Tiết 101. BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(Nguyễn Thiếp)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết và làm, học để làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời nhận thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. Nhận biết được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Phân biệt thể tấu và chiếu, hịch và cáo, học tập cách lập luận của tác giả.
- Bòi dưỡng cho học sinh ý thức học tập tích cực tự giác và đúng đắn.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản nghị luận cổ: Tấu.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Sưu tầm bút tích củ Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp.
- HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CGỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG:
Ngày soạn: 14/3/2010. Ngày dạy: 8A:..; 8B: Tiết 101. Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết và làm, học để làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời nhận thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. Nhận biết được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Phân biệt thể tấu và chiếu, hịch và cáo, học tập cách lập luận của tác giả. - Bòi dưỡng cho học sinh ý thức học tập tích cực tự giác và đúng đắn. - Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản nghị luận cổ: Tấu. B. Chuẩn bị - GV: Sưu tầm bút tích củ Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp. - HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản. C. Tiến trình tổ cgức các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1. Khởi động: 1. Tổ chức: 8A:.......................................................................... 8B:.......................................................................... 2. Kiểm tra: Câu hỏi: ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn trích: “Nước Đại Việt ta” và cho biết nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? ? Mục đích của “việc nhân nghĩa” thể hiện trong bài “Bình Ngô đại cáo”. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức, giàu tình thương. Nhân nghĩa là để yêu dân. Nhân nghĩa là trung quân. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến. Đáp án: - HS đọc thuộc lòng. +NT: Lập luận chặt chẽ bằng các chứng cớ lịch sử, giọng điệu hùng hồn. +ND: Khẳng định nền độc lập lâu đời, đáng tự hào của dân tộc Đại Việt. - Đáp án: (b) 3. Giới thiệu: Học tập là việc vô cùng quan trọng của mỗi con người. Có học thì chúng ta mới thâu tóm được những tinh hoa của nhân loại. Vởy học thì cần phải như thế nào, phép học cần phải bàn đế là gì. Chúng ta đi tìm hiểu văn bản: ... Hoạt động 2.Đọc - hiểu văn bản: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò (GV nêu yêu cầu, gọi HS đọc, nhận xét) I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc văn bản: Yêu cầu: Giọng đọc chân tình tha thiết, vừa tự tin vừa khiêm tốn. 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: ? Giới thiệu những nét chính về tác giả? Nguyễn Thiếp (1723 – 1804), quê: Hà Tĩnh. Là người học rộng, hiểu sâu, từng đỗ làm quan nhưng sau đó từ quan về quê dạy học. Có công giúp Quang Trung xây dựng đất nước về mặt chính trị. b. Tác phẩm: ? Vị trí của đoạn trích? Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi Quang Trung (T8/1791). c. Từ khó: (SGK) 3. Thể loại, bố cục: - Thể loại: Tấu là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự vật, sự việc, ý kiến, đề nghị. Hình thức thường được viết bằng văn xuôi, văn vần và văn biền ngẫu. ? Cho biết bố cục và nội dung của đoạn trích? - Bố cục: Chia làm ba đoạn. + Đ1: Từ đầu đến “Những điều tệ hại ấy” (Bàn về mục đích của việc học) + Đ2: Tiếp đến “Xin chớ bỏ qua” (Bàn về cách học) + Đ3: Còn lại. (Tác dụng của việc học) II. Phân tích văn bản: 1. Mục đích của việc học: ? Trong đoạn đầu của đoạn trích tác giả đã trình bày mục đích của phép học bằng hình ảnh nào? - Hình ảnh: Ngọc không mài không thành vật Người không học không biết đạo. ? Tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học? -> Chỉ có học thì mới giúp con người trở nên tốt đẹp hơn. Học tập là một quy luật trong cuộc sống con người. ? Em hiểu đạo học ngày xưa như thế nào? - Đạo học ngày trước: Lấy mục đích hình thành đạo đức, nhân cách cho con người. ? Mục đích của đạo học chân chính là gì? Theo em quan niệm về mục đích đạo học như thế có điểm nào tích cực cần phát huy và có điểm nào phải bổ sung? Nhận xét về lối học đó? - Mục đích: Làm người. - (HS thảo luậnh nhóm, đại diện nhóm trình bay, Gv kết luận) - Phê phán: + Học hình thức, cầu danh. + Không biết đến “Tam cương”. -> Lối học lệch lạc không chú ý đén nội dung vì danh lợi của bản thân. ? Việc học như vậy dẫn đến hậu quả như thế nài? - Hậu quả: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan. -> Làm đảo lộn giá trị con người, không còn người tài đức, đưa đất nước đến thảm hoạ. ? Nhận xét về đặc điểm lời văn ở đoạn này? -> Sử dụng những câu văn ngắn, liên kết chặt chẽ với nhau, ý văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. ? Thái độ của tác giả? -> Thái độ của tác giả: Xem thường lối học hình thức, coi trọnglối học lấy mục đích thành người, xây dựng đất nước vững bền. 2. Bàn về cách học: ? Đến đây tác giả đề xuất những ý kiến nào? Mở trường ở phủ, huyện, trường tư. Phép học lấy Chu Tử làm chuẩn. Học rộng rồi tóm gọn lại. Học đi đôi với hành. ? Em hiểu kế sách mới cho việc học ở đây là gì? ->Mở rộng trường lớp, nội dung học từ thấp đến cao, hình thức học rộng nhưng gọn, học đi đôi với hành. ? Với những đề xuất như vậy nó có tác dụng như thế nào? 3. Tác dụng của phép học: - Người tốt nhiều. Triều đình ngay ngắn. Thiên hạ thịnh trị. -> Mục đích học chân chính là cơ sở tạo ra những người tài đức. Đạo học hành thì không còn lối hhọc chuộng kiến thức. Nhiều người giỏi -> Triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị. ? Người viết bộc lộ thái độ như thế nào? => Đề cao và tin tưởng vào đạo học chân chính, kì vọng về tương lai đất nước. III. Tổng kết: * Ghi nhớ sgk/ 79 - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Nội dung: Mục đích, tác dụng của việc học: Học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần xây dựng đất nước. Hoạt động 3. IV. Luyện tập: ? Vẽ sơ đồ lập luận của tác giả qua đoạn trích? Hoạt động 4. củng cố, HDVN: 4. Củng cố: - GV hệ thống kiến thức bài học. 5. HDVN: Học bài và hoàn thiện bài tập phần luyện tập. Xem trước bài “Luyện tập xây xựng và trình bày luận điểm” và chuẩn bị bài tập sau: Hãy viết bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn? Ngày soạn: 14/3/2010. Ngày dạy: 8A:..; 8B: Tiết 102. Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm, vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp, trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tích cực cho HS. Rèn kĩ năng tìm ý, tìm luận điểm, phát triển luận điẻm thành các luận cứ và sắp xếp các luận cứ thành dàn ý. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ. - HS: Chuẩn bị bài ở nhà. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1. Khởi động: 1. Tổ chức: 8A:.............................................................. 8B:.............................................................. 2. Kiểm tra: (Gv kết hợp với các tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh). 3. Bài mới: Hoạt động 2. Nội dung: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò (GV gọi HS đọc lại đề bài) I. Chuẩn bị bài ở nhà: Đề bài: Hãy viết bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn? II. Luyện tập trên lớp: 1. Xây dựng hệ thống luận điểm: (HS đọc SGK/83) * Hệ thống luận điểm (SGK/83) (Tổ chức HS thảo luận nhóm – 3 phút) ? Với đề bài trên vấn đề cần làm sáng tỏ là gì? Đã đảm bảo về hệ thống luận điểm chưa? Cần bổ xung như thế nào? - Nội dung cần làm sáng tỏ: Cần phải học tập chăm chỉ hơn. - HTLĐ (SGK) chưa đảm bảo yêu cầu: Chính xác, đầy đủ, phù hợp. + Luận điểm a chưa phù hợp. + Thiếu một số luận điểm. + Sự sắp xếp các luận điểm chưa phù hợp. * Bổ sung sắp xếp lại hệ thống luận điểm: a. Đất nước đang cần người tài. b. Quanh ta có nhiều gương học tốt. c. Muốn học giỏi phải chăm chỉ. d. Một số bạn còn ham chơi. e. Hậu quả xấu. g. Vậy nên các bạn nên ít vui chơi. 2. Trình bày luận điểm: (HS đọc lại luận điểm e và cách giai thích luânh điểm a) a. - Cách 1: Tốt vì nó vừa có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn lại vừa giải thích được luận điểm mới đơn giản dễ làm. - Cách 2: Không được vì từ “Do đó” diùng mở đầu câu không có tác dụng chuyển đoạn thực sự và luận điểm e không phải là kết quả của luận điểm d. - Cách 3: Tốt nhất vừa giải thích được luận điểm mới, nối được luận điểm trước vừa tạo giọng điệu gần gũi, thân mật. ? Sắp xếp luận cứ theo trình tự nào? b. - Theo hệ thống luận cứ SGK. - Có thể có cách sắp xếp khác nhưng phải thay đổi cách viết cho phù hợp. c. Kết đoạn trong văn nghị luận. d. Biến đỏi đoạn văn diẽn dịch thành quy nạp và ngược lại. - Cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Nội dung cơ bản không thay đổi. + Mối quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa của các luận cứ phải chặt chẽ. - Cần tiến hành: + Thay đổi vị trí câu chủ đề. + Các câu khác có thể thay đổi cho phù hợp. Hoạt động 3. Luyện tập III. Luyện tập: ? Viết đoạn văn trình bày luận điểm (Đoạn trích: “Nước Đại Việt ta” thể hiện một cách sâu sắc về niềm tự hào dân tộc?) (HS viết đoạn văn -> Gọi HS đọc -> HS khác nhận xét -> Gvkết luận) Hoạt động 4. củng cố, HDVN: 4. Củng cố: - Cách xây dựng và trình bày luận điểm? 5. HDVN: Học bài và nắm được nội dung bài học. Hoàn thành các bài tập còn lại. Ôn tập văn nghị luận, giờ sau viết bài TLV số 6. Ngày soạn: 14/3/2010. Ngày dạy: 8A:..; 8B: Tiết 103+104. Viết bài tập làm văn số 6 A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết một bài văn nghị luận chứng minh, giải thích một vấn đê văn học (xã hội) gần gũi với các em. - Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tích cực cho HS. Qua bài viết, Hs tự đánh giá chính xác hơn về trình độ làm văn nghị luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để những bài sau đạt kết quả cao hơn. B. Chuẩn bị - GV: Đề bài, yêu cầu, đáp án. - HS: Giấy bút. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1. Khởi động: 1. Tổ chức: 8A:.............................................................. 8B:.............................................................. 2. Kiểm tra: Chuẩn bị giấy bút cho giờ kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động 2. đề bài: A.Đề bài: Nhiều người còn chưa hiểu thế nào là “học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học”. Hãy viết một bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc trên? (Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”?) Hoạt động 3: học sinh làm bài: B. Yêu cầu: - Viết đúng kiểu loại văn bản (giải thích). - Phải xây dựng được hệ thống luận điểm hợp lí. Lỵân điểm phải được trình bày bằng hệ thống luận cứ xác thực, chặt chẽ theo kiểu diễn dịch hay quy nạp. Có câu chủ đề mang luận điểm. - Bố cục chặt chẽ, lời văn không có lỗ dùng từ, diễn đạt. - Phạm vi: C. Đáp án 1 . Mở bài: Giới thiệu được phương pháp “học đi đôi với hành” và chân lý “Theo điều học mà làm” (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp). 2. Thân bài: Lần lượt trình bày các ý sau. a. Giải thích: - Thế nào là “Học đi đôi với hành”. - Thế nào là “Theo điều học mà làm”. b. Tại sao phải “Học đi đôi với hành”. Tạo sao phải “Theo điều học mà làm”. c. ý nghĩa của việc “Học đi đôi với hành” và“Theo điều học mà làm”. 3. Kết bài: - Khẳng định lại một lần nữa nguyên lý “Học đi đôi với hành” và“Theo điều học mà làm”. - Liên hệ bản thân. D. Biểu điểm chấm: - Điểm 9 – 10: Bài viết đảm bảo theo các yêu cầu về nội dung kiến thức, hình thức trình bày khoa học, mạch lac. - Điểm 7 – 8: Bài viết đản bảo ý cơ bản, diễn đạt tương đối tốt. Lỗi dùng từ, chính tả từ 3 – 5 lỗi. - Điểm 5 – 6: Bài viết đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản, lỗi dùng từ, diễn đạt từ 5 – 7 lỗi. - Điểm 3 – 4: Bài viết có nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn lủng củng. Hoạt động 4: củng cố, HDVN: 4. Củng cố: Thu bài, kiểm số lượng và rút kinh nghiệm 5. HDVN - Ôn tập những kiến thức đã học. - Chuẩn bài “Thuế máu”
Tài liệu đính kèm: