Giáo án Đại số lớp 7 tiết 41: Thu nhập số liệu thống kê, tần số

Giáo án Đại số lớp 7 tiết 41: Thu nhập số liệu thống kê, tần số

CHƯƠNG III: THỐNG KÊ

1.Mục tiêu của chương

1.1: Kiến thức

 - Biết được các kiến thức cơ bản trong chương như: các khái niệm về số liệu thống kê, tần số.

 - Biết bảng tần số, biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng

1.2: Kĩ năng

 - Biết cách thu thập các số liệu thống kê, biết cách trình bày các số liệu thống kê bằng bảng tần số, bằng biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng

 - Hiểu và vận dụng được số trung bình, mốt của bảng số liệu trong các tình huống thực tế

 

doc 4 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 7 tiết 41: Thu nhập số liệu thống kê, tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:03/1/2011 
Tiết 41
Ngày giảng:06/01/2011
CHƯƠNG III: THốNG KÊ
1.Mục tiêu của chương
1.1: Kiến thức
	- Biết được các kiến thức cơ bản trong chương như: các khái niệm về số liệu thống kê, tần số. 
	- Biết bảng tần số, biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng
1.2: Kĩ năng
	- Biết cách thu thập các số liệu thống kê, biết cách trình bày các số liệu thống kê bằng bảng tần số, bằng biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng
	- Hiểu và vận dụng được số trung bình, mốt của bảng số liệu trong các tình huống thực tế
1.3: Thái độ
	- Có ý thức tìm hiểu vận dụng bài trong các tình huống thực tế
	- Nghiêm túc trong học tập, tôn trọng các thầy cô giáo
*********************
Đ1. Thu nhập số liệu thống kê, tần số
1. Mục tiêu 
 1.1. Kiến thức
- Biết các khái niệm số liệu thống kê, tần số
-Từ bảng số liệu thống kê ban đầu biết được: Dấu hiệu điều tra, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu
 1.2. Kỹ năng
- Biết cách thu thập các số liệu thống kê 
- Biết lập các bảng đơn giản qua điều tra
 1.3. Thái độ: 
- Thấy được ý nghĩa của thống kê trong đời sống.
2. Chuẩn bị 
- Giáo viên: SGK, giáo án. Thước thẳng, soạn giáo án
- Học sinh: Chuẩn bị bài như yêu cầu tiết trước, sách giáo khoa
3. Phương pháp:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, 
4. Tiến trình dạy học
 4.1./ ổn định :
- Lớp trưởng điểm danh báo cáo sĩ số .
 4.2. Kiểm tra bài cũ
 4.3./ Bài mới :
	- GV: Giới thiệu nội dung chương III
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu 
- GV: Hướng dẫn HS quan sát bảng 1:
STT
Lớp
Số cây
trồng được
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
6A
6B
6C
6D
6E
7A
7B
7C
7D
7E
35
30
28
30
30
35
28
30
30
35
STT
Lớp
Số cây
trồng được
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
8A
8B
8C
8D
8E
9A
9B
9C
9D
9E
35
50
35
50
30
35
35
30
30
50
GV: Giới thiệu thu thập số liệu thống kê và bảng số liệu ban đầu
HS: Quan sát bảng và nghe giảng
GV: Cho HS làm ?1
HS: Chia theo nhóm, mỗi nhóm 5 đến 6 người làm một bảng điều tra số con trong từng gia đình của các thành viên trong nhóm
GV: Sau khi khi học sinh làm xong khẳng định lại cho học sinh thế nào là thu thập số liệu và bảng số liệu thống kê ban đầu
HS: Nghe giảng
GV: Giới thiệu tiếp bảng số 2
HS: Nghe giảng
1 Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu 
Ví dụ : SGK
- Việc làm của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm.
- Các số liệu được ghi lại một bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là dấu hiệu
- GV: Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì?
- HS: Là số cây trồng được của mỗi lớp
GV : Giới thiệu dấu hiệu và đơn vị điều tra
HS : Nghe giảng và ghi bảng
- GV: Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra?
- HS: Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra
- GV:Giới thiệu về giá trị của dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu.
- GV: Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị? Hãy đọc giá trị của X.
- HS: (Có 20 giá trị) trả lời và đọc dãy giá trị của dấu hiệu
2. Dấu hiệu
a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra
?2: Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp
Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu.
Kí hiệu : X, Y 
Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là 1 đơn vị điều tra.
?3: Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra
b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.
Ưng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu gọi là một giá trị của dấu hiệu.
Số các giá trị bằng các đơn vị điều tra.
?4: Có 20 giá trị
Hoạt động 3: Tìm hiểu tần số của mỗi giá trị
- GV: Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây trồng được? Nêu cụ thể các số đó?
- HS: Có 4 số khác nhau, đó là các số: 28, 30, 35, 50.
- GV: Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây? 
- HS: Số lớp trồng được 30 cây là : 8 lớp - GV: Tương tự với 28, 35 và 50 cây?
HS : Quan sát bảng và trả lời
- GV: Số lần xuất hiện của 30 goi là tần số của giá trị 30
?Tần số của giá trị là gì?
HS : Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu
GV : Cho học sinh đọc lại định nghĩa tần số
GV : Cho học đọc nội dung ghi nhớ và chú ý trong SGK
HS : Đọc nội dụng ghi nhớ và chú ý trong SGK
GV : Cho học sinh làm bài 1
HS : Nghiên cứu bài sau đó chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn một chủ đề để điều tra. Sau đó các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm nhận xét cho nhau
GV : Nhận xét và kết luận
3. Tần số của mỗi giá trị
?5: Có 4 số khác nhau trong cột cây trồng được, đó là các số: 28, 30, 35, 50.
Số lần xuất hiện của 1 giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. Ký hiệu n.
Ghi nhớ : SGK
Chú ý : SGK
 4.4/ Củng cố: 
- GV: Thế nào là thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu?
- GV: Dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số?
- Việc làm của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm.
- Các số liệu được ghi lại một bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.
- Dấu hiệu là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm.
Giá trị của dấu hiệu: là số liệu kết quả điều tra.
Tần số: là số lần xuất hiện của các giá trị khác nhau.
 4.5/ Hướng dẫn về nhà :
 - Học kỹ lý thuyết trong vở ghi lẫn SGK
	- Làm các bài tập 3, 4 trang 8+9 SGK.
	- Chuẩn bị phần luyện tập trang 9 + 10 SGK
5./ Rút kinh nghiệm
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41 (L).doc