Giáo án dạy Tuần 4 - Ngữ văn 8

Giáo án dạy Tuần 4 - Ngữ văn 8

 Tuần : 4 ; Tiết : 13, 14 Bài 4

 NS: . Văn bản

 ND:

 LÃO HẠC

 ( Nam Cao)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân VN trước CM tháng Tám

 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.

 - Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc họa nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên, hấp dẫn, kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, SGV, GA, chân dung Nam Cao.

- HS: SGK, soạn bài.

C. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Nêu nhận xét của em về nhân vật Cai Lệ.

 -Nêu những phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

 - Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thể hiện nd ý nghĩa gì ?

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 4 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 4 ; Tiết : 13, 14 Bài 4
 NS:. Văn bản
 ND:
 LÃO HẠC
 ( Nam Cao)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
 - Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân VN trước CM tháng Tám
 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
 - Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc họa nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên, hấp dẫn, kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, GA, chân dung Nam Cao.
- HS: SGK, soạn bài.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Nêu nhận xét của em về nhân vật Cai Lệ.
 -Nêu những phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
 - Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thể hiện nd ý nghĩa gì ?
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 - Ổn định lớp :
 - Dạy bài mới : Tiết : 13
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động giới thiệu.
- GV:Có những người nuôi chó, quí chó như người như con. Nhưng quí chó đến mức như Lão Hạc thì thật hiếm, và quí đến thế, tại sao Lão vẫn bán chó để rồi lại tự vằn vặt hành hạ mình, và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội thê thảm? Nam Cao muốn gởi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này.
- GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động2: Hướng dẫn đọc vb và tìm hiểu chú thích.
- GV yêu cầu HS dựa vào chú thích (*) tìm hiểu vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm “Lão Hạc”
-GV hướng dẫn cách đọc vb: rõ ràng mạch lạc,chú ý những đoạn thoại,những đoạn thể hiện tâm trạng đau khổ của lão Hạc .Ngắt,nghỉ ở những câu có cấu trúc phức tạp.
- GV gọi HS đọc văn bản và nhận xét.
- GV cho hs tìm hiểu kỹ các chú thích 5, 6, 9, 10, 11, 15, 21, 24,28, 30, 31, 40 và 43.
? Đoạn trích kể chuyện gì và có thể chia làm mấy đoạn nhỏ?
-GV:Truyện xoay quanh nhân vật chính là lão Hạc.Nếu chia đoạn sẽ khó tránh khỏi sự phân tích máy móc, hời hợt,nên phân tích theo nhân vật trung tâm lão Hạc.
? Truyện ngắn Lão Hạc được viết theo phương thức biểu đạt nào?
? Câu chuyện được kể từ nhân vật nào?Thuộc ngôi kể nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
? Vì sao Lão Hạc rất yêu “Cậu vàng” mà phải đành lòng bán cậu?
? Em hãy hình dung và kể lại một cách vắn tắt hoàn cảnh sống của lão Hạc?
? Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “cậu vàng” ntn ?
? Vì sao lão Hạc cứ đắn đo suy tính khi quyết định bán cậu vàng?
? Em hãy tìm những từ ngữ, chi tiết miêu tả thái độ, tâm trạng Lão Hạc khi bán cậu vàng? 
? Hình ảnh “đôi mắt ầng ậng nước”,nét mặt “co rúm lại” của lão Hạc diễn tả điều gì?
-GV: Cuộc đời lão Hạc là sự đau khổ âm thầm ,tàn tạ;cả một trái tim nhân hậu sáng ngời của lão Hạc được NamCao ghim lại trong hình ảnh: “mặt lão đột nhiên co dúm lạichảy ra”và “lão cười như mếu,đôi mắt ầng ậng nước” Trong hoàn cảnh túng đói như chị Dậu,người ta phải bán chó là chuyện bình thường.Nhưng đối với lão Hạc đó là nỗi khổ tâm vô hạn bởi bán con Vàng là bán đi niềm vui, niềm hạnh phúc duy nhất trong cảnh sống cô đơn của lão.Hơn nữa,lão thấy như đau nỗi đau của con vật. Nếu không phải là người có trái tim nhân hậu thì không thể có tình cảm sâu sắc như vậy đối với con vật bình thường, nhất là khi kiếp của lão còn khổ hơn kiếp con chó.
? Động từ ép trong câu văn “những nếp nhăn xô lại với nhau ,ép cho nước mắt chảy ra” có sức gợi tả như thế nào?
? Qua lời kể của Lão Hạc với ông giáo ta thấy rõ hơn tâm trạng, tâm hồn và tính cách của Lão Hạc như thế nào?
- GV nhận xét – chốt ý.
- Lắng nghe và ghi tựa vào tập.
- HS dựa vào chú thích (*) phát biểu vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm “Lão Hạc”.
- Lắng nghe.
- HS đọc văn bản
- HS tìm hiểu kỹ các chú thích sgk/46,47.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe gv nhận xét.
- Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
-Nhân vật ông Giáo,kể từ ngôi thứ nhất.
- Tình cảnh gia đình túng quẩn.
- Vợ mất, con trai bỏ đi làm đồn diền cao su; lão làm thuê làm mướn kiếm sống, bị ốm nặng , hoa màu bị bão phá sạch , không có việc làm-> sợ phải ăn vào mấy đồng tiền danhdd dụm, đã vậy còn phải nuôi thêm con chó – ăn rất khoẻ -> không nỡ để nó đói nó gầy bán hụt tiền.
- Nhiều lần nói đi nói lại ý định bán cậu vàng-> suy tính đắn đo nhiều lắm. Sau khi bán lão cứ day dứt ăn năn mãi.
-> Vì đây là kỷ vật của đứa con trai mà lão rất thương yêu ; Cậu vàng còn là người bạn thân thiết cùng lão khi con trai đi vắng.
- “ Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”
“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra Lão hu hu khóc”
-> Cuộc đời lão Hạc là sự đau khổ âm thầm ,tàn tạ
-> Gợi lên một khuôn mặt cũ kĩ, già nua, khô héo;một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt,một hình dáng thật đáng thương
Xung quanh việc Lão Hạc bán “Cậu vàng” , ta thấy Lão Hạc là người sống có tình nghĩa thủy chung, trung thực và thương con sâu sắc.
I. GIỚI THIỆU:
 1. Tác giả :
- Nam Cao (1915 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng- Phủ Lí Nhân - Hà Nam, là nhà văn hiện thực xuất sắc. Ôâng viết nhiều về những người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mõi bế tắc.
2.Tác phẩm
Lão Hạc(1943) là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao.
II. PHÂN TÍCH:
1 Lão Hạc:
a.Diễn biến tâm, trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán “Cậu vàng”
- Tình cảnh gia đình túng quẩn.
- Lão suy tính đắn đo khổ sở với quyết định bán chó.
- Tâm trạng Lão Hạc: đau đớn, xót xa, ân hận
-> Xung quanh việc Lão Hạc bán “Cậu vàng” , ta thấy Lão Hạc là người sống có tình nghĩa thủy chung, trung thực và thương con sâu sắc.
 Tiết : 14
Ổn định lớp :
Dạy bài mới: Tiếp theo
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV tóm tắt nd phân tích tiết 13, chuyển ý sang tiết 14.
? Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc ?
? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo, rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tính cách của lão Hạc?
? Lão Hạc chết trong hoàn cảnh ntn ?
? Có ý kiến cho rằng, Lão Hạc làm như thế là gàn dở. Lại có ý kiến cho rằng Lãïo làm thế là đúng. Vậy ý kiến của em?
- GV nhận xét: 
? Nam Cao tả cái chết của Lão Hạc như thế nào? Tại sao Lão Hạc lại chọn cái chết như vậy? Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Lão Hạc? 
? Cái chết đầy bi kịch của lão Hạc cho em suy nhĩ gì về thực trạng XH nông thôn Việt Nam trước CM-8 ?
? Thái độ, tình cảm của nhân vật tôi đối với Lão Hạc như thế nào?
? Khi nghe Binh Tư nói Lão Hạc xin bã chó tâm trạng của tôi như thế nào?
? Chứng kiến cái chết của Lão Hạc ôâng giáo suy nghĩ về cuộc đời như thế nào?
- GV bổ sung – nhậïn xét.
? Theo em cái hay của truyện thể hiện ở những điểm nào? Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí của Nam Cao đặc sắc ở điểm nào?
Hoạt động4: Hướng dẫn tổng kết.
- Qua hai tác phẩm được học em có nhận xét gì về người nông dân?.
- GV tổng hợp nghệ thuật và nội dung của tác phẩm
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
 - Củng cố:
- Cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn trên có ý nghĩa như thế nào?
- Truyện “Lão Hạc” nêu bật nội dung gì của tác phẩm?
 - Dặn dò:
- Về học thuộc nd ghi nhớ, tóm tắt nd cốt truyện.
- Chuẩn bị bài “từ tượng hình, từ tượng thanh”.
- Lắng nghe.
- > Tình cảnh túng quẩn, đói khổ đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Nhưng cái chết này còn là một sự tự nguyện hi sinh; Lão Hạc vì quá thương con và cũng vì lòng tự trọng đáng kính của lão -> không muốn gây phiền hà cho hàng xóm khi mình chết đi.
-> Lão Hạc là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh khốn cùng của mình; Người có tính cẩn thận, chu đáo và có lòng tự trọng cao ; Lão lo không giữ được mảnh vườn cho con trai ; Tuy già yếu “đói deo,đói dắt” nhưng không bao giờ lão kêu ca,xin xỏ,hạ thấp nhân phẩm của mình để đổi lấy miếng ăn như Binh Tư.Lão từ chối cả sự giúp đỡ của ông Giáo,nhịn ăn để dành tiền làm ma để không liên lụy đến hàng xóm láng giềng,bí mật xin bả chó về tự tử vì muốn chết một cách nhanh chóng để không làm phiền đến ai..
- Lão chết trong nỗi cô đơn vò võ,trong đói khát và trong đau đớn vật vã dữ dội.
- HS suy nghĩ phát biểu.
-“ Lão Hạc đang vật vã ở trên giường,  chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.” Lão Hạc lại chọn cái chết bằng cách ăn bả cho như để tự trừng tri mình vì lần đầu tiên trong đời phải lừa lại lừa cột con chó – người bạn thân thiết của mình.
=> Chứng tỏ đức tính trung thực , lòng tự trọng đáng quý của lão Hạc.
- Cuộc sống của người nông dân luôn bị đe doạ bởi cái nghèo cái đói, tô cao thuế nặng, mất việc làm, thiên tai tàn phá.
- Thái độ của nhân vật tôi khi nghe LH kể chuyện lúc đầu tỏ ra dửng dưng, nhưng sau đó dông cảm xót xa, yêu thương an ủi “ nắm lấy cái vai ggaayf của lão ” , ân ccaanf chăm chú nghe lão Hạc kể chuyện -> rất quý trọng cảm thông với tình cảnh của LH.
-> Đau xót, thất vọng vì nghĩ Lão Hạc cũng bị tha hoá.
-> Tâm trạng buồn vì con người có nhân cách cao đẹp, đáng kính lại không được sống mà phải chịu một cái chết vật vã đau đớn, dữ dội.
- Truyện có ngôi kể phù hợp làm cho câu chuyện gần gũi, chân thực, dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt , giọng đie ... äp 3-> phát biểu – nhận xét – bổ sung.
- Lắng nghe và lên bảng đặt câu
-> nhận xét – sửa chữa - bổ sung.
- Đọc bài tập, thực hiện.
- HS phát biểu
- Lắng nghe, ghi nhận về nhà thực hiện.
I. Đặc điểm ,công dụng:
- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Từ tượng hình: Rón rén, lẻo khoẻo (ngã) chỏng vèo
- Từ tượng thanh: Xoàn xọat, bịch,bốp
Bài tập 2:
- Khập khễnh, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu, (đi) lò dò
Bài tập 3:
- ha hả: Từ gợi tả tiếng cười to, sản khóai đắt ý
- hì hì: từ mô phỏng tiếng cười phát cả ra đằng mũi thường biểu lộ sự thích thú có vẻ hiền lành
- hô hố: to, vô ý, thô lỗ
- hơ hớ: to, thỏai mái, vủi vẻ, không cần che đậy giũ gìn
Tuần : 4 ; Tiết : 16
 NS:. Tập làm văn
 ND:.
 	 LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Giúp HS;
 - Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, khiến chúng liền ý, liền mạch
 - Viết các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: SGK, SGV, GA
 - HS: SGK; Đọc đv “Tôi đi học” – Thanh Tịnh ; Trả lời câu hỏi sgk.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Thế nào là đoạn văn? Từ ngữ chủ đề của đoạn văn?
 - Thế nào là câu chủ đề? Cách trình bày nội dung trong đoạn văn?
 D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 - Ổn định lớp :
 - Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu.
- GV giới thiệu mục tiêu cần đạt của tiết học.
- GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* GV cho Hs đọc Bt1 (I) và trả lời câu hỏi: 
?Hai đoạn văn ở bt1 (I) diễn đạt nội dung gì?Hai đoạn văn này có mối liên hệ gì không?Tại sao?
- GV tổng hợp nhận xét
- GV gọi HS đọc đoạn văn b2 (I) – trả lời câu hỏi:
? Theo em hai đoạn văn trích dẫn trong vd1 và hai đoạn văn trích dẫn trong vd2 có điểm gì khác nhau?
? Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2, và nó có tác dụng gì?
? Em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản ?
- GV gọi hs phát biểu -> rút ra nd ghi nhớ thứ nhất
* GV yêu cầu HS đọc mục 1a (II) và trả lời câu hỏi:
? Hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học của hai đoạn văn trên là những khâu nào? Quan hệ ý nghĩa?
? Hai đoạn văn trên có sử dụng từ liên kết không,đó là những từ nào?
? Để liên kết các từ ngữ có quan hệ liệt kê, người ta thường tìm các từ ngữ có tính liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện có tính liệt kê.
* GV cho HS đọc bt 1b(II) – trả lời câu hỏi:
? Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên.
? Từ ngữ liên kết trong 2 đọan văn đó?
? Theo em những từ ngữ liên kết đoạn đó có vị trí ntn trong đoạn văn.
? Hãy tìm những từ ngữ mang ý nghĩa tương phản,đối lập?
* GV cho HS đọc Btc (II) và cho biết :
? “Đó” thuộc từ loại nào? Trước đó là khi nào? 
? Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn: -Hãy kể tiếp từ có tác dụng này?
*GV cho HS làm bt 1d (II) – trả lời câu hỏi:
? Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên?
? Tìm từ ngữ có tác dụng lk trong 2đ v trên ?
? HS kể tiếp các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết?
- GV tổng hợp về cách dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn.
* GV gọi HS đọc bài mục 2 (II): 
? Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn. Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết? (gợi ý:có nội dung hướng về ai?)
- GV hướng dẫn HS khái quát tổng kết cách chuyển đoạn văn trong văn bản như nghi nhớ SGK tr 53
Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1: Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết đ v trong những đoạn trích và cho biết chúng chỉ mối quan hệ gì.
- Gọi HS đọc y/c bài tập 2 :Chép đv vào vở, chọn từ ngữ hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống đẻ làm phương tiện lk đoạn văn.
- GV hướng dẫn BT3 cho hs về nhà thực hiện.
Hoạt động 5 củng cố, dặn dò
 - Củng cố:
- Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản.
- Nêu các phương tiện chủ yếu để liên kết đoạn văn trong văn bản.
 + Dặn dò:
- Về nhà học thuộc nd ghi nhớ sgk/53, làm bài tập 3
- Chuẩn bị bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH ; Tóm tắt vb tự sự.
-Lắng nghe, ghi tựa bài
 HS đọc bt1 (I) trả lời:
- Hai đv không có mối liên hệ gì với nhau :Đ1: Cảnh sân trường làng Mỹ Lý ngày tựu trường ; Đ2: Cảm giác về ngôi trường trước đây.
-HS đọc đoạn văn b2 (I), trả lời câu hỏi. 
- Khác nhau: Đoạn văn thứ hai được thêm cụm từ trước đó mấy hôm vào đầu đoạn 2. 
- Cụm từ “trước đó mấy hôm”: Bổ sung ý nghĩa về thời gian ; tạo ra sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước -> gắn kết 2đv làm cho ý 2 đv liền mạch.
- HS suy nghĩ, thảo luận để tìm tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
- HS phát biểu -> rút ra nd ghi nhớ thứ nhất
- HS đọc mục 1a (II) và trả lời câu hỏi.
Hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học: Tìm hiểu và cảm thụ.
-Có: Bắt đầu, sau
- Các từ ngữ chuyển đoạn có tính liệt kê: cuối cùng, sau nữa,một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra,
- HS đọc bt1b (II) trả lời
- Quan hệ tương phản
- trước đó mấy hôm,nhưng
-Có vị trí vô cùng quan trọng,nhờ từ ngữ liên kết nàyđọan văn trở nên có sự tương phản giữa trước đó mấy hôm và nhưng lần này qua đó,người đọc hiểu rõ hơn tâm trạng,cảm xúc của nhân vật “tôi”
- Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà,
-HS chia nhóm thảo luận Bt c
-Đó là chỉ từ ; Trước đó là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường, có tác dụng liên kết đoạn văn.
-> Chỉ từ được dùng làm phương tiện liên kết đoạn: đó, này, ấy, vậy, thế,.. . 
- HS đọc bt1d (II) – trả lời
- Quan hệ tổng kết, khái quát
- Từ “nói tóm lại”
- Các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung, 
- HS đọc bài tập – trả lời
Câu nối: “Aùi dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”. Có nội dung hướng về bà mẹ ở đoạn văn trước,lại có tư cách là câu chốt của những điều suy nghĩ diễn ra trong đầu cu Tý nói tiếp ở đoạn văn sau này.Câu nối có tác dụng liên kết hai đoạn văn với nhau,tạo nên sự chặt chẽ, lôgich.
HS khái quát tổng kết cách chuyển đoạn văn trong văn bản như nghi nhớ SGK tr 53
- HS đọc ghi nhớ – viết vào tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1: Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết đ v trong những đoạn trích và cho biết chúng chỉ mối quan hệ gì -> phát biểu – nhận xét – bổ sung.
- HS đọc y/c bài tập 2 :Chép đv vào vở, chọn từ ngữ hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống đẻ làm phương tiện lk đoạn văn -> phát biểu – nhận xét – bổ sung.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
- Phát biểu để khắc sâu kiến thức.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn trong văn bản:
1.-Đ1: Cảnh sân trường làng Mỹ Lý ngày tựu trường.
 -Đ2: Cảm giác về ngôi trường trước đây.
-Hai đoạn văn cùng viết về ngôi trường, nhưng thời điểm miêu tả không hợp lí nên sự liên kết giữa 2 đoạn còn lỏng lẻo, do đó người đọc cảm thấy hụt hẫng.
2.-Bổ sung ý nghĩa về thời gian
- Tạo sự liên tưởng với đoạn văn trước
- Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:
a- Khâu tìm hiểu
 - Khâu cảm thụ
 - Sau khâu tìm hiểu
 - Trước hết, đầu tiên, sau nữa, cuối cùng, một mặt, mặt khác,một là, hai là
b) - Quan hệ tương phản
 - Từ ngữ liên kết: nhưng
 -Trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà
c) - Đó là chỉ từ
 -Trước đó là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường, có tác dụng liên kết đoạn văn
 -Đó, này , ấy vậy , thế
d) - Quan hệ tổng kết, khái quát
- Từ “nói tóm lại”
- Tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung
2.Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
Câu nối: “Aùi dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”.
 Ghi nhớ: 
* Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện mối quan hệ ý nghĩa của chúng.
* Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê so sánh đối lập, tổg kết, khái quát.
- Dùng câu nối.
III.Luyện tập
Bài tập 1:
a) Nói như vậy- Tổng kết
b) Thế mà -Tương phản
c) cũng -Tiếp nối liệt kê
 Tuy nhiên- Tương phản
 Bài tập 2: 
a) Từ đó
b) Nói tóm lại
c) Tuy nhiên
d) Thật khó trả lời.
 KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG
 NGUYỄN THANH PHONG
GỬI LÃO HẠC
 Hiu hắt ao đầm
 Con cò nhỏ
 Trọn đời riêng
 Bì bõm
 Đậu cành mềm
 Rơi thỏm
 Đau đáu chỉ mỗi một điều:
 Có xáo thì xáo nước trong
 Lão đó
 Có phải không 
 Lão Hạc	
 Ngoi chưa khỏi
 Vòng đói nghèo
 Khúc hát
 Lại nỗi chìm
 Tủi cực
 Giữa trang văn
 Vẫn là vầng sáng lương tâm
 Giấu giữa thân xác tàn khô
 Trái tim tươi đỏ
 Chẳng thể sống dối lừa
 (Cho dầu là với chó)
 Lời vinh danh con người
 Lão Hạc ơi 
 Phải chi tôi được làm “ông giáo”
 Được trao tận tay đứa con trai của lão
 Đâu chỉ mảnh văn tự miếng vườn
 Mà luôn cả trái tim nồng kí thác của người cha
Trái tim
Qua bao trận đói mềm
Qua bao cơn bệnh dữ
 Chẳng chút phôi pha
Trái tim
Đánh thức trong ta 
Từng mảnh lòng thơm sạch
Chúc lão ngủ yên
Trong lòng trang sách
Sau khi trao nguồn máu ấy cho đời
 (Trần Ngọc Hưởng-Bẻ lá che đường) 

Tài liệu đính kèm:

  • docv8t4.doc