Giáo án Tự chọn Văn 8 tuần 12 đến 35 - Trường THCS Nam Chính

Giáo án Tự chọn Văn 8 tuần 12 đến 35 - Trường THCS Nam Chính

ĐƯA YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM

VÀO TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.

A. Mục tiêu.

 - Học sinh nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.

 - Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.

 - Rèn luyện kỹ năng viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm

B. Chuẩn bị.

 - Giáo viên: Tham khảo, lựa chọn các đoạn văn tiêu biểu có sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

 - Học sinh: Ôn bài

C.Tiến trình bài dạy.

 1. Tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ.

 Thế nào là tự sự?

 Để bài văn tự sự hấp dẫn, sinh động, khi kể cần kết hợp những yếu ttó nào?

 

doc 57 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 8 tuần 12 đến 35 - Trường THCS Nam Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày 2 tháng 11 năm 2012
Tiết 12
Đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm
vào trong văn bản Tự sự.
A. Mục tiêu.
	- Học sinh nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
	- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
	- Rèn luyện kỹ năng viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm 
B. Chuẩn bị.
	- Giáo viên: Tham khảo, lựa chọn các đoạn văn tiêu biểu có sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
	- Học sinh: Ôn bài
C.Tiến trình bài dạy.
	1. Tổ chức lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ.
	Thế nào là tự sự ?
	 Để bài văn tự sự hấp dẫn, sinh động, khi kể cần kết hợp những yếu ttó nào ?
	3.Bài mới.
Trong các văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm có ý nghĩa như thế nào?
 Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ?
- Cho h/s thảo luận trả lời câu hỏi.
 Nếu tước bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì bài văn tự sự sẽ như thế nào?
-Yếu tố miêu tả khiến màu sắc hương vị, diện mạo hiện lên trước mắt người đọc.
-Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và người đọc xúc động, suy nghĩ.
 Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn, chỉ để lại các câu miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
 * Nếu tước bỏ các yếu tố tự sự thì đoạn văn không còn các sự việc và nhân vật, không còn chuyện, trở nên vu vơ, khó hiểu.
Từ nhận xét trên em hãy rút ra kết luận: khi viết văn tự sự, cần làm thế nào cho bài văn sinh động? Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự 
- Cho h/s thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
 Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản: 
Tôi đi học, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc ?
 Phân tích giá trị của các yếu tố đó?
Hãy kể lại truyện ếch ngồi ngồi đáy giếng bằng cách thêm những yếu tố miêu tả và biểu cảm vào nguyên bản để truyện thêm sinh động hơn.
I. Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho đối tượng được nói tới thêm sinh động, ý nghĩa của truỵên càng thêm thấm thía, sâu sắc.
 - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp tác giả thể hiện được thái độ và tình cảm của mình đối với nhân vật và sự việc.
* Các yếu tố này không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau: vừa kể, vừa tả và biểu cảm.
* Nếu tước bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn văn sẽ trở nên khô khan, không gây xúc động cho người đọc. Những yếu tố này đã khiến cho đoạn văn hấp dẫn, sinh động. 
- Nếu bỏ các yếu tố kể trong đoạn văn chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có truyện bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào các sự việc và nhân vật mới phát triển được.
* Nếu tước bỏ các yếu tố tự sự thì đoạn văn không còn các sự việc và nhân vật, không còn chuyện, trở nên vu vơ, khó hiểu.
- Học sinh phát biểu 
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu văn bản ''Tôi đi học''
+ Nhóm 2: ''Tức nước vỡ bờ''
+ Nhóm 3: "Lão Hạc''
- Văn bản''Tôi đi học''
''Sau một hồi trống... trong các lớp''
+ Miêu tả: ''Sau một hồi trống... sắp hàng đi vào lớp, không đi... co lên một chân... tưởng tượng.
+ Biểu cảm: vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về lúng túng, run run...
- Văn bản''Lão Hạc''
''Chao ôi... xa tôi dần dần''.
+ Miêu tả: Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng ngấm ngầm, lão từ chối... xa tôi dần dần...
+ Biểu cảm: Chao ôi... không nỡ giận.
2. Bài tập 2 :
- HS viết bài.
- GV gọi một số HS đọc bài.
- GV nhận xét, uốn nắn câu chữ, và cách sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
D. Củng cố, hướng dẫn về nhà :
	- Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
	- Hoàn thành bài tập số 2.
	- Sưu tầm, viết một số bài văn, đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Tuần 13
Ngày 7 tháng 11 năm 2012
Tiết 13
Thực hành Đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm
vào trong văn bản Tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
	- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
 - Rèn luyện kỹ năng viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm 
B. Chuẩn bị.
	- Giáo viên: Tham khảo, lựa chọn các đoạn văn tiêu biểu có sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
	- Học sinh: Ôn bài
C.Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Cách đưa các yếu tố miêu tả và biếu cảm vào bài văn tự sự?
3. Bài mới :
	Đề bài : 
	Kể lại một việc tốt khiến bố mẹ rất vui lòng( kết hợp miêu tả và biểu cảm.)
a. Yêu cầu :
	- Dạng bài kể chuyện biểu cảm.
	- Nội dung : Kể một chuyện làm bố mẹ vui lòng có thể là chuyện người thật việc thật hoặc câu chuyện do em sáng tạo ra nhưng như thật.
	- Bài viết phải là câu chuyện hoàn chỉnh, biết xây dựng nhân vật, biết kết hợp miêu tả và biểu cảm trong tự sự...
b. Gợi ý
	- Cha mẹ luôn yêu thương, quan tâm đến con cái. Với cha mẹ, nhiều khi chỉ một việc nhỏ con cái làm được cũng trở thành niềm vui, nguồn động viên lớn. Vì vậy em nên chọn việc làm của mình đã mang đến cho bố mẹ sự vui lòng mà kể.
Ví dụ :
	+ Trước, chưa biết quan tâm chăm sóc cha mẹ – nay có việc làm thể hiện điều đó.
	+ Trước chưa chăm học – nay đã cố gắng, đạt điểm tốt đầu tiên.
	+ ở nhà, có việc gì đó khá nghiêm trọng- mình đã thể hiện một thái độ đúng đắn, ảnh hưởng tốt đến hoàn cảnh...
	- Cần chú ý sắp xếp các sự việc thành câu chuyện có bố cục chặt chẽ, trình tự kể hợp lí, có tình huống bất ngờ làm câu chuyện hấp dẫn.
	- Nhân vật phải có tính cách, tránh thuyết minh dài dòng mà phải để tự hành động, lời nói của nhân vật toát ra ý nghĩa.
	- Khi kể phải biết miêu tả, biểu cảm :
	+ Tả hình dáng, hoạt động của nhân vật.
	+ Những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
	- Từ câu chuyện, cần làm cho người đọc hiểu tình yêu thương của con cái với cha mẹ là điều vô cùng quan trọng trong đời sống.
	- HS lập dàn ý dựa vào những gợi ý trên.
	- HS thực hành viết bài.
	- GV gọi một số HS đọc bài.
	- GV nhận xét bài làm của HS.
D. Củng cố, hướng dẫn về nhà :
	- Bài học về cách đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn tự sự.
	- Sưu tầm một số đề văn và tự làm.
	- Đọc lại văn bản Chiếc lá cuối cùng.
Tuần 14
Ngày 15 tháng 11 năm 2012
Tiết 14
Nghệ thuật độc đáo của văn bản
 chiếc lá cuối cùng.
A. Mục tiêu.
	Học sinh hiểu được nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn : nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần.
	Rèn kĩ năng khai thác giá trị nghệ thuật truyện ngắn.
	Giáo dục tình cảm trân trọng đối với những người làm nghệ thuật.
B.Chuẩn bị.
	Đọc kĩ tác phẩm 
	Tham khảo các bài viết về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
C.Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ.
	Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri?
3. Bài mới :
+ Truyện được kết thúc trên cơ sở 2 sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống 2 lần , em hãy chỉ rõ điều đó?
Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa văn bản:
+Từ sự phân tích trên, hãy khái quát lại nghệ thuật của văn bản
+Những nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung văn bản?
I. Nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn.
-Kết thúc như vậy sẽ tạo cho truyện một dư âm như còn vương vấn để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và dự đoán
+Tình huống 1:Giôn-xi đang tiến dần đến cái chết cuối cùng đã chiến thắng bệnh tật trở lại yêu đời.
-Tình huống 2: Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh đến cuối truyện thì lại qua đời
Đảo ngược tình huống 2 lần 
-Một cụ già đi từ sự sống đến cái chết để dẫn dắt một cô gái từ cái chết trở về sự sống
-Nghệ thuật: Cách kể chuyện độc đáo nhiều tình tiết hấp dẫn, Sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần, khắc hoạ rõ nét tâm lí hành động của nhân vật
-Nội dung: Làm nổi bật chiếc lá dũng cảm và chân dung những con người nghèo khổ nhưng tình yeu thương thì bao la vô tận.
II. Luyện tập
Bài tập 1.
 	+Vì sao OHen-ri lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “chiếc lá cuối cùng”?
	+Chọn nhan đề khác cho văn bản
Bài tập 2. Viết lại phần kết của truyện
	-VD: “Kiệt tác của cụ Bơ- men” vì muốn đè cao nhân vật Bơ -men. Và tác phẩm nghệ thuật của cụ
	-HS tuỳ chọn miễn các em lí giải phù hợp
	-Vì” chiếc lá cuối cùng” có một vị trí quan trọng xuyên suốt toàn bộ cốt truyện gây xúc động và nhân lên tình yêu sự sống đó là hình ảnh cảm động tận đáy lòng người và trở thành một biểu tượng nghệ thuật bất ngờ độc đáo mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc.
	- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
	- Hoạt động cá nhân.
	- Hoạt động nhóm
-Yêu cầu1: HS phải làm rõ chủ đề: Bức thông điệp màu xanh về tình yêu thương con người, về quan điểm nghệ thật chân chính là phải hướng tới con người, phục vụ con người.
-Yêu cầu 2: HS viết đoạn văn
D. Củng cố hướng dẫn về nhà.
+Yêu cầu HS về nhà học để nắm chắc nội dung nghệ thuậtcủa tác phẩm- chủ đề
+Viết một đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm về một nhân vật yêu thích trong văn bản
Tuần 15
Ngày 1 tháng 12 năm 2012
Tiết 15
Tập làm văn 
Luyện tập kể chuyện theo ngôi kể
kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Học sinh biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
	- Ôn tập về ngôi kể, củng cố kiến thức đã học về ngôi kể ở lớp 6.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị lập dàn ý và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
	- Học sinh: Lập dàn ý và tập nói các đề theo hướng dẫn.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kiểm tra bài tập vviết của HS.
3. Tiến trình bài giảng: 
- Do đây là kiến thức đã học nên giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhanh.
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào 
? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba.
? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
? Lấy ví dụ về cách kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 ở một vài tác phẩm (đoạn trích) đã học.
? Tại sao người ta phải đổi ngôi kể.
I. Ôn tập về ngôi kể
- Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình... kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục như ''là có thật'' của câu chuyện.
- Kể theo ngôi thứ 3 là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu
- Ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng...
+ Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nh ...  là câu cảm thán? Ví dụ.
Than ôi!
Chao ôi! Con chuồn chuồn đẹp làm sao?
H: Thế nào là câu trần thuật? Cho VD?
I. Câu nghi vấn:
- Câu nghi vấn là câu có chức năng dùng để hỏi.
Có các từ nghi vấn: ai? Tại sao? Đ âu?
- Kết thúc bằng dấu hỏi.
Đ ôi khi câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến khẳng định phủ định, đe dọa hay bộc lộ tình cảm không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Trường hợp đó ta dùng dấu!, :, 
- Ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
- Sao cu cậu lo xa thế?
II. Câu cầu khiến:
- Câu cầu khiến là câu dùng để cầu khiến: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
- Có các từ cầu khiến: đi, thôi, hãy, đừng chớ, nào, 
- Kết thúc bằng dấu!
Đ ôi khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì bằng dấu.
III. Câu cảm thán:
- Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của con người, có các từ cảm thán: ôi, than ôi, trời ơi, chao ôi, biết bao, 
- Khi nói kết thúc bằng dấu!
IV. Câu trần thuật:
- Câu trần thuật dùng để thông báo, báo tin, trình bày kể, tả nhận định.
- Ngoài ra câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, ra lệnh, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc.
- Khi viết kết thúc bằng dấu chấm.
B. Bài tập:
1. Đọc đoạn đối thoại sau, cho biết những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi thì:
	- Câu nào là câu nghi vấn? Tại sao?
	- Câu nào không phải là câu nghi vấn? Tại sao?
Một em bé gái hỏi mẹ:
	- Mẹ ơi! Ai sinh con ra?
Mẹ cười:
	- Mẹ chứ ai?
	- Thế ai sinh mẹ ra?
	- Bà ngoại chứ còn ai?
	- Cụ ngoại chứ còn ai?
	- Thế ai sinh ra cụ ngoại?
	- Khổ lắm! Sao con hỏi nhiều thế?
Bé gái ngúng nguẩy:
	- Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ?
Mẹ mỉm cười:
	- Trời sinh ra cụ ngoại chứ còn ai?
	- Thế ai sinh ra trời?
	- Con đi mà hỏi trời ấy!”
* Gợi ý trả lời:
	- Tất cả các câu em bé hỏi đều là câu nghi vấn, trừ 1 câu là không phải.
	- Tất cả các câu của mẹ là câu khẳng định không phải là câu nghi vấn. Dấu chấm hỏi cuối câu là dấu hỏi tu từ, không phải là câu nghi vấn
2. Xác định các câu sau, câu nào là câu nghi vấn?
	a. Gặp một đám trẻ chăn trâu bên bờ đầm anh ghé hỏi: “Vịt của ai đó?”
	b. Nước non đã biết hay chưa.
 Nước đi ra bể, lại mưa về nguồn.
	c. Chẳng biết nó có dám ngờ mình hay không mà sao nó lắm câu trái tai quá.
	d. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?
* Gợi ý trả lời: Câu a, d
3. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:
	a. Mẹ đi chợ chưa?
	b. Ai là tác giả của bài thơ này?
	c. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
	d. Sao! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả?
* Đáp án: Câu c, d
4. Đọc đoạn văn sau, cho biết câu nào là câu cầu khiến:
a. Mợ Du giọng ngọt ngào, van lơn:
	- Con chịu khó một chút mà! Chóng ngoan! Đ ây mợ cho con 2 hào đâ y
b. 	Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi:
	Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần.
	Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn.
	Dựng gan góc lên đánh tan sắt cửa.
5. Viết một đoạn văn có sử dụng 4 kiểu câu nhằm vào 5 hành động nói.
(Chủ đề tự chọn, gợi ý)
	- Nhà trường, bạn bè, thầy cô.
	- Mái trường.
	- Quê hương.
D. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
1. Củng cố:
	- Khái quát đặc điểm của các kiểu câu chia theo mục đích nói.
2. Hướng dẫn về nhà: 
	- Ôn bài theo nội dung bài học.
	- Tiếp tục viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu đã học.
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn bản tường trình.
Tuần 33
Ngày 24 tháng 4 năm 2010
Tiết 33
luyện tập
 các bước làm bài văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Nắm được dàn ý chung của một bài văn nghị luận.
	- Rèn kĩ năng lập dàn ý cho một đề văn cụ thể.
B. Chuẩn bị: 
	- Thầy: Nghiên cứu tài liệu và soạn bài. 
	- Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị
3. Bài mới:
H: Để làm một bài văn nghị luận, ta thường tiến hành qua những bước nào?
Đề bài: Hãy nói không với tệ nạn xã hội.
H: Xác định yêu cầu của đề bài về mặt thể loại và nội dung?
H: Với yêu cầu của đề bài như vậy thì ta phải làm như thế nào?
Gv hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đề bài trên.
H: Theo em phần mở bài cho đề bài này ta cần phải nêu được các nội dung gì?
H: ở phần thân bài, để có thể làm rõ cho vấn đề cần nghị luậnthì người viết phải làm những gì? 
H: Vậy ở phần kết bài, em dự định sẽ nêu nội dung gì?
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài.
HS chọn viết đoạn văn phần mở bài hoặc kết bài hay cũng có thể là một luận điểm trong phần thân bài.
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh.
H: Từ nhận xét trên, ta thấy một bước cũng rất quan trọng khi làm một bài văn là gì?
* Tìm hiểu đề 
- Thể loại: NL giải thích
- Nội dung cần làm sáng tỏ: tác hại của tệ nạn xã hội và kêu gọi mọi người tránh xa.
- Cách làm: phân tích các luận điểm để làm sáng tỏ tác hại của tệ nạn xã hội
* Lập dàn ý 
a. Mở bài:
- Nêu bối cảnh chung của xã hội hiện nay.
- Dẫn ra vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài:
- Giải thích được tệ nạn xã hội là gì?
- Tại sao phải nói không với tệ nạn xã hội?
- Nếu một con người bị vướng vào một trong các tệ nạn xã hội thì sẽ kéo theo những hậu quả như thế nào? ( Dẫn chứng cụ thể).
- Để có thể nói không với tệ nạn xã hội thì mỗi người phải làm như thế nào?
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học cho bản thân.
* Viết bài:
- HS viết bài .
* Đọc lại và sửa chữa.
D. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
	- Ôn tập các bước làm bài văn nnghị luận.
	- Thực hành viết bài hoàn chỉnh cho đề bài trên.
	- Chuẩn bị bài: Làm văn bản tường trình. 
Tuần 34
Ngày 4 tháng 5 năm 2010
Tiết 34
luyện tập
 làm văn bản tường trình.
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Học sinh ôn lại những tri thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình.
	- Nâng cao năng lực viết tường trình cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: hướng dẫn học sinh ôn tập văn bản tường trình.
	- Học sinh: Ôn tập văn bản tường trình.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Tiến trình bài giảng: 
H: Mục đích viết tường trình là gì?
H: Thể thức trình bày một văn bản tường trình?
H: Những lưu ý khi viết bản tường trình?
H: Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình( không lặp lại tình huống đã có trong SGK )
- GV ra tình huống cụ thể( có thể một trong hai tình huống kể trên), yêu cầu học sinh tập viết tại lớp.
- Kiểm tra việc viết văn bản của học sinh .
- Gọi một số em đọc văn bản của mình. Tổ chức cả lớp góp ý kiến, nhận xét.
- Giáo viên tổng kết, đánh giá.
I. Ôn tập lí thuyết:
1. Mục đích tường trình: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét
2. Cách làm văn bản tường trình:
* Thể thức trình bày một văn bản tường trình gồm có ba mục sau:
- Thể thức mở đầu văn bản gồm có: 
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa).
+ Địa điểm và thời gian làm tường trình ( ghi góc bên phải).
+ Tên văn bản (ghi chính giữa). 
- Nội dung tường trình.
- Kết thúc văn bản.
3. Lưu ý:
- Tên văn bản phải viết chữ in hoa.
- Giữa các phần cần có khoãng cách để dễ phân biệt.
- Không viết sát lề giấy bên trái.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
VD:
- Em đi học sớm , phát hiện ra bàn ghế trong lớp bị ai đó phá hỏng một số bộ. Em viết tường trình lên ban giám hiệu để nhà trường điều tra và có biện pháp khắc phục.
- Em chứng kiến một vụ đánh nhau trong trường. Viết bản tường trình lên thầy cô Tổng phụ trách Đội đề nghị giải quyết.
2. Bài tập 2:
 Từ một tình huống cụ thể, em hãy viết bản tường trình và trình bày trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét.
D. Củng cố, hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
	- Nhắc lại cách viết văn bản tường trình.
	- Mục đích của văn bản tường trình, những ý chính trong phần nội dung văn bản TT.
2. Hướng dẫn về nhà:
	- Xem lại cách viết văn bản tường trình.
	- Chọn một tình huống khác với tình huống đã viết, hoàn thành một bản tường trình theo tình huống ấy.
Tuần 35
Ngày 12 tháng 5 năm 2010
Tiết 35
tổng kết chương trình ngữ văn
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học giúp học sinh:
	- Có cái nhìn tổng quát về chương trình ngữ văn của cả năm học.
	- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức một cách khoa học.
	- Giáo dục ý thức học tập tích cực, tự giác. 
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Nghiên cứu chương trình, soạn bài.
	- Học sinh: Xem lại sách ngữ văn tập1-2 
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Tiến trình bài giảng: 
Những kiến thức cơ bản Ngữ văn 8
I. Tiếng Việt:
1. Biện pháp tu từ:
* Tu từ về từ: nói quá, nói giảm nói tránh. 
* Tu từ về câu: Đảo trật tự cú pháp, câu hỏi tu từ.
* Tu từ về ngữ âm: Từ tượng thanh, tượng hình.
2. Trường từ vựng: Tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa.
3. Từ loại, hiện tượng chuyển loại của từ.
- Hư từ: Trợ từ, thán từ, tình thái từ.
4. Ôn tập về dấu câu.
5. Các kiểu câu phân theo mục đích nói, hành động nói.
6. Phân biệt từ thuần Việt- từ Hán Việt, từ ghép - từ láy.
II.Văn bản:
1. Truyện kí:
- Việt Nam: Tôi đi học (1941, Thanh Tịnh), Trong lòng mẹ (1938, Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn - 1939, Ngô Tất Tố), Lão Hạc (1943, Nam Cao).
- Nước ngoài: Cô bé bán diêm (Đan Mạch, An- đéc- xen), Chiếc lá cuối cùng (Mĩ, O Hen- ri), Đánh nhau với cối xay gió (Tây Ban Nha, trích Đôn ki -hô - tê, Xéc- van- tét), Hai cây phong (Cơ- rơ -gơ-xtan thuộc Liên Xô trước đây, trích Người thầy đầu tiên, Ai- ma- tốp.)
2. Thơ 30- 45:
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
- Ông đồ, Nhớ rừng, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường.
3. Văn nghị Luận cổ:
- Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học.
4. Văn bản nhật dụng:
Thông tin về trái đất năm 2000, Bài toán dân số, Ôn dịch thuốc lá.
III. Tập làm văn:
1. Tự sự: Kể chuyện đời thường, tưởng tượng.
2. Thuyết minh: vật dụng, thể loại văn học, danh lam thắng cảnh, phương pháp (cách làm), một tác phẩm văn học.
3. Nghị Luận: 
Vấn đề chính trị - xã hội (hiện tượng, t tưởng đạo lí).
Văn học: - Chủ đề: Người nông dân trước CM; Văn học ca ngợi tình yêu thương giữa con người - con người; người anh hùng đầu TK XX; chất người cộng sản HCM qua thơ Bác; Lòng yêu Nước, quan tâm đến dân của các bậc Vĩ nhân...
- Tác phẩm truyện: Nhân vật, nội dung, nghệ thuật.
- Tác phẩm thơ: Bài thơ, đoạn thơ. 
D. Củng cố, hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
	- Nhắc lại nội dung trọng tâm chương trình ngữ văn lớp 8.
	- Trong các nội dung được học trong chương trình ngữ văn lớp 8, em thấy tâm đắc nhất phần kiến thức nào? Vì sao?
2. Hướng dẫn về nhà:
	- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản đã học theo từng bài học.
	- Thực hành viết các dạng bài tập làm văn đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon van 8 tu tuan 11 35 2012 1013.doc