I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
-- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về 1 đất nước độc lập thống nhất, hùng cườngvà khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh đựơc phản ánh qua Chiếu dời đô.
-- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu , qua đó cảm nhận đựơc tính sáng rõ của các luận điểm, luận cứ , sự kết hợp giữa lí trí với tình cảm tạo thành sức truyền cảm mạnh mẽ của bài nghị luận Chiếu dời đô.
-- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Đọc kĩ sách GK, sách GV, tài liệu tham khảo, tranh minh hoạ, giáo án.
HS : Đọc sách GK, soạn bài theo hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :
1. ỔN ĐỊNH (1) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2. KIỂM TRA (5)
? Đọc thuộc lòng bài Ngắm trăng . Qua bài thơ, em hiểu gì về phẩm chất tâm hồn của Bác ?
? Nêu vắn tắt nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đi đường ?
BÀI 22 Ngày soạn : 19 / 2 / 05 Tiết 90 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS : -- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về 1 đất nước độc lập thống nhất, hùng cườngvà khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh đựơc phản ánh qua Chiếu dời đô. -- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu , qua đó cảm nhận đựơc tính sáng rõ của các luận điểm, luận cứ , sự kết hợp giữa lí trí với tình cảm tạo thành sức truyền cảm mạnh mẽ của bài nghị luận Chiếu dời đô. -- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ : GV : Đọc kĩ sách GK, sách GV, tài liệu tham khảo, tranh minh hoạ, giáo án. HS : Đọc sách GK, soạn bài theo hướng dẫn. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC : 1. ỔN ĐỊNH (1) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2. KIỂM TRA (5) ? Đọc thuộc lòng bài Ngắm trăng . Qua bài thơ, em hiểu gì về phẩm chất tâm hồn của Bác ? ? Nêu vắn tắt nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đi đường ? 3. BÀI MỚI GIỚI THIỆU BÀI : (1) Cuối thời Tiền Lê, các vua ăn chơi sa đọa, bỏ mặc việc triều chính, dân tình khốn khổ. Sau khi vua Lê Ngọïa Triều mất, triều thần tôn Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lê Công Uẩn lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ, mở đầu cho triều đại nhà Lí hùng mạnh . Năm 1010, Lê Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư trước kia ra Đại La ( tức Hà Nội ngày nay). Bài chiếu ấy như thế nào? Đó là nội dung bàihọc mà chúng ta sẽ tìøm hiểu trong tiết học hôm nay. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS KIẾN THỨC 8 HOẠT ĐỘNG 1 + Hướng dẫn đọc văn bản , giọng điệu chung là trang trọng , có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình : “ Trẫm rất đau xót.. dời đổi”, “ Trẫm muốn .thế nào ?” HOẠT ĐỘNG 1 Nghe hướng dẫn Đọc theo hướng dẫn I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH Tác giả : Lí Công Uẩn (974 – 1028) tức Lí Thái Tổ, là người sáng lập ra Vương triều nhà Lí. + Yêu cầu đọc chú thích. ? Dựa vào chú thích, hãy giới thiệu vài nét về tác giả ? ? Chiếu dời đô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ? NÂNG CAO : Chiếu là lời ban bố mệnh lệnh của Vua Chúa xuống thần dân, ban bố Trả lời theo chú thích Tác phẩm : Năm 1010, khi lên ngôi Vua, Lí Thái Tổ ban chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La . những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ y/ cầu thực hiện . Chiếu dời đô được viết bằng văn xuôi, có xen câu văn biền ngẫu, lời văn cân xứng nhịp nhàng. 20 HOẠT ĐỘNG 2 + Hướng dẫn tìm hiểu đoạn mở bài. ? Mở đầu bài chiếu, tác giả nhắc đến việc gì , mục đích để làm gì ? HOẠT ĐỘNG 2 Trả lời : -- Tác giả viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa cũng từng có những cuộc dời đô. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1.LÝ DO DỜI ĐÔ : -- Dời đô là điều thường xuyên xảy ra ? Theo suy luận của Tác giả, thì việc các vua nhà Thương, Chu dời đô nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy ? CHỐT : Lí Thái Tổ dẫn số liệu cụ thể về các lần dời đô của 2 triêù đại Trug Quốc để chuẩn bị cho ý sau : Trong lịch sử đã có chuyện dời đô và từng đem lại kết quả tốt đẹp. Việc ông dời đô ko có gì là khác thường, trái với quy luật. -- Nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho đời sau. Việc dời đô vừa thuận mệnh trời, vừa thuận theo ý dân. Kết quả của việc dời đô làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng. Đọc đoạn từ “ Thế mà không dời đổi ” trong lịch sử các triều đại . -- Nhằm mưu toan nghiệp lớn, vận nước lâu dài, phồn thịnh. -- Hai nhà Đinh, Lê cứ đóng đô ở vùng núi Hoa Lư là sai lầm, hậu quả không tốt. ? Theo tác giả, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư của 2 triều Đinh, Lê ko còn thích hợp,vì sao ? Trả lời : -- Hai nhà Đinh, Lê không dời đô sẽ phạm sai lầm, ko đúng với quy luật lịch sử, khiến triều đại ngắn ngủi, đất nước ko phồn vinh. ? Bằng những hiểu biết lịch sử, hãy giải thích lí do vì sao 2 triều Đinh, Lê phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô ? GIẢNG : Việc hai triều đại Đinh, Lê vẫn đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế lực chưa đủ mạnh để ra đóng nơi đồng bằng, trung tâm mà vẫn dựa vào núi rừng hiểm trở. Đến thời Lí đất nước phát triển , việc đóng đô ở Hoa Lư là ko còn phù hợp nữa. Thảo luận nhóm -- Thời Đinh, Lê, nước ta luôn phải chống chọi với ngoại xâm, phải dựa vào địa thế của núi non Hoa Lư hiểm trở để giữ nước. F Dùng lí lẽ và tình cảm để thuyết phục về sự đúng đắn và cần thiết phải dời đô. ? Theo em, câu “ Trẫm rất đau xót về việc đó, ko thể ko dời đổi” là kiểu câu gì ? Tác dụng ? -- Câu trần thuật, bày tỏ tình cảm, làm lay động tình cảm người đọc. ? Như thế, khi bày tỏ lí do vì sao phải dời đô, Lí Thái Tổ đãbộc lộ tư tưởng và khát vọng nào của nhà vua cũng như của n/dân ta thời đó? -- Khẳng định sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La. -- Khát vọng xây dựng đất nước lâu bền và hùng cường. 2 LÍ DO CHỌN THÀNH ĐẠI LA -- Về địa lí : nơi trung tâm, có địa thế sông + Đọc đoạn văn từ “ Huống gì .. đế vương muôn đời” . ? Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô ? CHỐT : Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện đểtrở thành kinh đô của đất nước. Theo dõi đoạn văn Trả lời -- Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương, nơi trung tâm đất trời, có địa thế sông núi tốt. -- Là chốn thắng địa, tụ hội trọng yếu, kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. núi tốt. -- Về chính trị, văn hoá : là đầu mối giao lưu, mảnh đất hưng thịnh muôn đời. 3. TRÌNH TỰ LẬP LUẬN : ? Trình tự lập luận bài chiếu như thế nào ? Tại sao có sức thuyết phục lớn ? GIẢNG : Bài chiếu có sức thuyết phục lớn vì trình tự lập luận rất chặt chẽ, lại kết hợp giữa lí và tình. Câu cuối bài là 1 câu hỏivới các thần dân của mình : “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?” Câu kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của Vua với thần dân. Nguyện vọng dời đô của Lí Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. -- Trình tự : + Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ. + Soi sáng vào thực tế2 triều đại Đinh – Lê để chỉ rõ ko còn thích hợp, nhất thiết phải dời đô. + Kết luận : khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô. + Nêu sử sách làm tiền đề. + Chỉ rõ thực tế : nhất thiết phải dời đô. + Kết luận Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô. HOẠT ĐỘNG 3 HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP 6 ? Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ? TÍCH HỢP : Sự đúng đắn của quan điểm dời đô về Đại La đã được minh chứng như thế nào trong lịch sử nứơc ta ? Thảo luận nhóm : -- Nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn pkiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. -- Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của n/ dân xây dựng đất nước thống nhất, độc lập, tự cường . -- Nhà Lí đủ thế và lực sánh ngang hàng phương Bắc. -- Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của n/ dân xây dựng đất nước thống nhất, độc lập, tự cường . -- Thăng Long là trung tâm ctrị Kinh tế, văn hóa của đất nước từ khi Lí Công Uẩn dời đô đến nay. -- Thủ đô Hà Nội luôn là trái tim của Tổ Quốc. -- Thăng Long – Hà Nội luôn vững vàng trong mọi thử thách lịch sử từ xưa đến nay. 2 + Hướng dẫn tổng kết Dựa vào ghi nhớ phát biểu kết luận. GHI NHỚ / SGK (2) HƯỚNG DẪN HỌC TẬP + Học bài, nắm ý chính, tìm hiểu phương pháp lập luận đặc sắc của bài chiếu . + Soạn bài Hịch Tướng sĩ RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: