Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 19

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 19

Tuần 19, tiết 73-74

I, Mục tiêu cần đạt

 1.Kiến thức: Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu : đặc câu thơ bảy chữ , biết ngắt nhịp 4/3 biết gieo vần

 2.Kĩ năng: Phân biệt với thơ năm chữ và thơ lục bát

 3.Thái độ:Hứng thú học Ngữ Văn

 - Tạo không khí mạnh dạn , sáng tạo vui vẻ.

II, Chuẩn bị

- Dự kiến khả năng tích hợp : Các vb đã học đặc biệt là những bài thơ 7 chữ .

- Sưu tầm một số bài thơ 7 chữ .

- Bảng phụ .

III, Tiến trình lên lớp

 1, ổn định tổ chức

 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19, tiết 73-74
Ngày soạn :
Ngày dạy :
I, Mục tiêu cần đạt 
 1.Kiến thức : Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu : đặc câu thơ bảy chữ , biết ngắt nhịp 4/3 biết gieo vần 
 2.Kĩ năng : Phân biệt với thơ năm chữ và thơ lục bát
 3.Thái độ:Hứng thú học Ngữ Văn
 - Tạo không khí mạnh dạn , sáng tạo vui vẻ.
II, Chuẩn bị 
Dự kiến khả năng tích hợp : Các vb đã học đặc biệt là những bài thơ 7 chữ .
Sưu tầm một số bài thơ 7 chữ .
Bảng phụ .
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs. 
 3, Bài mới :
(?) Muốn làm một bài thơ bảy chữ ( 4 câu hoặc 4 câu ) , chúng ta cần phải xác định những yếu tố nào ? 
Số tiếng và số dòng của 1 bài thơ 
Luận bằng trắc cho từng tiếng trong 1 bài thơ 
Phải xác định đối niêm giữa các dọng 
Xác định vần trong 1 bài thơ 
Cách ngắt nhịp 
 Gọi hs đọc bài thơ “ Chiều” 
(?) Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu kề nhau của bài thơ ? 
Số tiếng : 7 
Số dòng : 4
Nhịp thơ : 4/3 
Các tiếng giao vần : Câu 1,2,4 
Mối quan hệ bằng trắc của 2 câu kề nhau là đối 
HS đọc một số bài thơ do mình sưu tầm .
(?) về vị trí ngắt nhịp , gieo vần và quy luật bằng trắc ? 
 Gọi hs đọc bài thơ “ Tối” của Đoàn văn Cừ 
(?) Bài thơ bị chép sai . Hãy chỉ ra chỗ sai , nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng ? 
Sau “ ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy , dấu phẩy gây đọc sai nhịp 
Vốn là “ ánh xanh lè” chép thành “ xanh xanh” , chữ “ xanh” sai vần 
Gọi hs lên bảng sửa lại bài thơ 
 Nêu yêu cầu bài tập 1 
(?) Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn giấu đi 
(?) Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đâ cho trọn vẹn theo ý của mình ?
Gọi hs đọc bài thơ 4 câu 7 chữ đã làm ở nhà để cả lớp bình.
I, Bài học 
1, Nhận diện luật thơ 
- Câu thơ 7 chữ 
- Ngắt nhịp có thể là 4/3 hoặc ¾ nhưng phần nhiều là 4/3
- Vần có thể là trắc bằng , nhưng phần nhiều là bằng , vị trí gieo vần là tiếng cuối của cầu 2 và 4 , có khi cả tiếng cuối câu 1. 
- Luật bằng trắc : theo 2 mô hình 
a, B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T 
 B B T T T B B 
b, T T B B T T B 
 B B T T T B B 
 B B T T B B T 
 T T B B T T B 
 Tối 
Trong túp lều tranh cánh liếp che, 
Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè , 
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Như bước thời gian đếm quãng khuya. 
2, Tập làm thơ 
a, 
 Tôi thầy người ta có bảo rằng : 
 Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng !
 Đêm rằm cuội vén mây nhìn xuống 
 Để thế gian trông thấy chị Hằng. 
b,
 Vui sao ngày đã chuyễn sang hè , 
 Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve 
 Phất phơ trong lòng bao tiếng gọi
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quª.
4, Củng cố : 	GV-HD: HS đọc bài đọc thêm.
5, Dặn dò :
Học bài , tự làm một số bài thơ theo chủ đề tự chọn vào sổ tay của mình .
 *Một số bài tham khảo
 1) Áo Đỏ
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?
(Vũ Quần Phương)
 2) Trên Hồ Ba Bể
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh
 (Hoàng Trung Thông)
Tuần 19, tiết 75
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔN TẬP
(Vai trò và tác dụng của dấu câu
trong văn bản nghệ thuật)
I, Mục tiêu cần đạt 
* Qua bài học này, hs nắm được các kiến thức và các kĩ năng sau:
	Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể.
	Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
	Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
	Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể.
II, Chuẩn bị 
1. Học sinh:
	Tự học ở nhà: Làm bài tập ra phiếu học tập theo kế hoạch của gv.
	Đọc các tài liệu có liên quan đến các ví dụ, đoạn thơ, đoạn trích ở bài tập mà gv đã ra trong phiếu học tập.
2. Giáo viên: Soạn bài theo các bước hoạt động trên lớp, tổ chức các hoạt động nhóm có hiệu quả để các em nắm được vai trò và tác dụng của việc sử dụng dấu câu trong văn bản nghệ thuật cũng như trong các hoàn cảnh giao tiếp.
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn ịnh tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : 
 3, Bài mới:
	Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, để biểu đạt rõ ràng , mạch lạc điều muốn nói , ngoài việc dùng từ đặt câu chính xác, người nói cần phải biết ngừng nghỉ, lên xuống giọng phù hợp với nội dung cần biểu đạt. Trong vb viết, yêu cầu trên sẽ được thể hiện qua việc dùng dấu câu. Đặc biệt những dấu câu lại có vai trò không nhỏ khi diễn đạt ý nghĩa của các vb nghệ thuật. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu điều thú vị này qua bài học hôm nay.
A. Ôn tập về các loại dấu câu .
	Hãy liệt kê các loại dấu câu và chức năng của từng loại dấu câu theo mẫu?
	Mẫu:
STT
DẤU CÂU
CHỨC NĂNG
1
Dấu chấm
Kết thúc câu trần thuật
2
Dấu chấm hỏi
Kết thúc câu nghi vấn
3
Dấu chấm than
Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
4
Dấu phẩy
Phân cách các thành phần và các bộ phận của câu.
5
Dấu chấm lửng
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
- Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm. 
6
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê.
7
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Biểu thị sự liệt kê.
-Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
8
Dấu gạch nối
- Nối các tiếng trong 1 từ phiên âm.
9
Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần có chức năng chú thích
10
Dấu hai chấm
Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại.
11
Dấu ngoặc kép
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí,tập san dẫn trong câu văn.
Ngoài các tác dụng đã nêu, dấu câu còn được dùng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết.
Dấu gạch nối không phải là dấu câu, nó chỉ là qui định chính tả; Về hình thức, dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
Đây là những dấu câu vừa có tác dụng phân biệt ccác nội dung khác nhau trong câu văn, vừa là dấu hiệu về chính tả rất chặt chẽ. Vì vậy phải nhất thiết dùng cho đúng lúc, đúng chỗ.
B. Luyện tập.
Bài1: 
Trong những câu sau, câu nào đặt dấu câu đúng, câu nào đặt dấu câu chưa đúng? Hãy ghi chữ đúng( Đ),hoặc sai (S) vào ô trống.
£ Con đường nằm ở giữa hàng cây, toả rợp bóng mát.
£ Con đường nằm giữa hàng cây toả rợp bóng mát.
£ Động Phong Nha gồm: Động khô và Động nước.
£ Động Phong Nha gồm ( Động khô và động nước).
£ Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
£ Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
£ Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?
£ Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?
£ Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá!
£ Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá.
Bài 2: 
 Cho đoạn văn sau:
	Mấy hôm nọ trời mưa lớn trên những ao hồ ao quanh bãi trước mặt nước dân trắng mênh mông nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược thế là bao nhiêu cò sếu vạc cốc sâm cầm vịt trời bồ nông mồng két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm có khi chỉ vì tranh một mồi tép có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mo ûchẳng được miếng nào.
a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b/ Một bạn đã viết đoạn văn lại vào vở nhưng quên mất dấu câu. Em hãy giúp bạn điền dấu câu cho phù hợp vào đoạn văn.
Bài 3: Điền dấu câu cho phù hợp ở mỗi ngữ cảnh sau: 
a/ £ ï Lính đâu £ sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy£ không còn phép tắc gì nữa à£
 £ Dạ £ ïïïï bẩm £ ï
 £ ï Đuổi cổ nó ra £ ï
b/ Dưới ánh trăng này£ ïdòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện £ ï ở giữa biển rộng£ ï cờ đỏ sao vàng phấp phới bay lên trên những con tàu lớn £ ï
Bài 4: Hoàng không biết chấm câu. Bạn đã viết đoạn văn như sau: ( Gv dùng bảng phụ)
	“ Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.”
	Em hãy giúp bạn sửa lại cho đúng. 
Bài 5: Nêu ý nghĩa tác dụng của dấu câu được sử dụng trong các ví dụ sau: ( gọi hs đứng tại chỗ sửa từng câu, có nhận xét bổ sung).
a/ Lượm ơi
Còn không?
(Tố Hữu)
b/ Một canh hai canh lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Hồ Chí Minh)
c/ Chà ! Chà ! Béo ơi là béo ! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói câu sáo rằng: “Nhờ bóng quan lớn” là tưởng ngay nó nói xỏ ông
(Nguyễn Công Hoan)
d/ Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế. Xin ông trông lại! 
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
	- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Hình như tức quá không thể chịu đựng được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
	- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được (Ngô Tất Tố)
4, Củng cố:
5, Dặn dò:
Tuần 19, tiết 76
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs :
Củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp , trắc nghiệm, tù luËn. 
HS tự đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn của GV. 
II, Chuẩn bị 
Chấm kĩ , chính xác theo đáp án và biểu điểm đã được thèng nhÊt cùng với đề bài.
HS tự đọc kĩ và tự sửa chữa bài làm của mình theo đáp án và hướng dẫn của Gv. 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức 
 2,Kiểm tra bài cũ : 
 3, Bài mới :
 GV phát bài cho hs 
4, Củng cố :Ihu bái, nhắc lại bố cục của một bài văn 
5, HDHT : Về nhà làm lại bài 
 Soạn bài HK 2 “ Nhớ rừng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan19.doc