Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 3

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 3

Văn bản : TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 ( Trích : Tắt Đèn )

 _ Ngô Tất Tố _

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội đương thời , tình cảnh đau thương của người nông dân

 cùng khổ trong xã hội ấy. Cảm nhận được cái quy luật của hiện thực : có áp bức có đấu tranh .

 - Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

 - Nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.

 2. Kĩ năng :

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm , sáng tạo và kĩ năng phân tích nhân vật .

 3. Tư tưởng :

 - GD đức tính cảm phục người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý, có thái độ yêu ghét đối với từng nhân vật.

 II. CHUẨN BỊ :

 GV : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ .

 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài .

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 3 NS:05/09/2008
 Tiết : 9 ND:1 /09/2008
 Văn bản : TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 ( Trích : Tắt Đèn ) 
 _ Ngô Tất Tố _
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức :
 - Thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội đương thời , tình cảnh đau thương của người nông dân
 cùng khổ trong xã hội ấy. Cảm nhận được cái quy luật của hiện thực : có áp bức có đấu tranh . 
 - Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
 - Nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
 2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm , sáng tạo và kĩ năng phân tích nhân vật .
 3. Tư tưởng :
 - GD đức tính cảm phục người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý, có thái độ yêu ghét đối với từng nhân vật.
 II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ .
 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài .
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 P.P đọc diễn cảm , nêu vấn đề , gợi mở, giảng bình , thảo luận, tích hợp với tiếng việt “Vai xã hội”
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Oån định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ :
Tình thương yêu của bé Hồng đối với mẹ biểu hiện qua những chi tiết nào ?
( Cho biết các tâm trạng của hồng trong đoạn trích ? ) (8đ)
- Qua đoạn trích “ trong lòng mẹ “ , tác giả muốn gửi đến người đọc điều gì ? (8đ)
- Không tin những lời nói xấu mẹ , căm ghét những hủ tục, vui mừng khi gặp lại mẹ . (4đ)
 Dẫn chứng (4 đ)
- Kể lại một cách chân thực và cảm động (2 
- Cay đắng tủi cực của tác giả (3đ)
- Tình thương yêu cháy bỏng đ.với mẹ (3đ) 
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Ngô Tất Tố xuất thân là một nhà nho gốc nông dân . Với những phóng sự và
 tiểu thuyết nổi tiếng . Có thể gọi Ngô Tất Tố là “ nhà văn của nông dân” gần như chuyện viết về nông thôn và đặc biệt thành công về đề tài này . Qua “Tắt Đèn” nhà văn đã cho chúng ta thấy số phận người nông dân khổ sở như thế nào, và đến một lúc nào đó ắt tức nước thì phải vỡ bờ . Hôm nay 
 Hoạt động của GV và HS 
 Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Tìm hiểu t.giả, tác phẩm :
? Qua phần chú thích , hãy nêu những nét chính về tiểu sử Ngô Tất Tố ?
 HS trả lời GV chốt lại . 
? Hãy x.định thể loại văn bản ?
? Cho biết xuất xứ đ.trích ?
