Buổi 1: Khái quát về văn học việt nam
từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945
I. Tình hình xã hội và văn hoá:
1. Tình hình xã hội:
_ Sang thế kỉ XX, sau thất bại của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp ra sức củng cố địa vị thống trị trên đất nước ta và bắt tay khai thác về kinh tế.
_ Lúc này, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nhân dân ( chủ yếu là nông dân ) với giai cấp địa chủ phong kiến càng thêm sâu sắc, quyết liệt.
_ Bọn thống trị tăng cường bóc lột và thẳng tay đàn áp cách mạng nhưng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không hệ bị lụi tắt mà vẫn lúc âm ỉ, lúc sôi sục bùng cháy. Đặc biệt là từ 1930, Đảng Cộng sản ra đời và giương cao lá cờ lãnh đạo cách mạng, các cao trào cách mạng dồn dập nối tiếp với khí thế ngày càng mạnh mẽ và quy mô ngày càng rộng lớn, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
_ Sau hai cuộc khai thác thuộc địa ( trước và sau đại chiến thứ nhất 1914-1918 ), xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc:
+ Đô thị mở rộng, các thị trấn mọc lên khắp nơi.
+ Nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội mới xuất hiện: tư sản, tiểu tư sản thành thị ( tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, học sinh, nhà văn, nhà báo, nhà giáo,.), dân nghèo thành thị, công nhân,.
Buổi 1: Khái quát về văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945 I. Tình hình xã hội và văn hoá: 1. Tình hình xã hội: _ Sang thế kỉ XX, sau thất bại của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp ra sức củng cố địa vị thống trị trên đất nước ta và bắt tay khai thác về kinh tế. _ Lúc này, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nhân dân ( chủ yếu là nông dân ) với giai cấp địa chủ phong kiến càng thêm sâu sắc, quyết liệt. _ Bọn thống trị tăng cường bóc lột và thẳng tay đàn áp cách mạng nhưng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không hệ bị lụi tắt mà vẫn lúc âm ỉ, lúc sôi sục bùng cháy. Đặc biệt là từ 1930, Đảng Cộng sản ra đời và giương cao lá cờ lãnh đạo cách mạng, các cao trào cách mạng dồn dập nối tiếp với khí thế ngày càng mạnh mẽ và quy mô ngày càng rộng lớn, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. _ Sau hai cuộc khai thác thuộc địa ( trước và sau đại chiến thứ nhất 1914-1918 ), xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc: + Đô thị mở rộng, các thị trấn mọc lên khắp nơi. + Nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội mới xuất hiện: tư sản, tiểu tư sản thành thị ( tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, học sinh, nhà văn, nhà báo, nhà giáo,...), dân nghèo thành thị, công nhân,... 2. Tình hình văn hoá: _ Văn hoá Việt Nam dần dần thoát ra ngoài ảnh hưởng chi phối của văn hoá Trung Hoa phong kiến suốt hàng chục thế kỉ, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chủ yếu là văn hoá Pháp. _ Lớp trí thức “Tây học” ngày càng đông đảo, tập trung ở thành thị nhanh chóng thay thế lớp nho học để đóng vai trò trung tâm của đời sống văn hoấ. _ Một cuộc vận động văn hoá mới đã dấy lên, chống lễ giáo phong tục phong kiến hủ lậu, đòi giải phóng cá nhân. _ Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh. Chữ quốc ngữ dần thay thế hẳn chữ hán, chữ Nôm trong hầu hết các lĩnh vực văn hoá và đời sống. II. Tình hình văn học: 1. Mấy nét về quá trình phát triển: Văn học thời kì này chia làm 3 chặng: _ Chặng thứ nhất: Hai thập kỉ đầu thế kỉ. _ Chặng thứ hai: Những năm hai mươi. _ Chặng thứ ba: Từ đầu những năm ba mươi đến Cách mạng tháng Tám 1945. a. Chặng thứ nhất: _ Hoạt động văn học sôi nổi và có nhiều thành tựu đặc sắc của các nhà nho yêu nước có tư tưởng canh tân, tập hợp chung quanh các phong trào Duy tân, Đông du, Đông Kinh nghĩa thục ( tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế,...). _ Phong trào sáng tác thơ văn yêu nước, cổ động cách mạng gồm nhiều thể loại, văn xuôi và văn vần viết bằng chữ quốc ngữ và bằng chữ Hán, sáng tác ở trong nước và ở ngoài nước bí mật gửi về, đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng đầu thế kỉ. _ Một hiện tượng đáng chú ý là sự hình thành của tiểu thuyết mới viết bằng chữ quốc ngữ ở Nam Kì. Tuy nhiên, phần lớn tiểu thuyết còn vụng về, non nớt. b. Chặng thứ hai: _ Nền quốc văn mới có nhiều thành tựu có giá trị: + Về văn xuôi: Có cả một phong trào tiểu thuyết ở nam Kì, tiêu biểu là Hồ Biểu Chánh. ở ngoài Bắc, tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học là những sáng tác nổi trội hơn cả. + Về thơ ca: Nổi bật lên tên tuổi của Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, một hồn thơ phóng khoáng đầy lãng mạn. Cùng với Tản Đà là á Nam Trần Tuấn Khải, người đã sử dụng rộng rãi các điệu thơ ca dân gian để diễn tả tâm sự thương nước lo đời kín đáo mà thiết tha. + Thể loại kịch nói du nhập từ phương Tây bắt đầu xuất hiện trong văn học và sân khấu Việt Nam. _ Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đang hoạt động cách mạng trên đất Pháp đã sáng tác nhiều truyện ngắn, bài báo châm biếm, phóng sự, kịch,...bằng tiếng Pháp, có tính chiến đấu cao và bút pháp điêu luyện, hiện đại. c. Chặng thứ ba: Văn học phát triển mạnh mẽ, có thể gọi là bùng nổ, đạt nhiều thành tựu phong phú, đặc sắc ở mọi khu vực, thể loại. _ Truyện ngắn và tiểu thuyết phong phú chưa từng có, vừa mới mẻ vừa già dặn về nghệ thuật. + Về tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng đã mở đầu cho phong trào tiểu thuyết mới. Sau đó là những tiểu thuyết có giá trị cao của Vũ Trọng Phụng ( “Giông tố”, “Số đỏ” ), Ngô Tất Tố (“Tắt đèn”), Nam Cao ( “Sống mòn”)... + Về truyện ngắn: ngoài Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao – những bậc thầy về truyện ngắn – còn có một loạt những cây bút có tài như Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Tô Hoài, Bùi Hiển,... + Về phóng sự: đáng chú ý nhất là Tam Lang, Vũ Trọng Phọng, Ngô Tất Tố. + Về tuỳ bút: Nổi bật là tên tuổi Nguyễn Tuân – một cây bút rất mực tài hoa, độc đáo. _ Thơ ca thật sự đổi mới với phong trào “Thơ mới” (ra quân rầm rộ năm 1932) gắn liền với các tên tuổi: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên... + Thơ ca cách mạng nổi bật là các tên tuổi: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng,... _ Kịch nói tiếp tục phát triển với hình thức mới mẻ hơn trước, các tác giả đáng chú ý: Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng. -> ở thể loại này chưa có những sáng tác có chất lượng cao. _ Phê bình văn học cũng phát triển với một số công trình có nhiều giá trị ( “Thi nhân Việt Nam” – Hoài Thanh, “Nhà văn hiện đại” – Vũ Ngọc Phan ). 2. Đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945: a. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. _ Đô thị phát triển, lớp công chúng văn học mới ra đời và ngày càng đông đảo, ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, báo chí và xuất bản phát triển,...tất cả những điều đó đã thúc đẩy văn học phải nhanh chóng đổi mới để hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thị hiếu thẩm mĩ mới của xã hội. Sự đổi mới diễn ra trên nhiều phương diện, mọi thể loại văn học. + Sự ra đời của nền văn xuôi quốc ngữ. Truyện ngắn, tiểu thuyết thời kì này, đặc biệt là từ sau 1930, được viết theo lối mới, khác với lối viết truyện trong văn học cổ, do học tập lối viết truyện của phương Tây. + Thơ đổi mới sâu sắc với sự ra đời của phong trào “Thơ mới”, được coi là “một cuộc cách mệnh trong thơ ca”. Những quy tắc gò bó, lối diễn đạt ước lệ, công thức bị phá bỏ, cảm xúc được phơi bày cởi mở, tự nhiên, chân thành hơn. + Phóng sự, kịch nói, phê bình văn học ra đời cũng là biểu hiện của sự đổi mới văn học theo hướng hiện đại hoá. _ Hiện đại hoá văn học là một quá trình.ở hai chặng đầu, văn học đã chuyển biến mạnh theo hướng hiện đại hoá nhưng sự níu kéo của cái cũ còn nặng. Chỉ đến chặng thứ ba, sự đổi mới văn học mới thật toàn diện và sâu sắc, để từ đây, có thể coi văn học Việt Nam đã thật sự là một nền văn học mang tính hiện đại, bắt nhịp với văn học của thế giới hiện đại. b. Văn học hình thành hai khu vực ( hợp pháp và bất hợp pháp ) với nhiều trào lưu cùng phát triển. * Khu vực hợp pháp: Văn học lại phân hoá thành các trào lưu mà nổi bật là hai trào lưu chính: _ Trào lưu lãng mạn: + Nói lên tiếng mói của cá nhân giàu cảm xúc và khát vọng, bất hoà với thực tại, ngột ngạt, muốn thoát khỏi thực tại đó bằng mộng tưởng và bằng việc đi sâu vào thế giới nội tâm. Văn học lãng mạn thường ca ngợi tình yêu đắm say, vẻ đẹp của thiên nhiên, của “ngày xưa” và thường đượm buồn. Tuy các cây bút lãng mạn chưa có ý thức cách mạng và tinh thần chiến đấu giải phóng dân tộc cũng như còn có những hạn chế rõ rệt về tư tưởng, nhưng nhiều sáng tác của họ vẫn đậm đà tính dân tộc và có nhiều yếu tố lành mạnh, tiến bộ đáng quý. Văn học lãng mạn có đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới để hiện đại hoá văn học, đặc biệt là về thơ ca. + Tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn trước 1930 là thơ Tản Đà, tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách; sau 1930 là “Thơ mới” của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,... và văn xuôi của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân,... _ Trào lưu hiện thực: + Các nhà văn hướng ngòi bút vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh tình cảnh thống khổ của các tầng lớp quần chúngbị áp bức bóc lột đương thời. + Các sáng tác có tính chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Văn học có nhiều thành tựu đặc sắc ở các thể loại văn xuôi ( truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tứ, Tô Hoài, Nam Cao; phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố...), nhưng cũng có những sáng tác giá trị ở thể thơ trào phúng ( thơ Tú Mỡ, Đỗ Phồn ). * Khu vực bất hợp pháp: _ Đó là các sáng tác thơ ca của các chiến sĩ trong nhà tù, hoạt động một cách bí mật, bị đặt ra ngoài pháp luật và ngoài đời sống văn học bình thường. _ Thơ văn cách mạng ra đời và phát triên trong hoàn cảnh luôn bị đàn áp, khủng bố, thiếu cả những điều kiện vật chất tối thiểu. Tuy vậy, nó vẫn phát triển mạnh mẽ, liên tục, ngày càng phong phú và có chất lượng nghệ thuật cao. _ Thơ văn đã nói lên một cách thống thiết, xúc động tấm lòng yêu nước thương dân nồng nàn, niềm căm thù sôi sục lũ giặc cướp nước và bọn bán nước, đã toát lên khí phách hào hùng của các chiến sĩ cách mạng thuộc nhiều thế hệ nửa đầu thế kỉ. c. Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương, đạt được thành tựu phong phú. _ Văn xuôi quốc ngữ: Chỉ trên dưới ba mươi năm, đã phát triển từ chỗ hầu như chưa có gì đến chỗ có cả một nền văn xuôi phong phú, khá hoàn chỉnh vớia mọi thể loại ( truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút,...), có trình độ nghệ thuật ngay càng cao, trong đó có cả những kiệt tác. _ Về thơ, sự ra đời của phong trào “Thơ mới” (1932) đã mở ra “một thời đại trong thi ca” và làm xuất hiện một loạt nhà thơ có tài năng và có bản sắc. Thơ ca cũng là thể loại phát triển mạnh trong khu vực văn học bất hợp pháp, nhất là mảng thơ trong tù của các chiến sĩ cách mạng ( nổi bật là Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu ). + Những thể loại mới được du nhập như phóng sự, tuỳ bút, phê bình văn học, kịch nói cũng có những thành tựu đặc sắc. Tóm lại: _ Phát triển trong hoàn cảnh chế độ thuộc địa tàn bạo, lạc hậu, văn học Việt Nam thời kì này không tránh được những hạn chế nhiều mặt. Đó là chưa kể có những mảng sáng tác rõ ràng là tiêu cực, độc hại. Dù vậy, phần có giá trị thật sự của thời kì văn học này, - một thời kì phát triển mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc – vẫn phong phú. _ Nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ, phong phú đặc biệt đó của văn học, xét đến cùng, chính là do nó đã khơi nguồn từ sức sống tinh thần mãnh liệt của dân tộc. Sức sống ấy được thể hiện trước hết ở công cuộc đấu tranh cách mạng ngày càng dang cao; nhưng sự phát triển mạnh mẽ, rực rỡ của văn học thời kì này cũng chính là một phương diện biểu hiện của sức sống bất diệt ấy. Ngày dạy: Buổi 2. ôn tập truyện kí việt nam 1930 - 1945 _ Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Thanh Tịnh? _ Nêu xuất xứ của truyện ngắn “Tôi đi học”? _ Nêu nội dung c ... ua hỏi nàng út đâu ( ) Bài tập 6: Các câu sau đây có phải là câu nghi vấn không? Vì sao? a. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. ( Ca dao ) b. Nhớ ai giãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. ( Ca dao ) c. Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ. d. Sao không để chuồng nuôi lợn khác! ( Tô Hoài ) Bài tập 7: Cho biết sự khác nhau giữa các đại tìư in đậm trong các câu sau: a. _ Ai đấy? _ Anh cần ai thì gọi người ấy. b. _ Cái này giá bao nhiêu? _ Anh cần bao nhiêu, tôi sẽ đưa anh bấy nhiêu. c. _ Mai, anh đi đâu? _ Mai, anh đi đâu, tôi theo đấy. d. _ Anh cần cái nào? _ Anh cần cái nào, tôi đưa anh cái ấy. Bài tập 8: Đặt hoặc tìm 10 câu nghi vấn có hình thức khác nhau. Bài tập 9: Viết 5 câu trần thuật, sau đó sử dụng các hình thức nghi vấn để biến đổi thành những câu nghi vấn. Bài tập 10: Viết một đoạn văn ( khoảng 10 dòng ) thuyết minh về tác hại của ma tuý trong đó có sử dụng câu nghi vấn. Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn văn đó. A. Lý thuyết: 1. Thế nào là câu nghi vấn? Câu nghi vấn là câu có hình thức nghi vấn; có chức năng chính là dùng để hỏi. Trong giao tiếp, khi có những điều chưa biết hoặc còn hoài nghi, người ta sử dụng câu nghi vấn để yêu cầu trả lời, giải thích. Ví dụ: _ áo đen năm nút viền tà Ai may cho bậu hay là bậu may? ( Ca dao ) _ Sao u lại về không thế? ( Ngô Tất Tố ) _ Hôm nay anh đi học phải không? Câu nghi vấn khi viết có dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu, khi trả lời phải nhằm vào các từ biểu thị ý nghi vấn để trả lời. Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi và yêu cầu trả lời, ngoài ra còn có các chức năng khác. 2. Các hình thức nghi vấn thường gặp: a. Câu nghi vấn không lựa chọn. Kiểu câu này được chia thành các trường hợp sau: * Câu nghi vấn chứa các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, đâu, bao giờ, sao ( vì sao, tại sao ),... Ví dụ: _ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? ( Vũ Đình Liên ) _ Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ) * Câu nghi vấn có chứa các tình thái từ: à, ư, nhỉ, hử, hả, hở, chứ, chăng,... Ví dụ: _ Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? ( Tô Hoài ) _ Bác trai đã khá rồi chứ? ( Ngô Tất Tố ) b. Câu nghi vấn có lựa chọn. Kiểu câu này được chia thành các trường hợp sau: * Câu nghi vấn dùng quan hệ từ: hay, hay là, hoặc, hoặc là. Ví dụ: _ Mình đọc hay tôi đọc? ( Nam Cao ) * Câu nghi vấn chứa các cặp phụ từ: có...không, có phải...không, đã...chưa,... Ví dụ: _ Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? ( Nguyên Hồng ) B. bài tập: I. Phần BT Trắc nghiệm: 19. D 20. B 21. Nối 1 với b Nối 2 với c Nối 3 với d Nối 4 với e Nối 5 với a 22. B 23. (1). A (2). B (3). A (4). A (5). A (6). A 24. C II. Phần BT Tự luận: Bài tập 1: _ Các câu nghi vấn: a. Thế nó cho bắt à? b. Sao lại không vào? c. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không? d. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? _ Dấu hiệu hình thức: + Cuối câu có dấu chấm hỏi. + Trong câu có các từ nghi vấn: à, sao, có...không, gì. Bài tập 2: a. Điền dấu câu. Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: _ Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu ! Mau! Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai: _ Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy! Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu: _ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho ! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa! b. _ Các câu nghi vấn trong đoạn trích: + Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? + Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? _ Dấu hiệu: + Cuối câu có dấu chấm hỏi. + Trong câu có các từ nghi vấn: à, phải không. Bài tập 3: Sự khác biệt: Các cặp từ nghi vấn: _ có... không. _ đã...chưa. => Cặp phụ từ đã...chưa có hàm ý rằng quá trình “nhận” đã hoặc đang diễn ra, người hỏi hỏi về kết quả của quá trình đó. Bài tập 4: Sự khác nhau: a. Câu “Hôm nào lớp cậu đi píc-níc?”: _ Từ nghi vấn đứng ở đầu câu. _ Nêu sự việc chưa diễn ra. b. Câu “Lớp cậu đi píc-níc hôm nào?”: _ Từ nghi vấn đứng ở cuối câu. _ Nêu sự việc đã diễn ra. Bài tập 5: _ Câu “Còn nàng út đâu?” là câu nghi vấn. _ Câu “Vua hỏi nàng út đâu.” không phải là câu nghi vấn. Đây là câu trần thuật. Bài tập 6: _ Câc câu (a), (b), (c) không phải là câu nghi vấn. _ Câu (d) là câu nghi vấn. Bài tập 7: Sự khác nhau giữa các đại tìư in đậm a. _ ai: đại từ nghi vấn. _ ai: đại từ phiếm chỉ. b. _ bao nhiêu: đại từ nghi vấn. _ bao nhiêu: đại từ phiếm chỉ. c. _ đâu: đại từ nghi vấn. _ đâu: đại từ phiếm chỉ. d. _ nào: đại từ nghi vấn. _ nào: đại từ phiếm chỉ. Bài tập 8: ( HS tự đặt câu ) Bài tập 9: _ Câu trần thuật: Ngày mai lớp chúng ta làm bài kiểm tra Ngữ văn. _ Chuyển thành câu nghi vấn: Ngày mai có phải lớp chúng ta làm bài kiểm tra Ngữ văn không? Bài tập 10: ( HS tự viết đoạn văn ) Bài tập 1: Tìm những câu nghi vấn trong những câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn: a. Tôi hỏi cho có chuyện: _ Thế nó cho bắt à? ( Nam Cao ) b. _ Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: _ Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! ( Nguyên Hồng ) c. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không? ( Tạ Duy Anh ) d. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? ( Nam Cao ) g. _ Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... _ Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay. Theo em những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình? ( Ngữ văn 8, tập hai ) Bài tập 2: a. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ ( ) trong đoạn trích dưới đây: Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ ( ) _ Thằng kia ( ) Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ( ) Nộp tiền sưu ( ) Mau ( ) Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì( ) Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai ( ) _ Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ( ) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu ( ) _ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ( ) Đấy ( ) Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho ( ) Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa ( ) ( Ngô Tất Tố ) b. Chỉ ra những câu nghi vấn trong đoạn trích sau khi đã điền dấu xong. Cho biết dấu hiệu nào để nhận ra đó là câu nghi vấn? Bài tập 3: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn ( in đậm ) sau: ( Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: ) _ Con có nhận ra con không? [...] _ Con đã nhận ra con chưa? ( ... Mẹ vẫn hồi hộp. ) ( Tạ Duy Anh ) Bài tập 4: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau: _ Hôm nào lớp cậu đi píc-níc? _ Lớp cậu đi píc-níc hôm nào? Bài tập 5: Các câu sau có phải là câu nghi vấn không? Hãy điền dấu câu thích hợp vào cuối câu. a. Vua hỏi: _ Còn nàng út đâu ( ) b. Vua hỏi nàng út đâu ( ) Bài tập 6: Các câu sau đây có phải là câu nghi vấn không? Vì sao? a. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. ( Ca dao ) b. Nhớ ai giãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. ( Ca dao ) c. Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ. d. Sao không để chuồng nuôi lợn khác! ( Tô Hoài ) Bài tập 7: Cho biết sự khác nhau giữa các đại tìư in đậm trong các câu sau: a. _ Ai đấy? _ Anh cần ai thì gọi người ấy. b. _ Cái này giá bao nhiêu? _ Anh cần bao nhiêu, tôi sẽ đưa anh bấy nhiêu. c. _ Mai, anh đi đâu? _ Mai, anh đi đâu, tôi theo đấy. d. _ Anh cần cái nào? _ Anh cần cái nào, tôi đưa anh cái ấy. Bài tập 8: Đặt hoặc tìm 10 câu nghi vấn có hình thức khác nhau. Bài tập 9: Viết 5 câu trần thuật, sau đó sử dụng các hình thức nghi vấn để biến đổi thành những câu nghi vấn. Bài tập 10: Viết một đoạn văn ( khoảng 10 dòng ) thuyết minh về tác hại của ma tuý trong đó có sử dụng câu nghi vấn. Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn văn đó Bài tập về câu nghi vấn - ngữ văn 8, tập hai. Bài tập 2: a. Điền dấu câu. Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: _ Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu ! Mau! Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai: _ Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy! Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu: _ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho ! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa! Bài tập 1: Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau: a. Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thấy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp: _ Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? ( Nguyên Hồng ) b. Cái Tí ở trong bếp sa sả mắng ra: _ Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng nói mãi! Mày tưởng người ta dám bán chịu cho nhà mày sao? Thôi! Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra cho ông xơi, ông đừng làm tội u nữa. ( Ngô Tất Tố ) c. Thoắt trông lờn lợt màu da, Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao? ( Nguyễn Du ) d. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: _ Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được! ( Em bé thông minh ) e. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão: _ Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi. ( Ông lão đánh cá và con cá vàng ) Bài tập 2: Thay thế các câu ở bài tập 1 bằng những câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương. Bài tập 3: Xét các trường hợp sau đây rồi trả lời câu hỏi: a. Hôm qua cậu về quê thăm bà ngoại phải không? _ Đâu có? b. _ Bạn cất giùm mình quyển vở bài tập Toán rồi à? _ Đâu? c. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. ( Tố Hữu ) d. Nam ơi! Bạn có thể trao cho mình quyển sách được không? Câu hỏi: _ Trong các trường hợp trên, câu nào là câu nghi vấn? _ Cho biết chức năng cụ thể của mỗi câu nghi vấn? Bài tập 4: Các câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì? a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không? b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không? c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không? d. Sao mà các cháu ồn thế? e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ?
Tài liệu đính kèm: