Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 14

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 14

Tiết 53: Dấu ngoặc kép.

A, Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- HS hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.

2.Kĩ năng:

- Biết sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.

3.Thái độ:

- Có ý thức sử dụng dấu ngoặc kép đúng quy định.

 B, Đồ dùng dạy học:

- GV: giáo án, SBT,bảng phụ.

- HS: chuẩn bị SGK.

C, Phương pháp:

Thảo luận ,gợi mở.

D,Tổ chức giờ học:

1, ổn định tổ chức: /32 (1p)

2, Kiểm tra đầu giờ: (3p)

Nêu công dụng của dấu hai chấm. Và dấu ngoặc đơn?

- Dấu hai chấm. Dùng để đánh dấu phần giải thích, báo trước lời đối thoại, lời dẫn trực tiếp. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS:14/11/09
NG: 16/11/09
Tiết 53: Dấu ngoặc kép.
A, Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- HS hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
2.Kĩ năng:
- Biết sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng dấu ngoặc kép đúng quy định.
 B, Đồ dùng dạy học:
- GV: giáo án, SBT,bảng phụ.
- HS: chuẩn bị SGK.
C, Phương pháp:
Thảo luận ,gợi mở.
D,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức: /32 (1p) 
2, Kiểm tra đầu giờ: (3p)
Nêu công dụng của dấu hai chấm. Và dấu ngoặc đơn?
- Dấu hai chấm. Dùng để đánh dấu phần giải thích, báo trước lời đối thoại, lời dẫn trực tiếp. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích.
 3, Bài mới:
Khởi động.
Mục tiêu Liên hệ kiến thức cũ với kiến thức mới.
Thời gian:2p
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
Bên cạnh dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, trong khi viết chúng ta còn sử dụng dấu ngoặc kép. Vậy dấu ngoặc kép có công dụng gì? Ta sử dụng dấu này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu :Hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
Thời gian:21p
Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
Cách tiến hành:
Bước 1: Phân tích ngữ liệu.
GV: Treo bảng phụ.
HS; đọc ví dụ lên bảng phụ.
Dấu ngoặc kép trong những ví dụ trên dùng để làm gì?
Bước 2: Rút ra nhận xét
Qua các ví dụ trên, em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc kép?
Tìm mỗi công dụng một ví dụ?
- Bác Hồ có một câu nói bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
- “Tắt đèn” là một tiểu thuyết có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật.
Bước 3: Rút ra ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ – 2em.
GV: chốt kiến thức
I, Công dụng của dấu ngoặc kép
1, Phân tích ngữ liệu.
a, Thánh Găng-đi có một phương châm: “ chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó càng khó hơn”.
b, Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn.
c,  Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân.
d, Hàng loạt vở kịch như :Tay người đàn bà”, “Bên kia sông Đuống”, “Giác ngộ” ra đời.
2, Nhận xét.
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( một câu nói của Găng- đi).
b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt được hình thành trên cơ sở ẩn dụ.
c. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.d, Đánh dấu tên các vở kịch.
3, Ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: 
Thời gian:15p
Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
Cách tiến hành:
Đọc bài 1 nêu yêu cầu bài tập.
Học sinh làm bài. Gọi 2 em nêu kết quả.
HS nhận xét.
GV sủa chữa.
Đọc bài tập 2, nêu yêu cầu .
Học sinh làm bài.
Gọi 2 em lên bảng giải.
HS nhận xét.
Giáo viên sửa chữa, bổ sung.
Đọc bài 3 (143), nêu yêu cầu.
Học sinh làm bài. Gọi một vài em nêu kết quả.
Nhận xét.
Giáo viên sủă chữa, bổ sung.
Đọc bài tâp 3 (143).
Học sinh làm bài, thảo luận bàn 5 phút.
Gọi vài nhóm nêu kết quả.
HS nhận xét.
GV kết luận.
II, Luyện tập.
1, Bài 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
a. Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là câu nói mà lão Hạc tưởng như cậu Vàng nói với lão.
b. Đánh dấu từ ngữ mỉa mai.
c. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
d. Đánh dấu từ ngữ mỉa mai.
e. Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.
Bài 2 (143). Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp.
a. Biển vừa treo lên, có người đi qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển “cá tươi”.
Nhà hàng nghe nói bỏ ngay chữ “tươi” đi.
b. Nó nhập tâm lời dậy của chú Tiến Lê: “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất đối với cháu”.
c. bảo hắn: “Đây là cái vườn ông cụ thân sinh  bán đi một sào”.
3, Bài 3: Hai câu có nội dung như nhau mà lại dùng hai câu khác nhau?
a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
b. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói không được dẫn nguyên văn ( dẫn gián tiếp).
4, Bài 4: Văn bản “Trong lòng mẹ” :
- Tôi nói “nghe đâu” -> dẫn lại lời ở câu trên.
- Cười hỏi: -> báo trước lời đối thoại.
- Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:  -> báo trước lời đối thoại.
- Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại -> đánh dấu phần giải thích.
Kết luận: Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà.(3p)
Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?
Học bài, làm bài tập 4.
Chuẩn bị: Luyện nói văn thuyết minh. Lập dàn ý cho đề: Thyết minh cái phích nước. Tập nói trước ở nhà theo từng phần.
