Tiết 65: ÔNG ĐỒ
-Vũ Đình Liên-
Ơ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy đọc niềm cảm hứng thương cảm và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xua gắn liền với 1 nét văn hoá cổ truyền.
- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- Rèn KN đọc diễn cảm thơ ngụ ngôn, thể hiện phân tích hiệu quả của biện pháp đối lập, tương phản, câu hỏi tu từ trong bài thơ.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc thể hiện về nhà thơ Vũ Đình Liên
Soạn bài + Vẽ phóng to bức tranh minh hoạ “ Ông Đồ” SGk trang 8
- H/s : Đọc kỹ, trả lời phần thể hiện bài.
Sưu tầm: Nghiên mực, bút lông, mực tài vễ trang theo Sgk.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
- Tổ chức :
- Kiểm tra bài cũ :
+ Đọc thuộc lòng bài thư “ Nhớ rừng”. Phân tích đoanh thơ hay nhất trong bài
+ Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- Giới thiệu bài : Treo bức tranh “ Ông đồ” được phóng to : Ông đồ là ai ? Đang làm gì ? GT ngắn gọn về T/g, T/p.
Soạn :.. Giảng:. Tiết 65: Ông Đồ -Vũ Đình Liên- ơ A. Mục tiêu cần đạt: - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy đọc niềm cảm hứng thương cảm và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xua gắn liền với 1 nét văn hoá cổ truyền. - Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. - Rèn KN đọc diễn cảm thơ ngụ ngôn, thể hiện phân tích hiệu quả của biện pháp đối lập, tương phản, câu hỏi tu từ trong bài thơ. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Đọc thể hiện về nhà thơ Vũ Đình Liên Soạn bài + Vẽ phóng to bức tranh minh hoạ “ Ông Đồ” SGk trang 8 - H/s : Đọc kỹ, trả lời phần thể hiện bài. Sưu tầm: Nghiên mực, bút lông, mực tài vễ trang theo Sgk. C. Tiến trình dạy và học: Hoạt động 1: Khởi động. - Tổ chức : - Kiểm tra bài cũ : + Đọc thuộc lòng bài thư “ Nhớ rừng”. Phân tích đoanh thơ hay nhất trong bài + Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. - Giới thiệu bài : Treo bức tranh “ Ông đồ” được phóng to : Ông đồ là ai ? Đang làm gì ? GT ngắn gọn về T/g, T/p’. [ * Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - GV nêu y/c đọc -> đọc mẫu 1 đoạn I. Tiếp xúc văn bản: - Gọi H/s đọc bài thơ ? 1. Đọc bài thơ : - Đọc CT sao Sgk T9 - Giọng chậm, ngắt nhịp 3/2 – 2/3, buồn. 2. Tìm hiểu chú thích : + Tác giả : V.Đ Liên (1913 – 1996) - Tham gia phong trào thơ mới ngay từ ngày đầu - Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ VĐ.L? - Hai nguồn thi cảm chính: Lòng thương người và niềm hoài cổ. - Đọc và tìm hiểu các chú thích sgk trang 9 + Tác phẩm: “ ông Đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm, được đăng báo “ Tinh Hoa” tuyển bào “ Thi nhân Việt Nam” 3. Bố cục: 3 phần - Bài thơ có 5 khổ thơ, diễn đạt 3 ý lớn, đó là những ý nào? - Khổ 1, 2: Hình ảnh ông Đồ thời xưa - Khổ thơ 3,4: Hình ảnh ông Đồ thời nay - Khổ thơ 5: Nỗi lòng tác giả ông Đồ. II. Phân tích văn bản: 1. Hình ảnh ông đồ thời đắc ý: - Đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu? - Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông Đồ già - Mực tàu giấy đỏ - Hình ảnh ông Đồ được gắn với thời diểm nảo? ông viết chữ để bán được nhà thơ tái hiện như thế nào? - Hình ảnh ‘ Hoa đào” có ý nghĩa gì? - Hoa đào: Tín hiệu mùa xuân, tết đến - Ông Đồ xuất hiện giữa mùa vui, hạnh phúc - Hình ảnh ông đồ thân quen – 1 nét đẹp văn hoá cổ truyền không thể thiếu trong mỗi dịp tết -> viết chữ câu đối đỏ cho mỗi gia đình => đắt hàng. - Theo dõi khổ 2 cho biết ý chính của khổ thơ này? - Ông đồ viết chữ: Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay - Hình dung của 2 em về về nét chữ, tài năng của ông đồ qua hình ảnh so sánh này? => Nét chữ có vẻ đẹp phóng thoáng, bay bổng, sinh dộng, cao quý (tài viết chữ đẹp) - Nét chữ ấy tạo cho ông đồ 1 địa vị như thế nào trong con mắt người đời. - Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài - Qua 2 khổ thơ đầu ta thấy ông đồ từng được hưởng cuộc sống như thế nào? => Người đời quý trọng, mến mộ tài năng của ông. - T/c, CX của tác giả như thế nào? TL: Hình ảnh ông Đồ với niềm vui , hạnh phúc thời đắc ý t/c tác giả yêu mến, quý trọng, gắn bó với nếp sống văn hoá dân tộc, mến mộ chữ nho, nhà nho. 2. Hình ảnh ông Đồ thời tàn: - Đọc diễn cảm 2 khổ 3,4 và so sánh với 2 khổ thơ đầu? - Vẫn nổi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố ngày tết. - Để diễn tả nỗi buồn của ông đồ tác giả viết như thế nào? Tại sao là “ Nghiên, mực”? - Tất cả đã khác xưa: Người thuê viết vắng dần, mọi người như hối hả, tất bật mà không biết, không thấy ông, cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương Biện pháp NT được sử dụng trong đoạn thơ là gì? ý nghĩa tác dụng ? (Hình ảnh đối lập) Lời thơ bình dị, cách chọn chữ tài tình, khắc sâu vào lòng người nỗi chua xót, đắng cay. - Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu. => Ông ngồi đấy nhưng cũng chẳng cần đến bút, chạm đến giấy – Nỗi cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng -> nhân vật Vô tri được nhân hoá mang tâm sự của con người. - Ông vẫn ngồi đây, lặng lẽ nhg trong lòng là 1 bi kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn, 2 câu tiếp diễn tả điều gì> Phương thức diễn đạt? (NT : Miêu tả -> biểu cảm. Ngoại cảnh là tâm cảnh => Tả cảnh ngụ tình) - Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay -> Tả cảnh nhg để diễn tả nỗi lòng con người. + Cảnh tượng thê lương, tiều tuỵ của thời tàn + Buồn thương cho ông đồ, cho lớp người đã trở nên lỗi thời “ di tích của thời tàn” + Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay tàn tạ rơi vào quên lãng 3. Nỗi lòng của tác giả dành cho ông Đồ: - Đọc khổ cuối, còn gì giống và khác nhau so với khổ thơ đầu? - Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng có tác dụng gì? - Đều xuất hiện hoa đào nở. Khổ thơ 1: ông đồ xất hiện như lệ thường. Khổ thơ 2: không còn hình ảnh ông đồ xưa. => Nổi bật chủ đề: Hoài cổ, cảm thương. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? - 2 câu cuối có ý nghĩa như thế nào? (Hồn : Tâm hồn, tài hoa ngwoif muôn năm cũ: Những nhà nho xưa) => Là lời tư vấn, là nỗi niềm thương tiếc của tác giả trước việc vắng bóng “ Ông đồ xưa” -> Bâng khuâng, xót xa “ Những người muôn năm cũ” không bao giờ còn thấy nữa – câu hỏi không có trả lời gieo vào lòng người đọc sự cảm thông, tiếc nuối. III. Tổng kết – Ghi nhớ: - Nêu khái quát giá trị ND – NT? SGK trang 10 (HS đọc và học thuộc) Hoạt động 3: Luyện tập Đọc diễn cảm bài thơ Hoạt động 4: Củng cố –- Giáo viên hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản cần nắm vững. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng bài thơ. - Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ. - Soạn bài: Tiết 66; Hai chữ nước nhà A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Qua việc mượn đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ song thất lục bát rất thích hợp tạo dựng không khí, tâm trạng giọng thơ thng thiết -> cảm nhận được ND trữ tình yêu nước trong đoạn trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước. - Rèn KN đọc, phân tích thơ song thất LB, so sánh các VB đã học. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Đọc tài liệu về một số tập thơ của A Nam tr. t. Khải Soạn bài + ảnh chân dung nhà thơ và tập thơ. - H/s : Đọc và tìm hiểu theo SGK trang 159, 160. C. Tiến trình dạy và học: Hoạt động 1: Khởi động. - Tổ chức : - Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội”? Phân tích hoạt động và nụ cười của Tản Đà? tâm trạng tác giả? - Giới thiệu bài: Tr.t. k nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ XX mượn câu chuyện lịch sử -> giãi bày tâm sự yêu nước. * Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản I. Tiếp xúc văn bản 1. Đọc bài thơ: - Giáo viên yêu cầu đọc- đọc mẫu. - Rõ ràng, diễn cảm chú ý nhịp thơ, vần - Gọi 2 học sinh đọc bài -> nhận xét 2. Tìm hiểu chú thích: - Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm? + Tác giả: Trần Tuần Khải (1895 – 1983) Bút hiệu á Nam - Cho học sinh xem ảnh chândung tác giả? - Là 1 hồn thơ yêu nước thường mượn đề tài lịch sử, những biểu tượng NT để khí thác tâm sự yêu nước và khích lệ đồng bào. - Thể hiện các chú thích : 1,3,5,7,8,9,12 + Tác phẩm: “ Hai chữ nước nhà” là bài thơ đầu tiên trong tập “ Bút quan hoài” 1924 Bài thơ dài 101 câu, đ/tr chỉ có 36 câu. 3. Thể thơ bố cục: - Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? Gống tác phẩm nào mà em đã học? (chinh phụ ngâm khúc) - Thể thơ song thất lục bát -. phù hợp với việc diễn tả tâm sự, nội tâm. - Nêu bố cục bài thơ? - Bố cục: 3 phần + 8 câu đầu: tâm trạng người cha khi phải từ biệt con. + 20 câu tiếp: Hiện tình đất nước và nỗi lòng người ra đi +8 câu kết: Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai. II. Phân tích văn bản: 1. Nhan đề: - Nhan đề bài thơ cho biết nội dung chính là gì? - Tại sao tác giả lại đặt nhan đề như vậy? - Tác giả bộc lộ tình cảm yêu nước như thế nào? (mượn đề tài lịch sử kín đáo thể hiện tâm sự yêu nước) - Mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa nước và nhà, tổ quốc và gia đình -> Nước q/tr hơn nhà, khi cần có thế hy sinh tình nhà, tình riêng cho việc chung, nghĩa nước. - Đấu tranh: là lời trăng trối của người cha, ng. P. Khanh với Nguyễn Trãi trước giờ ly biệt. 2. 8 câu thơ đầu: - Cảm xúc bao trùm cả đoạn thơ là gì? Tâm trạng của người cha Ng. Phi Khanh với con trai Nguyễn Trãi. - Em hãy đọc 8 câu thơ đầu và cho biết ND? + Bối cảnh không gian biên giới: Chim kêu: - Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả như thế nào? - Dựa vào chú thích trong sgk cho biết điều gì trong cuộc ra đi của người cha? Nơi tận cùng, ẩm đạm, heo hút Tâm trạng buồn bã, đau đớn Dùng từ ngữ ước lệ tạo không khí của thời NPK 1407 mà còn là KK nước An Nam những năm 20 TK XX mất nước, nô lệ. (Cuộc ra đi không có ngày trở lại , đây là điểm cuối cùng để chia biệt vĩnh viễn với TQ, quê hương -> tâm trạng bao phủ lên cả c/vật 1 màu tang tóc, thê lương. ’ + Hạt máu nóng cha khuyên => Tâm trạng ngổn ngang nỗi niềm, buồn bã, yêu thương, uất hận. - Trong bối cảnh đau thương ấy, tam trạng người cha ra sao? - Con muốn theo cha săn sóc cho tròn đạo hiếu - Cha dằn lòng khuyên con trở lại tích nước, trả thù nhà. - Những cụm từ: Hạt máu nóng, hồn nước tầm tã châu rời là cách nói gì? Nó có tác dụng ? có phù hợp với văn cảnh không? - Sử dụng cách nói ước lệ quen thuộc của thơ văn trữ tình trọng đại, phù hợp với văn cảnh và gợi kinh tế nghiêm trang, thiêng liêng -> người nghe xúc động khắc cốt, ghi xương. - Giáo viên khái quát bằng hệ thống cau hỏi. - Hoàn chỉnh bài soạn + học thuộc lòng - Đọc diễn cảm đoạn 2 - Mạch thơ của đoạn này được phát 3- Hai câu tiếp theo: Tình hình hiện tại của đất nước triển như thế nào ? Mạch ý thơ được phát triển như sau : - Người cha nhắc đến LSDT với những lời khuyên nào? + 4 câu : Giống Hồng Lạc kém gì => tự hào về dòng giống cao quý, lịch sử lâu đời, người anh hùng dt. + 8 câu tiếp : Tham vận nước còn thương đâu! => Hiện tình đất nước dưới ách đô hộ của giặc minh. + 8 câu tiếp : Thảm vong quốc đàn sau đó mà. => Tâm trạng của người cha: Vò xé, đau đớn, bất lực vì thất bại, vì bị bắt đầm đìa trong mỗi chữ, mỗi dòng thơ. - Những hình ảnh: 4 phương pháp lửa khói, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con tính chất gì? + Các hình ảnh: Bốn phương lử khói bỏ vợ lìa con Những hình ảnh mang tính chất ước lệ – tượng trưng. - Những hình ảnh đó gợi cho người đọ liên tưởng tới hình ảnh nào? Cảnh nước mất nhà tan, bị huỷ hoại tàn phá -> gợi bao nỗi đau, nỗi nhục mất nước. Tác giả không phải để nói về th/đại đã qua mà muốn liên tưởng hiện tượng mất nước hiện thời. Tâm trạng: Xé tâm can (đau đớn) - Tâm trạng của người cha trước lúc qua biên giới, nghĩ về hiện tình đất nước được miêu tả như thế nào? Đó còn là tâm trạng của ai? trong hoàn cảnh nào? Ngậm ngùi khóc than Thương tâm, xây khối uất, Vật cơn sầu, cày nói càng đau Hình ảnh ước lệ – tượng trưng, câu cảm, câu hỏi tu từ, NT nhân hoá , so sánh những vần thơ rơi lệ, có lời than, có tiếng nức nở -> Lời cha dặn con cũng là nời non nước. Cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất, sông núi Đại việt. => Giọng thơ lâm ly thống thiết xen phần uất căm hờn 4. 8 câu cuối: Lời trao gửi cuối cùng - Đọc 8 câu cuối, Những lời thơ nào diễn tả tình cảm thực của người cha? - Người cha đã dặn con những lời cuối cùng như thê nào? + Tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, chịu bó tay => Thế bất lực của mình - Hun đúc, khích lệ con làm tiếp điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà, người cha hoàn toàn tin tưởng, trông cậy vào con trai sẽ thay mình rửa nhục cho nước, cho nhà. ( NGuyễn Trãi đành lạy chào cha, rồi chở về Nam theo Lê Lợi ở Lam Sơn mưu đồ kế sách Bình Ngô) - Đó là nhiện vụ vô cùng trọng đại, khó khăn thiêng liêng: Giang sơn gánh vác sau này cậy con -> NPK là người anh hùng hào kiệt, hoàn toàn không nghĩ đến mình, một lòng 1 dạ vì dân vì nước. III. Tổng kết – Ghi nhớ: SGK trang 163 - Nêu giá trị đặc sắc về ND và nghệ thuật đoạn trích? - NT: Thể thơ STLB, từ ngữ hình ảnh chọn lọc, nhân hoá, so sánh, ước lệ tượng trưng. - HS đọc ghi nhớ SGK trang 163 - ND: Nỗi đau mất nước, căm thù giặc - Khích lệ lòng yêu nước, khát vọng độc lập dân tộc Hoạt động 3: Luyện tập - tại sao tác giả lại đặt vấn đề bài thơ “ Hai chữ nước nhà” - Đọc thêm: Chiêu hồn nước. Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà - Giáo viên hệ thống, khái quát cơ bản cần nắm vững qua 2 tiết - Học thộc lòng bài thơ, tập phân tích nội dung nghệ thuật. - Ôn tập: Văn học, tiếng việt, TLV => Làm bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I - Sưu tầm, tập làm thơ 7 chữ Soạn :.. Giảng:. Tiết 67: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt: - Ôntập lại những kiến thức đã học - Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả bài làm - Hướng khắc phục những lỗi còn mắc B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chấm bài + soạn bài - H/s : C. Tiến trình dạy và học: Hoạt động 1: Khởi động. - Tổ chức : - Kiểm tra bài cũ : - Giới thiệu bài: [* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản I. Nhận xét chung: - Đại bộ phận nắm vững kiến thức đã học về Tiếng Việt. - Kĩ năng vận dụnglý thuyết vào thực hành tương đối tốt. + Viết đoạn văn: ND khá sinh động, sử dụng đúng các dấu câu đã học + Phân tích ngữ pháp: đúng, chính xác -> Nắm vững về câu ghép. + Nắm vững các trường từ vựng có trong đoạn văn loát: Tồn tại: Một số em rất lười học, chưa nắm vững về dấu câu, câu ghép, trường từ vựng. Hành văn lan man, lủng củng II. Nhận xét đánh giá 1 số bài cụ thể: - Giáo viên giới thiệu cho học sinh nhận xét, đánh giá 1 số bài đạt điểm cao và một số bài điểm thấp. - Nguyên nhân bài làm chưa tốt: + Lười học lý thuyết + Không tự luyện làm bài tập + Phân tích ngữ pháp: Chưa hiểu rõ bản chất Hoạt động 3: Sửa lỗi Hoạt động 4: Củng cố – - Giáo viên khái quát bài hướng dẫn về nhà: - HS trao đổi bài cho nhau để cùng sửa chữa các lỗi -> Rút kinh nghiệm. - Giáo viên khái quát, hệ thống hoá 1 số kiến thức cơ bản về tiếng việt đã học. - HS ôn tập kỹ các kiến thức tiếng việt học kỳ I. - Xem lại các bài tập tổng hợp trong tiết ôn tập cuối học kỳ I. Soạn :.. Giảng:. Tiết 68+69 : Kiểm tra Tổng hợp học kì ( Theo đề chung của phòng Giáo dục) A. Mục tiêu cần đạt: - Nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp kiến thức và kĩ năng ở cả 3 phân môn: Tiếng Việt, Văn Học, TLV trong 1 bài kiểm tra tổng hợp. - Năng lực vận dụng phương thức thuyết minh hoặc phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong 1 bài tự luận tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong 1 bài tự luận. - Rèn các kỹ năng phân tích, vcảm thụ văn học Đề bài ( chờ đề của PGD) Soạn :.. Giảng:. Tiết 70: Hoạt động ngữ văn Làm thơ 7 chữ A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt được câu thơ 7 chữ, ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần. - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ. - Tích hợp với các kiến thức đã học trong chương trình. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài + tìm hiểu về thể thơ 7 chữ - H/s : Tìm hiểu các bài thơ 7 chữ đã học trong chương trình C. Tiến trình dạy và học: Hoạt động 1: Khởi động. - Tổ chức : - Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng cuội”, Hai chữ nước nhà”. - Giới thiệu bài: [* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1. Nhận diện Luật thơ: - Đọc TL bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. - “ Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương. Thân em vừa trắng lại vừa tròn BB BTT BB Bảy nổi ba chìm với nước non TT BBT TB Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn TT TBB TT Mà em vẫn giữ tấm lòng son BB TTT BB - Hãy xác định số tiếng, số dòng, luật B – T, vần, nhịp của bài thơ? - 28 tiếng, 4 dòng, 7 chữ -> thất ngôn tứ tuyệt - Luật bằng – trắc: Như trên Câu 1,2: B – T đối nhau: Đối Câu 2,3: B – T giống nhau: Niêm Câu 3,4: B – T đối nhau: Đối - Các cặp niêm: nổi – nát, chìm – dầu, nước – kẻ. - Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 - Vần: Chân – bằng ở các câu 1,2,4 (tiếng 7) 2. Luyện tập: a. Đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần, mối quan hệ B – T của 2 câu thơ sau: Chiều Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về BB BT TBB Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe TT BBT TB Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót TTB BB TT Vòm trời trong vắt ánh pha lê BBB TT BB b. Chỉ ra chỗ sai luật trong bài thơ “ Tối” - Đọc bài thơ “ Tối” trong sách giáo khoa trang 166? của Đoàn Văn Cừ -> lí do sai và sửa lại cho đúng. - Sai “ ngọn đèn mờ” không có dáu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. - Vốn là “ ánh xanh lè” chép sai thành “ ánh xanh xanh” -> chữ “ xanh” sai vần. c. Tập làm thơ 7 chữ: - Hãy làm tiếp 2 câu thơ cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương? * Tôi thấy người ta có bảo rằng Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng! + Chứa ai, chẳng chứa, chứa thằng Cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng + Đánh cho cái tội quân lùa dối Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng + Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng + Cõi trần ai cũng chường mặt nó Nay đến ai cung trăng bỡn chị Hằng * Một số bài thơ 7 chữ rất hay. 1. áo đỏ – Vũ Quần Phương 2. Trên hồ ba bể – Hoàng Trung Thông 3. Hai sắc hoa Ti Gôn ( T.T KH) Hoạt động 3: Luyện tập - Sưu tầm và đọc diễn cảm 1 số bài thơ 7 chữ mà em biết. - Đọc bài thơ 7 chữ vừa làm Hoạt động 4: Củng cố - Giáo viên khái quát, nhắc lại lý thuyết về thơ 7 chữ – hướng dẫn về nhà - Học sinh nắm vững luật thơ. - Tập làm thơ 7 chữ ở nhà ( 4 – 8 câu) Soạn :.. Giảng:. Tiết 71: Hoạt động ngữ văn Làm thơ 7 chữ (tiếp) A. Mục tiêu cần đạt: Như T 69 - Tiếp tục giúp học sinh nhận biết, phân biệt thơ 7 chữ với thơ 5 chữ , thơ lục bát - Tạo hứng thú cho việc học ngữ văn và có ước mơ sáng tạo thơ văn. - Rèn KN đọc, phân tích , cảm thu thơ STLB B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài + sưu tầm 1 số bài thơ hay - H/s : Tập làm thơ TN tứ tuyệt C. Tiến trình dạy và học: Hoạt động 1: Khởi động. - Tổ chức : - Kiểm tra bài cũ : Đọc bài thơ tự làm ở nhà - Giới thiệu bài: [* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản 1. Lý thuyết - Học sinh trả lời bằng sự nhận diện về thể thơ 7 chữ? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ 7 chữ 2. Luyện tập: a. Tổ chức hoạt động nhóm: - Mỗi nhóm 5 – 6 em trao đổi bài cho nhau được tham khảo. - Nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài thơ của bản. - Chọn 2 bài hay nhất đọc trước lớp. b. Đại diện các nhóm trình bày: - Chia bảng làm 3 tổ lên chép thơ của tổ mình. - Học sinh thảo luận, bình xét ND luật thơ. - Các nhóm nhận xét, bổ xung. c. Giáo viên nhận xét đánh giá: - ý thức làm các bài thơ: ND, luật vàn, nhịp điệu. - Đề tài sáng tác: đa dạng, phong phú - Cho điểm: Cá nhan tập thể tổ Hoạt động 3: Luyện tập - HS sưu tầm 1 số bài thơ 7 chữ - Thi đọc diễn cảm Hoạt động 4: Củng cố –- Giáo viên khái quát, nhắc lại lý thuyết về thơ 7 chữ hướng dẫn học tập - Tập làm thơ 7 chữ - Sư tầm 1 số bài thơ 7 chữ hay. Soạn :.. Giảng:. Tiết 72: Trả bài Kiểm tra tổng hợp Học kì I ơ A. Mục tiêu cần đạt: - Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua 1 bài làm tổng hợp về: + Mức độ nhớ kiến thức văn, tiếng việt, vận dụng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. + Mức độ vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập phần văn + TLV. + Kỹ năng viết đúng thể loại văn học theo yêu cầu đề bài. + Kỹ năng trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Học sinh tự đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hưỡng dẫn của giáo viên. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chấm bài + Soạn bài - H/s : C. Tiến trình dạy và học: Hoạt động 1: Khởi động. - Tổ chức : - Kiểm tra bài cũ : - Giới thiệu bài: [* Hoạt động 2: I. Nhận xét, đánh giá chung: 1. Phần trắc nghiệm: 4 câu = 2 điểm - HS làm đúng, chính xác: 16 – 18 câu - Sai nhiều: 6 câu 2. Phần tự luận: - Phần lớn nắm vững thể loại: Hiểu yêu cầu tự sự Cốt truyện đơn giản - Đan xen miêu tả - Biểu cảm còn yếu, bài viết thiên nhiều về kể chuyện. - Về bố cục: Câu 1: KC tưởng tượng Câu 2: Bài viết có đủ 3 phần, phần sáng tạo còn hạn chế. - Về diễn đạt: 1 số bài viết lưu loát, mạch lạc, câu văn có hình ảnh, kết hợp miêu tả, biểu cảm khá sâu sắc. - Các lỗi thường mắc: Lỗi chính tả, viết tắt, câu viết dài, lủng củng, dùng từ sai chư đúng nghĩa. II. Trả bài – hướng dẫn HS chữa bài: - Kết quả: - Trả bài -> học sinh trao đổi bài cho nhau. - Giáo viên đọc trước lớp 1 bài tốt nhất -> HS rút kinh nghiệm, học tập cái hay của bạn. - Hướng dẫn HS chữa các lỗi trong bài. Hoạt động3: Hoạt động 4 Củng cố – hướng dẫn về nhà - GV khái quát, đánh giá kết quả bài kiểm tra tổng hợp - Học sinh ôn tập kĩ các kiến thức cơ bản về văn, Tiếng Việt, TLV. - Viết lại bài tự luận (từ 6 điểm ¯) - Chuẩn bị sách vở cho học kỳ II -> soạn bài đầu tiên sgk tập II Ngữ văn 8 ---------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: