Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 9

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 9

 HAI CÂY PHONG

(Trích: Người thầy đầu tiên)

 T.AI_MA_TỐP

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “Hai cây phong”. Tính trữ tình sâu đậm được kết hợp khéo léo giữa hồi ức, miêu tả, và kể chuyện. Trong cách lồng ghép xen kẽ giữa hai ngôi kể tôi-chúng tôi. Giọng văn buồn, chứa chan niềm cảm mến và thương nhớ quê hương. Tích hợp với phần văn và tiếng việt qua các bài đã học.

- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc các tác phẩm văn xuôi trữ tình tự sự, khả năng phân tích tác dụng sự thay đổi trong ngôi kể thứ nhất. Phân tích sự kết hợp điêu luyện giữa các yếu tố tả-kể-tự sự.

- Giáo dục: Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm của học sinh đối với quê hương làm cho các em yêu mến quê hương và bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đằm thắm có trong các em ở cuộc sống hiện đại.

- KNS:

 + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng về tình yêu quê hương và lòng biết ơn với thầy giáo Đuy-sen của người trò nhỏ, nhân vật xưng “tôi” trong văn bản .

 + Suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng hai cây phong .

 + Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã dưỡng dục mình, có trách nhiệm với` quê hương .

B. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án-tư liệu tham khảo-tranh. HS: Chuẩn bị bài mới

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 	 Ngày soạn:
Tiết 33, 34	 Ngày dạy:
 HAI CÂY PHONG
(Trích: Người thầy đầu tiên)
 T.AI_MA_TỐP
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “Hai cây phong”. Tính trữ tình sâu đậm được kết hợp khéo léo giữa hồi ức, miêu tả, và kể chuyện. Trong cách lồng ghép xen kẽ giữa hai ngôi kể tôi-chúng tôi. Giọng văn buồn, chứa chan niềm cảm mến và thương nhớ quê hương. Tích hợp với phần văn và tiếng việt qua các bài đã học.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc các tác phẩm văn xuôi trữ tình tự sự, khả năng phân tích tác dụng sự thay đổi trong ngôi kể thứ nhất. Phân tích sự kết hợp điêu luyện giữa các yếu tố tả-kể-tự sự.
- Giáo dục: Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm của học sinh đối với quê hương làm cho các em yêu mến quê hương và bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đằm thắm có trong các em ở cuộc sống hiện đại.
- KNS:
 + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng về tình yêu quê hương và lòng biết ơn với thầy giáo Đuy-sen của người trò nhỏ, nhân vật xưng “tôi” trong văn bản .
 + Suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng hai cây phong .
 + Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã dưỡng dục mình, có trách nhiệm với` quê hương .
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án-tư liệu tham khảo-tranh. HS: Chuẩn bị bài mới
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ:
	- Vì sao Giôn-xi khỏi bệnh? Vì sao bức vẽ “chiếc lá cuối cùng” trở thành một kiệt tác
	(Vì nó giống lá thật, rất đẹp. Nó đen lại sự sống cho Giôn – xi. Bởi nó trả giá quá đắt : Cứu một người nhưng đã cướp đi người đã sinh ra nó. Nó cho thấy một quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật)
	- Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc đảo ngược tình huống hai lần trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O-Hen-ri?
(- Lần bất ngờ và đảo ngược thứ nhất: Người đọc ai cũng nghĩ với căn bệnh nặng và sự chán nản, Giôn-xi đã rời xa cõi đời, nhất là khi chiếc lá cuối cùng trên cây dây leo (thường xuân) rụng xuống. Song thật bất ngờ chiếc lá không rụng và Giôn-xi dần dần khỏi bệnh.
- Lần bất ngờ và đảo ngược tình huống thứ hai:: Cụ già Bơ-Men tuy nghiện rượu nhưng vẫn còn đang khoẻ mạnh bỗng cảm lạnh, viêm phổi và qua đời sau khi đã hoàn thành kiệt tác chiếc lá cuối cùng.
=> Nghệ thuật trên đã góp phần tạo nên ấn tượng độc đáo trong lòng người đọc.)
	- Dẫn vào bài mới.
 3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Ai – ma – tốp
G/v kể tóm tắt tác phẩm “Người thầy đầu tiên” dẫn vào đoạn trích
G/v hướng dẫn đọc : Chậm, giọng buồn gợi nhớ thay đổi, giọng ở mạch kể tôi và chúng tôi để phân biệt ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật 
G/v đọc mẫu – 2 h/s đọc 
G/v kiểm tra việc nhớ từ khó 
? Theo em đoạn trích này có thể chia làm mấy phần?
? Nội dung của từng đoạn
? Em có nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích? 
? Thời điểm người xưng “tôi” và “chúng tôi”?
? Tác dụng của sự thay đổi ngôi kể ấy 
? Đoạn tích đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
 Tóm tắt truyện ngắn "Người thầy đầu tiên" và bài "Hai cây phong". (Học sinh có thể tóm tắt truyện "Người thầy đầu tiên" như trong sgk phần *)
I. Tìm hiểu chung:
1, Tác giả, tác phẩm :
- Là nhà văn Cơ - rơ - gư – xtan, thuộc Liên Xô cũ
- Tác phẩm nổi tiếng : Người thầy đầu tiên, cây phong non chùm khăn đỏ. Mắt lạc đà được giải thưởng Lê- Nin
- “Hai cây phong” trích từ mấy trang đầu của truyện vừa “Người thầy đầu tiên”
2, Đọc, Từ khó : 
3, Bố cục : 4 phần 
a, Từ đầu phía tây : Giới thiệu chung vị trí của làng quê của nhân vật tôi 
b, Tiếp theo thần xanh :Nổi nhớ về hai cây phong, tâm trạng của “tôi” mỗi khi về làng, thăm cây
c, Tiếp theo “vào năm học biếc kia” : Nhớ về cảm xúc và tâm trạng “tôi” hồi trẻ thơ với bạn bè, khi trèo lên hai cây phong nhìn ngắm làng quê.
d, Còn lại :- Hình ảnh hai cây phong gắn liền với thầy Đuy – sen 
4. Mạch kể : 
- Tôi – người kể truyện – người hoạ sĩ ở thời điểm hiện tại mà nhớ về qúa khứ
- Chúng tôi – người kể truyện và bạn bè của anh thời quá khứ, thời thơ ấu
=> Tác dụng : Sự lồng ghép, đan xen hai mạch kể ở hai thời điểm hiện tại, qúa khứ làm cho truyện trở nên sống động, gần gủi
- Sự kết hợp khéo léo giữa tự sự và miêu tả, biẻu cảm 
5. PTBĐ, Tóm tắt:
* Tóm tắt truyện:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
H/s quan sát đoạn a, b
? Hai cây phong phía trên làng Ku – ku – rêu có gì đặc biệt đối với nhân vật “tôi”, người hoạ sĩ? Vì sao tác giả luôn nhớ về chúng?
? Hai cây phong trong hồi ức của “tôi” hiện ra như thế nào? 
? Nhận xét cách miêu tả của tác giả?
G/v bình 
? Nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc
H/s đọc đoạn cuối
? Ngoài những nguyên nhân mà các em vừa tìm thấy thì còn nguyên nhân sâu xa nào nữa để khiến hai cây phong trở nên gây xúc động sâu sắc cho người kể?
H/s đọc lại đoạn c.
Đoạn c có thể chia nhỏ thành mấy đoạn trích? ý nghĩa mỗi đoạn?
? Tác giả vừa nhớ lại vừa kể, tả một cách rất cụ thể thấm đượm cảm xúc mếm thương ngọt ngào, hai cây phong cùng lũ trẻ hồn nhiên, nghịch ngợm được phác vẽ như thế nào? 
G/v bình 
? Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy còn được thể hiện rõ ở đoạn sau như thế nào? Từ trên cao bọn trẻ được thấy những gì với cảm giác như thế nào?
G/v bình 
? Đọc đoạn văn “Hai cây phong” em có cảm nhận được vẻ đẹp nào của tự nhiên và con người được phản ánh? 
? Nếu nhân vật “tôi” mang hình hình bóng của chính tác giả thì em sẽ hiểu gì về nhà văn này từ văn bản hai cây phong của công
? Qua văn bản này em học tập được gì về nghệ thuật kể truyện của Ai – ma – tốp ? 
? Đọc văn bản này đã thức dậy tình cảm nào trong em ?
? Trong xã hội, tình yêu quê hương đất nước có thể biểu hiện bằng cây cối, dòng sông, con đường, ngõ xóm. 
Em hãy tìm những tác phẩm văn học Việt Nam mà em đã học có cách diễn đạt như thế nào
II. Phân tích:
1, Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của “tôi” người hoạ sĩ
* Vị trí hai cây phong
- Trên đỉnh đồi, trên làng Ku – ku – rêu
- Như ngọn hải đăng trên núi, như hai cái cột tiêu dẫn lối về làng
- Mỗi lần về quê, nhân vật “tôi” lại đến với hai cây phong để say sưa nhìn ngắm cho tới ngây ngất => trở thành một hình ảnh kí ức trong tâm hồn tác giả, thể hiện tình yêu và nổi nhớ làng quê của một con người xa quê 
* Hai cây phong trong quá khứ 
- Chúng có tiếng nói, tâm hồn riêng
+ Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành
+ Không ngớt tiếng rì rào, lời ca êm dịu 
+ Như sóng thuỷ chiều thì thầm tha thiết 
+ Như đốm lửa vô hình
+ Như tiếng thở dài thương tiếc ai, reo vù vù như ngọn lửa cháy rừng rực trong bảo giông 
=> Hình ảnh hai cây phong được hạo sĩ tả bằng cả trí tưởng tượng và bằng tâm hồn của người hoạ sĩ. Hai cây phong được tác giả tả bằng sự nhân cách hoá cao độ và sinh động
=> Hình ảnh hai cây phong trong ký ức như hai anh em sinh đôi, hai con người với sức lực dẻo dai, dũng mảnh, với tâm hồn phong phú, có cuộc sống riêng của mình 
=> Hình ảnh hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết, gắn với kỷ niệm xa xưa của tuổi học trò cho người kể truyện?
* Hình ảnh hai cây phong gắn liền với thầy Đuy – sen 
- Đuy – sen – người thầy giáo đầu tiên có công xây dung ngôi trường đầu tiên, xoá mù chữ cho trẻ con làng Ku – ku – rêu
- Chính thầy đem hai cây phong non về đây cùng với cô học trò nghèo An – tư - nai 
=> Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò An – tư – nai. Đuy- sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh ham học như An – tư – nai. Sau này lớn lên sẽ trở thành người có ích. Đó là tấm lòng và phẩm chất của một người cộng sản chân chính
2, Hai cây phong và ký ức tuổi thơ 
 Đoạn văn kí ức tuổi thơ gắn liền với hình ảnh hai cây phong có thể chia bằng hai đoạn nhỏ 
- C1 : Vàosáng => bọn trẻ chơi đùa,chơi lên hai cây phong phá tổ chim
C2 : Còn lại phong cảnh làng quê và cảm giác của chúng tôi khi toàn cảnh quê hương quen thuộc bổng hiện ra dưới chân mình
* Hình ảnh hai cây phong nghiêng ngã đung đưa như muốn chào mời những người bạn nhỏ
- Bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc dịu hiền
=> Hai cây phong như người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, độ lượng, gắn bó với lũ trẻ trong làng
- Lũ trẻ như chú chim non thơ ngây  nghịch ngợm nô đùa không biết mệt dưới gốc cây 
=> Hình ảnh hai cây phong được người hoạ sĩ phác thảo đã hiện ra trước mắt người đọc
* Từ trên nhìn xuống, bọn trẻ như mở rộng tầm mắt, bức tranh thiên nhiên hiện ra 
- Một chân trời xa thẳm
- Thảo nguyên hoan vu
- Dòng sông lấp lánh
- Làn sương mờ đục
- Bí ẩn đầy quyến rủ
=> Đó là một thế giới đẹp đẻ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng, khiến bọn trẻ sửng sốt nín thở, quên đi cả việc thích thú nhất là đi phá tổ chim. Tuổi thơ ham hiểu biết và khám phá, lần đầu tiên được ngắm toàn cảnh từ trên cao đầy thú vị, mà hai cây phong là cái ghế ngồi, là bệ đở, bệ phóng cho những mơ ước và khát vọnglần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku – k u – rêu
III. Tổng kết :
1, Nội dung :
- Vẻ đẹp thân thuộc và cao quý của hai cây phong
- Tấm lòng gắn bó thiết tha của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu
- Tác giả là người có tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp đẽ cao quý
- Tấm lòng yêu quê sâu nặng biểu hiện ở tình cảm thắm thiết gắn bó với cảnh và người nơi quê hương 
- Có tài miêu tả và biểu cảm trong kháng chiến 
2, Nghệ thuật 
- Đan xen lồng ghép hai ngôi kể làm cho câu trở nên sống động, thân mật, gần gủi
- Sự kết hợp khéo léo giữa phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp người đọc cảm nhận được bức tranh hai cây phong được miêu tả đậm chất hội hoạ, truyền cho ta tình yêu quê hương da diết 
- Biện pháp nhân hoá, so sánh, ẩn dụ 
H/s tự bộc lộ 
- VD : 
+ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
+ Nhớ con sông quê hương(G. nam)
+ Bên kia sông đuống (H. Cầm)
+ Quê hương (Tế Hanh)
 IV. Củng cố: Một em đọc to, rõ ràng phần ghi nhớ sgk trang 101
 V. Dặn dò: Học thuộc bài học. Soạn bài tiếp theo
 Tổng ôn lại các văn bản: Tôi đi học, trong lòng mẹ, tắt đèn, lão Hạc, cô bé bán diêm, đánh nhau với cối xay gió, chiếc lá cuối cùng và hai cây phong (8 bài).
**************************************
Tuần 9 	 Ngày soạn:
Tiết 35, 36	 Ngày dạy:
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
A. MỤC TIÊU: 
	- Giúp h/s vận dụng được các kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với mtả và bcảm 
	- Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày, sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm 
B. CHUẨN BỊ:
	G/v in đề vào giấy phát cho h/s
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. KTSCBCHS
 3. Phát đề.
 Câu 1(3 điểm): Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O Hen-ri
 Câu 2(7 điểm): Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ kể lại diễn biến đó như thế nào?
ĐÁP ÁN:
1. Tóm tắt:
Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.
 Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần.
 Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch...
 Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.
 Sau trận mưa to gió lớn chiếc lá thường xuân cuối cũng vẫn còn trên cây khiến Xiu vô cùng ngạc nhiên.òn Giôn-xi thì lấy lại tinh thần chịu ăn cháo và uống thuốc.Nhờ Giôn-xi chăm sóc bệnh phổi của Xiu đã giảm hẳn.Trong khi đó bác Bô-men đã bị lao phổi chết và để lại một kiệt tác là "chiếc lá cuối cùng" đã vẽ vào đêm mưa bão ......
2. Kể sáng tạo truyện Lão Hạc
+ Thể loại: tự sự + miêu tả + biểu cảm
+ Nội dung: câu chuyện của lão Hạc với ông giáo bán con chó vàng
- Dàn ý:
 I/ Mở bài: Ngôi kể thứ I( tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo)
 Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.
II/ Thân bài:
- Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:
 + Lão Hạc báo tin bán chó
 + Lão Hạc kể lại chuyện bán chó
Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc
Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo.
- Lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó.
- Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc
- Biểu cảm: 
 + Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện
 + Nêu những suy nghĩ của bản thân về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc)
III/ Kết bài: 
 Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. 
 Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.
 4. Thu bài, nhận xét
 5. Dặn dò: chuẩn bị bài Nói quá

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 day du 20122013.doc