài tiếp theo.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
KÝ DUYỆT TUẦN 15
Ngày

Tài liệu đính kèm:

  • docdia ly7.doc