Giáo án Đại số 7 tiết 66: Ôn tập cuối năm

Giáo án Đại số 7 tiết 66: Ôn tập cuối năm

Tiết 66.

ÔN TẬP CUỐI NĂM

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức.

- Học sinh được hệ thống hoá kiến thức của chương I: Các phép tính về số hữu tỉ: cộng, trừ, nhân , chia, giá trị tuyệt đối, luỹ thừa của một số hữu tỉ, các tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau.

- Học sinh được ôn lại các kiến thức lí thuyết trọng tâm của chương II (đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, khái niệm về hàm số, mặt phẳng tọa độ, đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y= ax). Được làm các bài tập cơ bản của chương.

 - Thông qua giải các bài tập, củng cố khắc sâu các kiến thức trọng tâm của chương.

 

doc 4 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 2067Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 tiết 66: Ôn tập cuối năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03.04.2011
Ngày giảng: 06.04.2011
Lớp 7A1,A2, A4,A3 
Tiết 66. 
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. Mục tiêu. 
 1. Kiến thức. 
- Học sinh được hệ thống hoá kiến thức của chương I: Các phép tính về số hữu tỉ: cộng, trừ, nhân , chia, giá trị tuyệt đối, luỹ thừa của một số hữu tỉ, các tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau. 
- Học sinh được ôn lại các kiến thức lí thuyết trọng tâm của chương II (đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, khái niệm về hàm số, mặt phẳng tọa độ, đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y= ax). Được làm các bài tập cơ bản của chương.
	- Thông qua giải các bài tập, củng cố khắc sâu các kiến thức trọng tâm của chương.
 2. Kĩ năng. 
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, kĩ năng vận dụng tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau.	
 3. Thái độ. 
 - Có ý thức học tập nghiêm túc , ôn tập chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì II
II. Chuẩn bị của GV $ HS. 
 1. Chuẩn bị của GV. 
 - Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ 
 2. Chuẩn bị của HS.
 - Đọc trước bài mới + Ôn lại các kiến thức đã học. 
III. Tiến trình bài dạy. 
 1.Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong lúc ôn tập)	 
* Đặt vấn đề (1’) Trong chương I đại số 7, chúng ta được nghiên cứu về số hữu tỉ. Số thực. Trong tiết học này chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức trọng tâm của chương để củng cố, nhớ lại kiến thức đã học.
 2.Dạy nội dung bài mới. 
Hoạt động của thầy - trò
Học sinh ghi
1. Số hữu tỉ, số thực:(15')
GV
Phát phiếu học tập:
Hãy viết dạng tổng quát các quy tắc sau:
1, Cộng, trừ hai số hữu tỉ.
2, nhân chia hai số hữu tỉ
3, Giá trị tuỵệt đối của một số hữu tỉ
4, Phép toán luỹ thừa
- Tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số.
- Luỹ thừa của luỹ thừa.
- Luỹ thừa của một tích.
- Luỹ thừa của một thương.
Với a, b, c, d, m Z, m > 0. Ta có:
- Phép cộng: + = 
- Phép trừ: - = 
- Phép nhân: . = 
- Phép chia: := . 
- Luỹ thừa: với x,y Q, m,n N
- Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ:
+ am. an = am+n
+ am: an = am-n (m n x 0)
+ (am)n = am.n
+(x.y)n = xn.yn
+ = ( y 0)
HS
Hoạt động nhóm 
?
?
Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức?
Nhắc lại cách đổi số thập phân ra phân số ?
Bài tập 1 (SGK - 88)
b) 
= 
GV
Cho 2 HS lên bảng làm câu b, d
= 
= = = = 
d) 
= 
= 
= 120 + = 121
2. Tỉ lệ thức:(13')
GV
Phát phiếu học tập sau: 
Hãy viết dạng tổng quát các quy tắc sau:
1,Tính chất của tỉ lệ thức
2,Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
3, Khi nào một phân số tối giản được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn, khi nào thì viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
4, Quy ước làm tròn số.
5, Biểu diễn mối quan hệ giữa các tập hợp số N, Z, Q, R
- Tính chất của tỉ lệ thức
+ Nếu thì ad = bc
+ Nếu a.d= b.c và a, b, c, d khác 0 thì ta có các tỉ lệ thức:
; ; ; 
- Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
Từ dãy tỉ số bằng nhau:
- Ta có N Z Q R
GV
Yêu cầu cả lớp nghiên cứu bài 4 
Bài tập 4 (SGK - 89)
HS
1 HS lên bảng trình bày bài giải
3. Hàm số , đồ thị hàm số :(12’) 
a. Đại lượng tỉ lệ thuận:
- Công thức liên hệ: y = ax(a 0); a là hệ số tỉ lệ
K?
Phát biểu khái niệm về hai đại lượng tỉ lệ thuận (viết công thức liên hệ)?
- Tính chất
Nếu y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận thì:
+ ; ;;không đổi
+ 
K?
Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận?
HS
Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:
- Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi.
- Tỉ số hai giá trị bất kì bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
b. Đại lượng tỉ lệ nghịch
- Công thức liên hệ: y= hoặc( x.y= a)
K?
Phát biểu khái niệm về hai đại lượng tỉ lệ nghịch (viết cộng thức liên hệ)?
- Tính chất: Nếu y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch thì:
K?
Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
+ x1. y1, x2.y2, không đổi
+ ,
HS
Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì:
- Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi
-Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia. 
c. Hàm số- mặt phẳng tọa độ
+ Khái niệm hàm số:
+ Hệ trục tọa độ Ox
 Ox là trục hoành
 Oy là trục tung
TB?
Hàm số là gì?
+ Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ:
Trong mặt phẳng tọa độ mỗi cặp số x,y được biểu diễn bởi một điểm. 
+ Đồ thị hàm số y = ax (a 0)
HS
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x thay đổi sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x là biến số.
. Khái niệm ĐTHS
K?
Đồ thị hàm số là gì?
. ĐT HS y= ax (a 0) là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
 . Vẽ ĐT HS y = ax( a 0) 
B1: vẽ hệ trục tọa độ Oxy
B2: xác định 2 điểm
B3: vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm
HS
Là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn cặp giá trị x, y trên mặt phẳng tọa độ
 3. Củng cố - Luyện tập. (1'): Trong chương I, II các em cần nắm vững các kiến thức lí thuyết như ở phần ôn tập. Cần vận dụng các kiến thức lí thuyết đó một cách hợp lí trong khi giải bài tập.
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (3')
- Học lí thuyết: Như phần ôn tập
- Làm bài tập: Số bi của ba bạn: Minh, Hùng, Dũng tỉ lệ với các số 2; 4; 5. Tính số viên bi của mỗi bạn, biết rằng 3 bạn có tất cả 44 viên.
	- Hướng dẫn: Theo tính chất của dãy tỉ lệ thì và a + b + c = 44. Về nhà các em làm bài tập này và xem lại dạng toán về dãy tỉ số bằng nhau.
	- Tiếp tục ôn tập lí thuyết trọng tâm của chương II, III , IV.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 66.doc