Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trường THCS Na Mèo

Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trường THCS Na Mèo

Tuần 1 Tiết 1.2

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

1/ Kiến thức.

- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2/ Kĩ năng.

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo

vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh

 vực văn hóa, lối sống.

3/ Thái độ.

Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

 

doc 407 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trường THCS Na Mèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 16/08/2011
Tuần 1 Tiết 1.2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
	Lê Anh Trà
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1/ Kiến thức.
- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2/ Kĩ năng.
Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo 
vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh
 vực văn hóa, lối sống. 
3/ Thái độ.
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. 
B. CHUẨN BỊ
Một số hình ảnh và tư liệu nói về Bác.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: khởi động
Hoạt động 2. Đọc – hiểu văn bản
GV hướng dẫn học sinh đọc: đây là văn bản nhật dụng. Đọc văn bản phải rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm.
GV: Văn bản gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
HS trao đổi thảo luận.
GV: Tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
(GV có thể nói thêm vài nét về quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian Người hoạt động ở nước ngoài).
GV: Điều gì khiến Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước?
HS thảo luận trả lời.
GV: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để khám phá và biến kho tàng tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng thành vốn tri thức của riêng mình? Tìm những chi tiết để minh họa.
Tiết 2.
GV: Phong cách sống giản dị của Bác được thể hiện như thế nào?
HS thảo luận, trả lời.
.
GV: Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến những nhân vật nổi tiếng nào?
GV: Để làm nổi bật những vẻ đẹp trong phong cách sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào?
HS thảo luận nhóm, trả lời.
Hoạt động 3. Tổng kết,luyện tập
GV hướng dẫn học sinh tổng kết.
Em hãy nêu nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của tác phẩm?
-Giới thiệu bài mới
I. Tìm hiểu chung 
1. Xuất xứ
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.
2. Đọc
3.Từ khó: (SGK)
4. Bố cục của văn bản
Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II.Tìm hiểu chi tiết:
1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.
+ Gian khổ, khó khăn.
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.
*Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc, để hình thành một nhân cách của Hồ Chí Minh rất Việt Nam.
2. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh 
- Nơi ở và làm việc thì đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách vừa là nơi làm việc đồng thời cũng là nơi ở của Bác.
-Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa
Biểu hiện của đời sống thanh cao:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
- Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.
*Phong cách của Hồ Chí Minh là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh 
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
* Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,
III. Tổng kết
1.Về nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
2.Về nội dung:
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Ghi nhớ : sgk
IV. Luyện tập
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
2. Hát hoặc ngâm thơ ca ngợi về Bác. 
Hoạt động 4 . Củng cố dặn dò
Về nhà học và chuẩn bị bài “Phương châm hội thoại”
D. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
Ngày soạn: 16/08/2011 
 Tiết 3 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
 	1/ Kiến thức.
Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 
 	2/ Kĩ năng.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong giao tiếp.
3/ Thái độ.
Nhận thấy tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp và phải biết trung thực trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ
-Bảng phụ để ghi các bài tập
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Khởi động
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HS đọc đoạn đối thoại trong SGK.
GV: Khi An hỏi: “Học bơi ở đâu?”, ý muốn hỏi điều gì? Ba trả lời: “Ở dưới nước”. Câu trả lời có mang đầy đủ nội dung, ý nghĩa mà An cần hỏi không?
GV: Em rút ra nhận xét gì về giao tiếp?
HS thảo luận, nêu nhận xét.
GV nêu vấn đề: Đọc truyện cười “Lợn cưới áo mới” trong SGK. 
GV: Tại sao truyện lại gây cười? lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào? 
HS nêu các phương án hỏi và trả lời.
GV : Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu nào khi giao tiếp?
GV yêu cầu HS đọc mẩu chuyện trong SGK và hỏi: Truyện cười phê phán điều gì?
HS thảo luận, trả lời(ví dụ phê phán tính khoác lác).
GV: Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
HS thảo luận, nêu nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV chọn bài, chia nhóm và gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
HS thảo luận nhóm
Nhận xét truyện cười”Có nuôi được không”?
Giải thích cách dùng từ?
-GV kể một câu chuyện để dẫn dắt vào bài
I/ Phương châm về lượng
1.Ví dụ:
(SGK)
- Không mang đủ nội dung ý nghĩa mà An cần hỏi (vì bơi là đã bao hàm ở dưới nước – Trong khi đó điều An cần biết là địa điểm cụ thể nào đó như : Bể bơi thành phố, sông, biển
2.Nhận xét:
a) Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp cần đòi hỏi.
*Có thể hỏi:
- Bác có thấy con lợn nào qua đây không?
Có thể trả lời:
- (Nãy giờ),(từ lúc tôi đứng đây) không có con lợn nào chạy qua đây cả.
b) Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn hoặc ít hơn những điều cần nói.
3.Ghi nhớ
- Khi giao tiếp, cần nói có nội dung: nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu. Đó là phương châm về lượng.
II. Phương châm về chất
1.Ví dụ:(SGK)
2. Nhận xét: truyện cười này phê phán những người nói khoác, những điều không có thật.
3. Ghi nhớ: Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập
Bài tập 1: phân tích lỗi
- Trâu là một loài gia súc.
- Én là một loài chim.
Bài tập 2:Chọn từ ngữ thích hợp
a) Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
d) Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng, nói cuội.
e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
Bài tập3 :Nhận xét truyện cười
-Thừa câu cuối – Vi phạm phương châm về lượng.
Bài tập4: Giải thích dùng cách diễn đạt
Thể hiện người nói thông tin họ nói chưa chắc chắn.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Ngày soạn : 16/08/2011
Tiết 4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1/ Kiến thức.
- Hiểu được văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Nắm được vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2/Kĩ năng.
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ
Bảng phụ ghi bài tập 2 trong sgk
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 . khởi động Ôn tập văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh.
GV nêu câu hỏi:
- Văn bản thuyết minh là gì?
- Văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì?
-Hãy kể ra các phương pháp thuyết minh đã học.
HS thảo luận trả lời.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
HS đọc văn bản trong SGK : Hạ Long đá và nước.
GV : Đây là một bài văn thuyết minh. 
 Theo em, bài văn này thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?.
GV : Hãy tìm trong trong văn bản : tác giả có sử dụng phương pháp liệt kê về số lượng và quy mô của đối tượng không?
GV: Để thuyết minh về sự kì lạ của Hạ Long, tác giả đã sử dụng cách thức nào?
GV: Hãy tìm câu văn khái quát sự kì lạ của Hạ Long?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì trong bài văn?
.
GV: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn?
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập
VB có tính chất thuyết minh không?.
Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
I. Ôn tập văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh
- Đặc điểm văn bản thuyết minh: Là loại văn bản thông dụng, phổ biến.
- Nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu.
-Có 6 phương pháp thuyết minh thông dụng: định nghĩa; liệt kê; ví dụ; số liệu; phân loại; so sánh.
II.Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1) Ví dụ:
 Văn bản: Hạ Long – Đá và Nướ ... ức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật trong đoạn trích 
Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội/quan niệm sống (về câu ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu4
Số điểm 1,0
Số câu 1
Số điểm 6,0
Số câu 5
 7 điểm
70% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 9
Số điểm 2,25
22,5%
Số câu 4
Số điểm 1,75
17,5%
Số câu 1
Số điểm 6
60%
Số câu 14
Số điểm 10
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Phần trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm, mỗi câu 0,25 điểm)
* Đọc đoạn trích sau trả lời các câu hỏi từ 1 đến 12 bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A, B, C hoặc D ) trước câu trả lời đúng:
"Người lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè, ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. 
Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé. 
Nói xong chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. - Người lái xe lại nói.
Hoạ sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn." Ông rất ngạc nhiên trước khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ "ồ" lên một tiếng! Sau gần hai ngày qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy."
(Lặng lẽ Sa pa - Ngữ văn 9, tập 1, trang 175)
1. Văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả nào?
Nguyễn Quang Sáng
Kim Lân
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Minh Châu
2. Đoạn văn trên giới thiệu với người đọc những nhân vật nào?
Anh thanh niên, người lái xe, ông hoạ sĩ
Anh thanh niên, cô gái, người lái xe
Anh thanh niên, ông hoạ sĩ, cô gái
Anh thanh niên, người lái xe, ông hoạ sĩ, cô gái
3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
4. Câu văn " Nói xong chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến." diễn tả hành động của ai?
Cô gái
Người lái xe
Ông hoạ sĩ 
Anh thanh niên 
5. Câu văn " Nói xong chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến." thuộc loại câu gì?
Câu ghép chính phụ 
Câu ghép đẳng lập 
Câu rút gọn 
Câu đặc biệt
6. Câu văn "Sau gần hai ngày qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới chân kia là mùa hè " diễn tả suy nghĩ của ai?
Người lái xe
Cô gái
Ông hoạ sĩ
Ông hoạ sĩ và cô gái 
7. Vườn hoa cô gái và ông hoạ sĩ đang đứng ở đâu?
Thị trấn Sa Pa 
Trên dãy núi Sa Pa
Thị xã Lào Cai
Đỉnh núi Yên Sơn
8. Vì sao cô gái lại "ồ" lên một tiếng ?
Không ngờ ngôi nhà của anh thanh niên quá gọn gàng
Ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên hái hoa
Bất ngờ thấy một vườn hoa đẹp trên núi cao
Sung sướng khi anh thanh niên tặng hoa mình
9. Trong câu văn Hoạ sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn." phần gạch chân là gì?
Lời dẫn trực tiếp
Lời dẫn gián tiếp
ý dẫn trực tiếp 
ý dẫn gián tiếp
10. Từ khách trong đoạn văn sau "Tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. " là từ thế cho những từ ngữ nào?
Anh thanh niên
Một hoạ sĩ lão thành
Cô kĩ sư nông nghiệp
Một hoạ sĩ lão thành, cô kĩ sư nông nghiệp
11. Từ Và trong câu văn " Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp." là từ có vai trò gì? 
Làm khởi ngữ đầu câu
Làm từ kết nối câu văn với câu trước nó
Làm trạng ngữ đầu câu
Làm thành phần phụ chỉ xuất xứ của câu
12. Người kể trong đoạn trích là ai?
Tác giả
Người lái xe
Ông hoạ sĩ
Anh thanh niên
Phần tự luận (7 điểm)
13. (1 điểm)
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
	(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
14. (6 điểm)
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
C©u
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
§¸p ¸n
c
d
a
d
c 
b 
d
c
c
d
b
a
Phần tự luận (7 điểm)
13. (1 điểm)
Nhận ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ: nhân hóa (đi qua, thấy) ẩn dụ (mặt trời trong lăng) (0,5 điểm)
Nêu được tác dụng của phép tu từ:mặt trời tự nhiên hàng ngày đi qua trên lăng, chứng kiến sự tỏa sáng của Bác, cảm nhận tầm vóc lớn lao, sự nghiệp vĩ đại, công lao to lớn, nhiệt huyết cách mạng và sự bất tử của Bác (0,5 điểm)
14. (6 điểm) 
HS biết vận dụng kiến thức và kĩ năng về bài nghị luận xã hội và những hiểu biết về thực tế đời sống để tạo lập bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, dùng từ, đặt câu chính xác. diễn đạt trôi chảy, đảm bảo liên kết 
Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu và nêu nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: tốt gỗ hơn tốt nước sơn (0,5 điểm)
Giải thích nghĩa đen (chọn đồ gỗ), nghĩa bóng (đánh giá sự việc, con người) của câu tục ngữ. (1 điểm) 
Phân tích quan niệm của nhân dân qua câu tục ngữ: coi trọng nội dung bên trong hơn hình thức bên ngoài. (1 điểm) 
Làm sáng tỏ ý nghĩa câu tục ngữ bằng dẫn chứng hợp lí, sinh động. (1 điểm)
Mở rộng vấn đề: nội dung là quan trọng, nhưng hình thức cũng cần được quan tâm để có được vẻ đẹp toàn diện. (1 điểm)
Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với con người trong điều kiện xã hội hiện đại (1 điểm)
Liên hệ bản thân, rút ra bài học.. (0,5 điểm)
Lưu ý: 
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt: 1 điểm.
 ________________________________________
Tuần 36
Ng ày soạn: 20/04/2012 Tiết 173 
Ngày dạy: ..../05/2012
THƯ, ĐIỆN CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
a. môc tiªu cÇn ®¹t:
1. Kiến thức 
- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử Việt Nam.
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học.
2. Kĩ năng 
- Hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.
- Đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng của thể loại.
3. Giáo dục 
 - Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương trình văn học THCS từ lớp 6 - 9.
 *. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội bài học
- Ra quyết định: lựa chọn bày tỏ cách thức tiếp cận nội dung bài học.
B. chuÈn bÞ:
Giáo án và sgk.
c.tiÕn tr×nh lªn líp	
Ho¹t ®éng cña GV & HS
Néi dung cÇn ®¹t
Hoạt động 1: Khởi động ( 2 phút )
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần I - II ( 30 phút )
*HS đọc và theo dõi các tình huống trong SGK
GV: Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
GV: Có mấy loại thư (điện) chính? Là những loại nào? Mục đích của các loại ấy có khác nhau không? Tại sao?
* GV hướng dẫn HS nắm được qui trình viết thư (điện) 
Hoạt động 3: Luyện tập ( 10 phút )
* GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài cũ:
I.Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Thư (điện) chúc mừng: a, b
+ Hoàn cảnh: Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
-Thư (điện) thăm hỏi: c, d
+ Hoàn cảnh: Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trưc tiếp nói với người nhận.
- Hai loại chính:
+ Thăm hỏi và chia vui
+ Thăm hỏi và chia buồn
- Khác nhau về mục đích:
+ Thăm hỏi chia vui: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận.
+ Thăm hỏi chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
II. Cách viết thư (điện):
- Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
+ Ví dụ: Lò Văn A, đội 1, bản Hạ, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn, Thanh Hoá.
- Bước 2: Ghi nội dung
* Ví dụ: Nhân dịp bạn được nhận giải thưởng học sinh giỏi tỉnh, tôI xin gửi tới bạn lời chúc mừng nồng nhiệt, đồng thời cũng xin bày tỏ sự thán phục đức tính kiên trì của bạn trong học tập.
 Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và học giỏi hơn.
- Bước 3: Ghi rõ họ,tên, địa chỉ người gửi
(Phần này không chuyển đI nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu).
 * Ví dụ: Vi Văn B, Trung Thượng, Quan Sơn, Thanh Hoá
III. Luyện tập:
* HS làm bài tập
Hoạt động 4. Củng cố dặn dò: ( 3 phút )
- Chuẩn bị bài mới
 _______________________________________
Tuần 37
Ng ày soạn: 21/04/2012 Tiết 174 - 175 
Ngày dạy:/05/2012
Tr¶ bµi kiÓm tra v¨n, tiÕng viÖt, bµi kiÓm tra tæng hîp
a. môc tiªu cÇn ®¹t:
Giúp HS
- §¸nh gi¸ ®­îc nh÷ng ­u - nh­îc ®iÓm trong bµi viÕt cña m×nh vÒ c¸c ph­¬ng diÖn: néi dung kiÕn thøc, kÜ n¨ng c¬ b¶n cña V¨n - TiÕng ViÖt - TËp lµm v¨n.
- ¤n vµ n¾m ®­îc kÜ n¨ng lµm bµi kiÓm tra tæng hîp theo tinh thÇn vµ c¸ch kiÓm tra ®¸nh gi¸ míi.
B. chuÈn bÞ:
Giáo án 
c.tiÕn tr×nh lªn líp	
 TiÕt 174
Tr¶ bµi kiÓm tra tiÕng viÖt
Ho¹t ®éng 1: H­ãng dÉn häc sinh ch÷a bµi theo ®¸p ¸n cô thÓ.
* §¸p ¸n ®· lËp ë tiÕt 158 – tuÇn 33
Ho¹t ®éng 2: Tæ chøc cho häc sinh ®èi chiÕu so s¸nh gi÷a yªu cÇu víi bµi lµm cô thÓ.
C¸ch lµm bµi tr¾c nghiÖm
Ph­¬ng ph¸p lµm bµi
Nh÷ng lçi c¬ b¶n
ChØ ra nh÷ng ­u nh­îc ®iÓm trong bµi lµm cña m×nh.
Ho¹t ®éng 3: GV nhËn xÐt vµ ®¸nh gi¸ tæng hîp.
Gäi ®iÓm vµo sæ
 TiÕt 175
Tr¶ bµi kiÓm tra tæng hîp
Ho¹t ®éng 1: H­íng dÉn HS ph©n tÝch ®Ò, lËp dµn ý, c¸ch thøc lµm bµi tËp vµ ®¸p ¸n cô thÓ cña c¸c c©u hái tr¾c nghiÖm.
* Theo ®¸p ¸n cña Së GD &§T Thanh Ho¸
Ho¹t ®éng 2: Tæ chøc cho häc sinh ®èi chiÕu so s¸nh gi÷a yªu cÇu víi bµi lµm cô thÓ.
- C¸ch nhËn diÖn, suy luËn vµ kÜ n¨ng lµm c¸c d¹ng bµi t¹p tr¾c nghiÖm cña HS.
- VÊn ®Ò träng t©m, kiÓu v¨n b¶n vµ ph­¬ng thøc biÎu ®¹t vËn dông trong bµi.
- §· huy ®éng ®­îc kiÕn thøc v¨n häc sö, t¸c phÈm vµ tri thøc kinh nghiÖm cÇn thiÕt ®Ó phôc vô cho bµi kiÓm tra.
- Nh÷ng lçi c¬ b¶n cßn m¾c ph¶i: hÖ thèng, diÔn ®¹t, bè côc, tr×nh bµy, ch÷ viÕt, chÝnh t¶, ng÷ ph¸p..., kÜ n¨ng lµm c¸c c©u tr¾c nghiÖm.
- Trao ®æi vµ t×m ra ph­¬ng h­íng kh¾c phôc c¸c nh­îc ®iÓm.
Ho¹t ®éng 3: GV nhËn xÐt vµ ®¸nh gi¸ tæng hîp.
Gäi ®iÓm vµo sæ
D.Cñng cè vµ dÆn dß:
- X©y dùng kÕ ho¹ch «n tËp hÌ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 chuan co de ma tran.doc