Tham khảo các bài văn thuyết minh.
..
NS:16/11/09
NG:18/11/09 
Tiết 51-52: Viết bài số 3- Văn thuyết minh.
A, Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- HS tập dượt làm bài văn thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về kiểu bài này.
2.Kĩ năng:
- HS có kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một đồ dùng.
3.Thái độ:
- Có ý thức quan sát, tích luỹ tri thức để viết bài thuyết minh.
B, Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: giáo án, đề bài
- Học sinh: vở viết.
 C, Phương pháp:
Quan sát
D,Tổ chức giờ học:
1. ổn định tổ chức: /32. 
2, Kiểm tra đầu giờ:
 Sự chuẩn bị vở viết.
3, Bài mới:
* Khởi động:
Mục tiêu:Nhấn mạnh vai trò của giờ viết bài.
Thời gian: 2 tiết
Đồ dùng dạy học: giấy kiểm tra.
Cách tiến hành:
Giáo viên ghi đề lên bảng.
I, Đề bài: Thuyết minh về cái phích.
Học sinh chép đề, làm bài.
II, Học sinh chép đề, làm bài.
Thu bài, chấm chữa.
III, Thu bài, chấm chữa.
* Đáp án, thang điểm.
1, Mở bài: 2 điểm.
Giới thiệu về phích nước: là đồ dùng có trong mỗi gia đình, dùng để giữ nước nóng.
2, Thân bài: 6 điểm.
Thuyết minh về cấu tạo của chiếc phích nước.
+ Những bộ phận cấu tạo phích.
+ Cấu tạo ruột phích: gồm hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc. Miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
+ Vỏ phích: hình dáng, màu sắc, chất liệu, tác dụng đối với ruột phích.
+ Quai xách: cấu tạo, tác dụng.
- Cách bảo quản phích nước để tránh vỡ, tránh gây tai nạn.
3, Kết bài: Bày tỏ thái độ của mình đối với chiếc phích nước.
* Yêu cầu: 
- Bài thuyết minh phải làm nổi bật đặc điểm và công dụng của phích nước.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, khúc triết.
- Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp.
- Ngôn từ chính xác, dễ hiểu, chữ viết sạch đẹp đúng chính tả.
Kết luận : Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà
 Học bài, ôn kĩ lý thuyết văn thuyết minh. Tìm đọc các bài văn thuyết minh.
Chuẩn bị: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông. Đọc kĩ, trả lời câu hỏi.
: 21/9/2009
G: 23/9/2009
Tiết 8 : Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng.
A, Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách kàm bài văn thuyết minh đã học.
- Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, mạnh dạn phát biểu ý kiến.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nói trước tập thể đông người phải bình tĩnh, nói có trình tự, mạch lạc, rõ ràng.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tìm hiểu, quan sát các vật dụng trong đời sống.
B, Đồ dùng:
- Giáo viên: giáo án, bài mẫu.
- Học sinh: làm dàn bài văn thuyết minh về cái phích.
 C, Phương pháp:
Thảo luận nhóm.
D. Tổ chức giờ học:
1. ổn định tổ chức: 1ph
2, Kiểm tra: 2ph
Đề văn thuyết minh có nhiệm vụ gì? Để làm bài văn thuyết minh ta cần làm gì? Bố cục bài văn thuyết minh như thế nào?
- Đề văn thuyết minh nêu đối tượng thuyết minh.
- Để làm bài thuyết minh cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức, sủ dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
- Bố cục: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
3, Bài mới: 
Khởi động. 2ph
Trong cuộc sống ta thường xuyên phải thuyết minh về đồ dùng. Để giúp các em có kĩ năng thuyết minh, chúng ta cùng học bài hôm nay.
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới. 18ph
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
Xác định thể loại và đối tượng thuyết minh?
Mở bài em cần làm gì?
Phần thân bài em làm gì?
Lưu ý: cần lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp, có thể chọn phương pháp phân tích, phân loại và liệt kê.
Kết bài nêu điều gì?
I, Đề bài. Thuyết minh về cái phích nước.
1, Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Thuyết minh về một đồ dùng.
- Đối tượng: phích nước.
2, Lập dàn bài:
a. Mở bài: Phích nước là đồ ding thường có trong mỗi gia đình, ding để giữ nước nóng.
b. Thân bài: Thuyết minh về cấu tạo của phích nước.
- Do những bộ phận nào tạo thành?
- Ruột phích có cấu tạo như thế nào?
+ gồm hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc, miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
- Vỏ phích làm bằng gì? Tác dụng?
- Bảo quản, sử dụng phích như thế nào?
3, Kết bài:
Bày tỏ thái độ của mình đối với phích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. 20ph
Mỗi tổ 5-6 em trình bày bài chuẩn bị.
HS khá giỏi nói trước, học sinh yếu kém nói sau.
Các HS khác nhận xét rư thế, tác phong, nội dung, diễn đạt của bạn.
GV gọi 5-8 em nói trước lớp.
Hs và GV sửa chữa các mặt: tư thế, tác phong, nội dung, diễn đạt.
II, Luyện nói trong tổ, nhóm.
- Giáo viên chia nhóm theo tổ.
- Dưới sự điều khiển của tổ trưởng, lần lượt các tổ viên nói.
III, Luyện nói trước lớp.
- Từ 5- 8 em nói trước lớp.
- Yêu cầu: Nói to, rõ ràng để mọi người cùng nghe được , tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn thẳng vào mọi người.
Kết luận: Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà: 2ph
Khi nói trước đông người, ta cần chú ý điều gì?
- Bình tĩnh, tự tin, nói to, rõ ràng, có ngữ điệu.
- Trước và sau khi nói phải có lời cảm ơn.
- Tập nói theo dàn ý trên. Đọc một số bài văn thuyết minh.
- Chuẩn bị: Viết bài 2 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan14.doc