0 Trích trong chương 8 của tiểu thuyết “ Tắt Đèn “. 
* Giải nghĩa từ khó :( hs đọc ở nhà) chú ý chú thích 3, 4
 “ Thuế thân “:nam giới từ 16 đến 60 tuổi mỗi năm đều phải đóng thuế, đây là thứ thuế dã man còn xót lại từ thời trung cổ . 
 Hoạt động 2:
 GV hướng dẫn đọc : đọc đúng ngữ điệu nhân vật theo diễn biến tâm lý 
 (Cai lệ thì hống hách, chị Dậu lúc thì van lơn lúc thì liều mạng cự lại ), nhấn giọng những từ gợi tả, giọng hài hước ở phần cuối bài )
_ GV tóm tắt phần chữ in nhỏ trong sgk, rồi đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc tiếp theo ® GV nhận xét
? Em có thể chia đoạn trích trên thành mấy phần để phân tích ?
0. ( 2 phần nhỏ : từ đầu ® có ngon miệng không
 Còn lại .
 Hoạt động 3:
? Em hãy cho biết tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến ?
0 Tình thế nguy kịch vì tính mạng anh Dậu như ngàn cân treo sợi tóc, chị Dậu phải làm cách nào để cứu chồng .
 ®Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất, bọn tay sai thì hung hăng lùng sục những người thiếu thuế để đem ra làng đánh đập. Anh Dậu mới được thả về, nay vì xuất sưu của chú Hợi, nếu bị đánh lần nữa chắc chắn sẽ chết .Tất cả vấn đề lúc này là chị phải làm sao để bảo vệ được chồng.
? Trong truyện có nhiều nhân vật , những ai nổi bật nhất cho nhan đề của của đoạn trích ? ( cai lệ , chị dậu )
? Bọn tay sai trong đoạn trích gồm những ai ? ( cai lệ & người nhà lí trưởng )
? Cai lệ là chức danh gì ? (Là tay sai cho tầng lớp quan lại ở nông thôn lúc bấy giờ .
?Chi tiết nào cho thấy chúng là nỗi kinh hoàng của người nông dân trong những ngày thu thuế ?(Bọn chúng tiến vào với roi song, tay thước & dây thừng)
?Cai lệ & người nhà lí trưởng xông vào nhà anh Dậu với ý định gì 
(Đòi tiền sưu)
?Khoản sưu này có gì đặc biệt ? ( Thuế người )
?Những dụng cụ mà bọn chúng dùng khi đi đòi sưu ? dùng để làm gì?( Roi song, tay thước , và dây thừng ® là hiện thân của tai hoạ)
*HS thảo luận nhóm : 
? Tìm các chi tiết qua hành động & lời nói để thấy rõ tính cách của cai lệ ?
(Vừa vào đến nhà, cai lệ lập tức ra oai gọi bằng : thằng , mày xưng mình là ông, cha mày 
 Mở mồm là là quát, thét, hầm hè
=> GV bình giảng : Y như tiếng của gầm của thú dữ. Dường như hắn không biết nói tiếng người & hắn cũng không có khả năng nghe tiếng người (vì những lời van xin của chị Dậu hắn đều bỏ ngoài tai )
? Chị Dậu xin khất thuế “ nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi. Xin ông trông lại “, cai lệ trả lời như thế nào?
(“ Ông dỡ cả nhà mày đi .® Không hề cảm thông mà còn hung hăng , giật phắc cái thừng  chạy đến chỗ anh Dậu)
?Hắn định trói anh Dậu nhưng chị Dậu van xin, chẳng những hắn không tha mà còn có hành động ác như thế nào?
(“ Tha này ! Tha này ! “ rồi : bịch vào ngực, tát vào mặt chị một cái đánh bốp)
?Qua các chi tiết trên, em có nhận xét gì về bản chất của tên cai lệ ? 
=> GV bình giảng: Cai lệ là công cụ đắc lực cho bọn thực dân, hắn là tên tay sai mạt hạn trong bộ máy thống trị đương thời nhưng lại mang ý nghĩa tiêu biểu, đại diện cho nhà nước & nhân danh phép nước để hành động. Tính cách hung bạo ở hắn được thể hiện một cách nhất qua từ hành động đến ngôn ngữ. Chỉ cần vài nét phác họa, nhân vật cai lệ đã mang tính điển hình rõ rệt.
? Nhân vật chính trong đoạn trích & trong tác phẩm là ai ?
*Ở đoạn trích ta thấy gia đình chị Dậu rơi vào tình thế hiểm nghèo, nhưng chính trong hoàn cảnh đó chị dậu nổi lên với phẩm chất thật cao đẹp .
?Qua chi tiết : chị rón rén bưng bát cháo đến cho chồng, van xin bọn cai lệ tha cho anh dậu : theo em chị là người phụ nữ có phẩm chất gì đáng quý ? 
* Đoạn trích này là diễn biến tâm lí của chị Dậu :
? Khi bọn cai lệ tiến vào, thái độ của chị ra sao ?
(“ cháu van ông “ ® Chị van xin, hạ mình vì biết gia đình mình mắc tội lớn ( thiếu sưu nhà nước )
? Lúc này chị có thái độ như thế nào ?
(Nhún nhường, nhẫn nhục chịu đựng vốn là bản chất của người nông dân, chị muốn khơi gợi lương tri của ông cai.)
_ Đọc lại từ “chị dậu xám mặt  mày xem “
? Tìm các từ xưng hô trong đoạn để thấy t.lý chị đã thay đổi ?
0 ông – cháu , tôi – ông , bà - mày 
 (vai dưới ngang hàng vai trên)
? Vì sao cuối cùng chị có hành động dám đánh lại bọn cường hào ?
0 Vì bị dồn vào bước đường cùng chị đã vùng lên chống trả quyết liệt
? Yếu tố nào đã tăng thêm sức mạnh cho chị khi đánh bọn chúng ?
0 - Lòng căm thù bọn tay sai tàn ác .
 - Nhưng nguyên nhân sâu xa là lòng thương chồng , muốn bảo vệ chồng
? Kết quả cuối cùng của trận đánh ra sao ? nó có ý nghĩa như thế nào ? 
0 Sức mạnh ghê gớm của chị , sự thảm hại của bọn tay sai _ vậy là tình thế đã bị đảo ngược ® Sắc thái hài hước : ấn dúi ra cửa , ngã chỏng quèo. 
? Qua đó em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu ?
? Chị đánh bọn chúng , anh dậu can ngăn, chị nói “ Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi tôi không chịu được “ cho thấy điều gì ? ( Chị không chịu sống cúi đầu để người khác hành hạ . )
 Thảo luận : 
? Em hiểu như thế nào về nhan đề “ Tức nước vỡ bờ “ ?
0 Đúc kết từ dân gian : tức nước ® vỡ bờ 
 Có áp bức ® có đấu tranh ; con đường sống của người dân bị áp bức chỉ có thể là con đường đ.tranh để tự giải phóng mình . 
? “Tắt đèn “ NTT đã xui người nông dân nổi dậy “. Em hiểu như thế nào về nhận định đó ?
0 - NTT lúc đó chưa giác ngộ cách mạng ® tác phẩm kết thúc còn bế tắc, chưa chỉ ra con đường đấu tranh .
 - Oâng cảm nhận được xu thế : tức nước ® vỡ bờ .
? Giá trị ngh.thuật của đoạn trích ?
0 - Khắc họa nhân vật rõ nét ( đặc biệt 2 nh.vật )
 - Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động
 - Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả + ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đặc sắc.
? Nội dung chính của đoạn trích ? 
 I. Đọc – tìm hiểu chú thích :
 1. Tác giả : (sgk- 31)
 Ngô Tất Tố (1893 – 1954) 
2. Tác phẩm :
 - Thể loại : tiểu thuyết .
 - Đoạn trích thuộc chương VIII của tiểu thuyết “Tắt Đèn “.
II. Đọc – tìm hiểu văn bản :
 1. Đọc :
2. Tìm hiểu văn bản : 
 a. Nhân vật cai lệ :
 -Tên tay sai
-Tàn bạo, không có tính người .
b. Hình ảnh chị Dậu : 
 - Yêu thương chồng hết mực
- Sống nhún nhường, hạ mình nhưng không yếu đuối.
- Có sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng .
 * Ghi nhớ (sgk- 33)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 : 
 Gv hướng dẫn hs luyện tập và củng cố kiến thức . 
- “Tắt đèn “ thuộc thể loại gì ?
- Vẻ đẹp của hình tượng chị Dậu qua đ.trích ?
* Gv cho hs đọc phân vai đoạn “chị Dậu xám mặt  mày xem”
 ( Lưu ý: phải thể hiện đúng giọng điệu )
- Thể lọai : tiểu thuyết
- Thương yêu chồng, sức sống phản kháng mạnh mẽ . 
 III. Luyện tập :
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài 
 - Chuẩn bị bài “ Lão Hạc “
 · Đọc trước văn bản , tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
 · Quan hệ giữa lão Hạc và cậu vàng ? 
 · Diễn biến tâm trạng lão Hạc khi bán chó ?
 IV. RÚT KINH NGHIỆM :
 Tuần : 3 NS:05/09/2008
 Tiết : 10 ND:1 /09/2008
 Tập làm văn : XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn &
 cách trình bày nội dung đoạn văn .
 2. Kĩ năng : 
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định .
 3. Tư tưởng :
 - GD hs tính độc lập sáng tạo khi vận dụng lí thuyết vào thực hành .
 II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, g.án, tltk, bảng phụ
 HS : sgk, vở bt, tập ghi, xem trước bài .
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, thảo luận, lựa chọn, kết hợp, quy nạp
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Oån định tổ chức :
 2. K.tra bài cũ :
- Bố cục văn bản gồm mấy phần ? Nhiệm vụ từng phần ?
 (8 đ)
+ Các đ.văn ở phần TB được sắp xếp ntn ?
 Gồm 3 phần : ( 3 đ )
- Mb : giới thiệu chủ đề 
- Tb : triển khai chủ đề
- Kb : tổng kết lại	( 5 đ )
+ Theo : không gian, thời gian, diễn biến sự 
 việc  ( 3đ )
 Ví dụ ( 5đ )
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Những năm học trước, các em đã học cách viết đoạn văn trong các kiểu văn bản tự sự miêu tả, nghị luận  Bài học hôm nay sẽ củng cố, khắc sâu kỹ năng trình bày một đoạn văn để làm sáng tỏ nội dung nhất định .
Hoạt động của GV&HS	Nội dung bài học
 Hoạt động 1 :
 Đọc phần vb / sgk-34 
? Văn bản trên gồm mấy ý ? Mỗi ý viết thành mấy đoạn văn ?
? Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn ?
0 Viết hoa lùi đầu dòng & dấu chấm xuống dòng .
 HS thảo luận :
? Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đ.văn & cho biết thế nào là đoạn văn ?
0 Đoạn văn là : 
 . Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản
 . H.thức : viết hoa lùi đầu dòng và chấm xuống dòng
 . N.dung : diễn đạt 1 ý hoàn chỉnh
 => Gv chốt ghi nhớ 1 .
 Hoạt động 2 : 
 * Đọc đoạn 1:
? Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đ.văn (từ ngữ chủ đề ) ?
 * Đọc đoạn 2 :
? Tìm câu nào chứa ý khái quát nhất của đoạn văn ấy ? 
? Tại sao em biết đó là câu chủ đề ?
0 Các câu khác trong đoạn đều tập trung làm rõ nó
? Vậy em có nhận xét gì về câu chủ đề ?
0 - N.dung : nó mang ý nghĩa khái quát cả đoạn
 - H.thức : ngắn gọn, thường đủ 2 phần
 - V.trí : đứng đầu hay cuối đoạn
? Từ nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề & câu chủ đề là gì ? chúng đóng vai trò gì trong vb ?
 => HS trả lời gv chốt ghi nhớ 2/ sgk- 36 
 Hoạt động 3 : 
 * Đọc v.dụ (b) trong phần 2/ 36
? Văn bản (I) và (b) : đoạn nào có câu chủ đề ? Đoạn nào không có câu 
 chủ đề ?
0 Đoạn 1: không có câu chủ đề
 Đoạn 2 và (b) : có câu chủ đề
? Câu chủ đề nằm ở v.trí nào ?
0 Đoạn 2 : đầu đoạn văn
 Đoạn b : cuối đoạn
? N.dung đ.văn đựoc triển khai (trình bày) theo trình tự nào ?
0 - Đoạn 1 : các câu bình đẳng với nhau 
 ® đoạn song hành (theo kiểu sh) .
 - Đoạn 2 : ý khái quát ® cụ thể hóa ý khái quát 
à ® đoạn diễn dịch .
 - Đoạn b : từ ý chi tiết, cụ thể ® rút ra kết luận 
 ® đoạn quy nạp
? Qua đó, em hãy cho biết trình bày n.dung đ.văn gồm những cách nào ?
 => Gvchốt ghi nhớ : 3/ sgk
 I. Thế nào là đoạn văn :
 - Vănbản gồm : 2 ý
 Mỗi ý viết thành 1 đoạn . 
 Ghi nhớ 1/ sgk-36
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn :
 1. Từ ngữ chủ đề & câu chủ đề của đoạn văn :
 - Đoạn 1: Ngô Tất Tố ( nhà văn, ông ) là từ ngữ chủ đề.
 - Đoạn 2 : câu chủ đề ( câu 1 )
 Ghi nhớ 2/ sgk- 36
 2. Cách trình bày nội dung v.bản :
 - Phép song hành
 - Phép diễn dịch
 - Phép quy nạp
 * Ghi nhớ 3/ sgk- 36
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 :
 Gv hướng dẫn hs luyện tập và củng cố k.thức .
- Thế nào là đoạn văn ?
- Nêu các cách trình bày n.dung trong một đ.văn ? 
 Chia nhóm, mỗi nhóm làm 1 bt 
BT 1: Vbản chia thành mấy ý ? Mỗi ý được diễn đạt thành mấy đoạn ? 
 BT 2 : Phân tích cách trình bày n.dung trong các đ.văn sau ?
 BT 3 : 
 Gợi ý : các cuộc kháng chiến phải theo trình tự hợp lí . 
 BT 4 : Hướng dẫn hs làm .
III. Luyện tập :
1/ 36 : 
 Gồm 2 ý 
 Mỗi ý viết thành 1 đoạn .
 2/ 36 :
 a. Đoạn d.dịch
 b. Đoạn song hành
 3/ 36 :
 a. Câu chủ đề ở đầu đoạn ( d.dịch )
 b. Câu chủ đề ở cuối
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài , làm bt : 4/ 36 ( Chọn một trong ba ý để viết thành đoạn văn , p.tích cách trình bày )
 - Xem lại lí thuyết + thực hành về vb t.sự , tiết sau làm bài viết số1 tại lớp .
 V. RÚT KINH NGHIỆM :
 Tuần : 3 NS :05/09/2008
 Tiết : 11- 12 ND :1 /09/2008
 Tập làm văn : BÀI VIẾT TLV- SỐ 1 ( Văn tự sự )
 __ Làm tại lớp __
 I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức :
 - Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm học ở lớp 7 .
 2. Kĩ năng :
 - Luyện tập viết đoạn văn và bài văn . 
 3. Tư tưởng : 
 - Giáo dục học sinh tính độc lập sáng tạo khi làm bài .
 II. CHUẨN BỊ :
 GV : đề bài, đáp án 
 HS : xem lại kiến thức cũ .
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, lựa chọn, tổng hợp
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ : (thông qua)
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV&HS	Nội dung bài học
 Hđộng 1 : Gv ghi đề lên bảng
 Hđộng 2 : Gv dự kiến đáp án
? Bố cục bài văn tự sự gồm mấy phần ?
? MB làm nhiệm vụ gì ?
? TB sẽ làm gì ?
? Sự việc đã xảy ra chưa ?
? Kỉ niệm nào giữa hai mẹ con là đáng nhớ ? ( lúc em còn nhỏ, khi em ốm ,  )
? Em đối với mẹ như thế nào ?
? KB làm nhiệm vụ gì ?
 * Đề bài : Mẹ hiền sống mãi trong lòng tôi .
 * Đáp án : 
 a. Mở bài : (1,5đ)
 Giới thiệu tình cảm của mình giành cho mẹ thân yêu .
 b. Thân bài : (6đ)
 - Kể lại những việc làm của mẹ giành cho gia đình,  (1,5đ)
 - Kể lại những việc làm, những k.niệm của mẹ đ/v em (3đ)
 Lúc em còn nhỏ 
 Lúc em bắt đầu đi học 
 Lúc em sai trái 
 Khi em đau ốm, vui buồn 
 - Tình cảm của em giành cho mẹ, làm gì để mẹ vui lòng (1đ)
 c. Kết bài : (1,5đ)
 Những suy nghĩ và tình cảm của em đối với người mẹ hiền
 ( mẹ là gương sáng ,  )
 * Lưu ý : 
- Xác định ngôi kể : thứ nhất , thứ ba 
- Xác định trình tự kể : theo thời gian , không gian , diễn biến 
 sự việc , tâm trạng  ( có thể k.hợp các cách kể bằng thủ
 pháp đồng hiện )
- Bố cục 3 phần , dự định phân đoạn ,
- Trình bày mạch lạc, sạch đẹp (1đ)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Yêu cầu hs xem lại bài trước khi nộp .
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Xem trước bài “ Liên kết các đoạn văn trong văn bản “
 . Các đoạn văn liên kết với nhau có tác dụng gì ?
 . Có những cách nào để liên kết đoạn văn ?
 V. RÚT KINH NGHIỆM : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc