Giáo án dạy Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 đầy đủ

Giáo án dạy Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 đầy đủ

Chủ điểm tháng 9:

Truyền thống nhà trường.

Hoạt động 1

TRAO ĐỔI VỀ VỊ TRÍ,

 NHIỆM VỤ NGƯỜI HỌC SINH LỚP 8.

I) Yêu cầu giáo dục:

 Giúp học sinh:

 + Hiểu được vị trí. Nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8

 + Tự giác quyết tâm cao trong học tập

 + Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học

II) Nội dung và hình thức hoạt động:

1) Nội dung:

 + Xác định vị trí quan trọng của lớp 8

 +Những nhiệm vụ trong năm học

 + Những biện pháp để thực hiện tôt nhiệm vụ năm học

2) Hình thức hoạt động:

 + Trao đổi thảo luận giữa các nhóm học sinh trong tổ

 + Trao đổi giữa các tổ trong lớp

III) Chuẩn bị:

1) Phương tiện hoạt động:

+ Một số câu hỏi thảo luận

Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8.

 (vị trí,vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8).

Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? vì sao?.

Câu 3: Để làm tốt những nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào? (về chủ quan, khách quan)

+ Giấy khổ to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận, phiếu làm việc cá nhân

+ Một vài tiết mục văn nghệ.

 

docx 26 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9:
Truyền thống nhà trường.
Hoạt động 1
trao đổi về vị trí,
 nhiệm vụ người học sinh lớp 8.
I) Yêu cầu giáo dục:
 	Giúp học sinh: 
 + Hiểu được vị trí. Nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8
 + Tự giác quyết tâm cao trong học tập 
 + Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 
II) Nội dung và hình thức hoạt động:
 Nội dung:
 + Xác định vị trí quan trọng của lớp 8
 	+Những nhiệm vụ trong năm học 
 	+ Những biện pháp để thực hiện tôt nhiệm vụ năm học 
2) Hình thức hoạt động:
 	+ Trao đổi thảo luận giữa các nhóm học sinh trong tổ 
 + Trao đổi giữa các tổ trong lớp 
III) Chuẩn bị:
1) Phương tiện hoạt động:
+ Một số câu hỏi thảo luận 
Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8.
 (vị trí,vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8).
Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? vì sao?. 
Câu 3: Để làm tốt những nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào? (về chủ quan, khách quan) 
+ Giấy khổ to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận, phiếu làm việc cá nhân 
+ Một vài tiết mục văn nghệ.
2) Tổ chức:
 	Giáo viên chủ nhiệm phổ biến nội dung, yêu cầu hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các việc cụ thể sau:
 +Thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động. 
 + Phân công chuẩn bị các phương tiện .
 + Phân công người điều khiển chương trình và thư ký
 + Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. 
 + Phân công trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê bàn ghế.
 + Cử người mời đại biểu.
IVTiến hành hoạt động:
1) Khởi động:
 	Hát tập thể.
2) Thảo luận về vị trí nhiệm vụ năm học: 
 + Người điều khiển nêu câu hỏi 1 và 2. 
 + Học sinh trao đổi, thảo luận theo tổ.Tổ trưởng (thư ký tổ) ghi kết qủa thảo luận . 
 + Đại diện từng tổ trình bày kết quả thảo luận của mình 
 + Lớp góp ý bổ sung,phân tích, lựa chọn và thống nhất ý kiến về vị trí và nhiệm vụ năm học.
 + Người điều khiển tổng kết thảo luận 
3) Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học: 
 + Người điều khiển phát phiếu cho từng học sinh và yêu cầu ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học . 
 + Từng học sinh suy nghĩ và ghi vào phiếu. 
 + Một số học sinh trình bày trước lớp (thư ký ghi tóm tắt ) .
 + Cả lớp góp ý kiến, bổ sung, lựa chọn biện pháp tốt nhất . 
 + Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản để mỗi học 
sinh , tổ , lớp vận dụng . 
4) Văn nghệ: 
 + Cán bộ văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã được phân công chuẩn bị và mời lên biểu diễn. 
 + Hoạt động này cũng có thể xen vào giữa hoạt động 2 và 3.
V Kết thúc hoạt động:
 +Giáo viên chủ nhiệm nêu khái quát vị trí, nhiệm vụ năm học và động viên học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. 
Rút kinh nghiệm:
 -- 
 ---------------------------------------------------
Hoạt động 2 : 
thi hát những bài hát 
về nhà trường và thiếu nhi.
I) Yêu cầu giáo dục:
 	Giáo dục học sinh:
 + Biết thưởng thức, biết hát các bài hát truyền thống ca ngợi, trường lớp, thầy cô, bạn bè.
 + Yêu thích văn nghệ, phấn khởi, lạc quan, yêu mến, gắn bó vời trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt.
II) Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
+ Hát các bài hát truyền thống do nhà trường quy định.
2) Hình thức hoạt động:
 + Thi hát giữa các tổ.
 + Thi tiết mục tập thể của tổ.
 + Thi tiết mục tự chọn của tổ , nhóm
III) Chuẩn bị:
1) Phương tiện hoạt động:
 + Những bài hát truyền thống.
 + Một số nhạc cụ đơn giản, trang phục biểu diễn văn nghệ.
 + Một số tặng phẩm để thưởng.
2) Tổ chức:
 + Giáo viên phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị ôn luyện các bài hát truyền thống.
 + Từng tổ chuẩn bị dự thi.
 + Họp các cán bộ lớp để thống nhất chương trình hoạt động và phân công:
- Người điều khiển và thư ký.
- Ban giám khảo (mỗi tổ cử 1 học sinh tham gia).
- Xây dựng biểu điểm.
- Tổ nhóm trang trí lớp.
- Chuẩn bị tặng phẩm.
IV) Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động:
 Hát tập thể.
2) Thi hát đồng đội giữa các tổ:
 + Từng tổ trình bày bài hát truyền thống.
 + Ban giám khảo chấm điểm.
 Biểu điểm có thể như sau:
- Đúng nội dung chủ đề 4 điểm. 
- Các tổ hát: đúng, hay: 4 điểm.
- Tác phong đúng mực, khẩn trương: 2điểm.
 + Người điều khiển mời đại diện các tổ bốc thăm rồi theo thứ tự đã chọn lên biểu diễn (giới thiệu bài hát và trình bày).
 + Mỗi tổ có thể biểu diễn: 2- 3 tiết mục, sau mỗi tiết mục ban giám khảo cho điểm công khai và thư ký ghi điểm lên bảng, điểm của tổ sẽ bằng tổng điểm của các lượt mà các tổ đã đạt được.
 + Sau số lượt quy định, tổ nào có điểm cao đ thắng.
3) Thi tiết mục tự chọn cử tổ:
+ Mỗi tổ biểu diễn 1 tiết mục tự chọn, yêu cầu hát đúng, biểu diễn hay.
+ Các tổ lần lượt biểu diễn.
+ Giám khảo cho điểm, thư ký ghi điểm lên bảng.
V) Kết thúc hoạt động:
 + Người điều khiển nhận xét chung, công bố kết quả hát đồng đội và tiết mục tự chọn của tổ đạt điểm cao nhất, nhì.
 + Mời giáo viên chủ nhiệm lên phát thưởng và phát biểu ý kiến.
Rút kinh nghiệm:
..
. 
Chủ điểm tháng 10:
Chăm ngoan học giỏi.
Hoạt động 1: thảo luận chủ đề
“làm thế nào để học tập tốt theo lời bác dạy”.
I) Yêu cầu giáo dục:
 	Giúp học sinh:
 + Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn.
 + Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực.
 + Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đõ nhau học tốt.
II) Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
+ Nội dung và ý nghĩa của việc “học tập tốt”.
 + Các kinh nghiệm để học tốt các môn học.
 + Các phương pháp cụ thể giúp học tốt các môn học.
2) Hình thức hoạt động:
 + Trao đổi và thảo luận chủ đề “Làm thế nào để học tốt?”.
III) Chuẩn bị:
1) Phương tiện hoạt động:
 + Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, phương pháp học tập tốt do cá nhân tự chuẩn bị.
 + Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh hoạ; Các mô hình hoạt động có liên quan khác.
2) Tổ chức:
 + Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
- Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề 
"Làm thế nào để học tốt" để giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động.
- Yêu cầu tất cả học sinh chuẩn bị: Viết báo cáo về kinh nghiệm 
và phương pháp học tập của mình.
- Hướng dẫn học sinh cách viết báo cáo, lựa chọn môn học hoặc nhóm học để viết báo cáo.
- Qui định thời gian nộp báo cáo.;các tổ trưởng thu báo cáo của tổ viên nộp cho lớp phó học tập.
- Phân công lớp trưởng điều khiển chung, lớp phó học tập điều khiển thảo luận.
- Chuẩn bị chương trình hoạt động.Hướng dẫn lớp trưởng lớp phó phụ trách học tập cách thức phối hợp điều khiển tập thể lớp tiến hành hoạt động.
- Phân công thư ký.lớp ghi biên bản
-Phân công chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
-Phân công trang trí 
- Dự kiến mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn
 + Nhiệm vụ của học sinh.
- Thực hiện các yêu cầu được giao.
- Lớp phó học tập thu báo cáo của tổ, tổng hợp, phân loại các vấn đề trao đổi thảo luận. Lựa chọn cá nhân điển hình.
- Trả lại báo cáo cho tổ, cá nhân.
IV) Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động:
 Hát tập thể.
Trao đổi thảo luận:
+ Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi, thảo luận theo chủ đề 
yêu cầu khi phát biểu ý kiến không dùng báo cáo viết sẵn mà dùng lời để trao đổi, tranh luận.
 + Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề để lớp trao đổi thảo luận.
 + Lớp phó học tập phối hợp với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi.
 + Lớp trưởng hoặc lớp phó học tập tổng kết tóm tắt từng vấn đề, hoặc cụm vấn đề đã được trao đổi, thảo luận và nhất trí cao.
 + Những vấn đề khó lớp trưởng có thể mời giáo viên cố vấn giải đáp.
3) Văn nghệ:
 + Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một vài tiết mục.
 + Các bạn có tiết mục văn nghệ lần lượt trình bày.
V) Kết thúc hoạt động:
 + Giáo viên nhận xét hoạt động (ưu điểm- hạn chế).
 + Động viên các cá nhân có những ý kiến, rút kinh nghiệm.
 + Nhấn mạnh lại ý nghĩa của hoạt động.
Rút kinh nghiệm:
..
 ------------------------------------------
Hoạt động 3 : 
những tấm gương học tốt.
I) Yêu cầu giáo dục:
 	Qua những tấm gương sáng học tốt:
 + Giáo dục cho học sinh tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
 + Rèn kỹ năng phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý trí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tập tốt.
II) Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
+ Tư liệu về tấm gương học tốt, ham học, hiều học, những gương vượt 
khó để vươn lên học tốt..., sưu tầm được hay tìm hiểu trên sách, báo và trong đời sống thực tế.
 + Các hiện tượng tự nhiên, các câu đố khoa học có liên quan để rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo.
2) Hình thức hoạt động:
 + Thi tìm hiểu, thi kể truyện.
 + Văn nghệ xen kẽ.
III) Chuẩn bị:
1) Phương tiện hoạt động:
 + Các tư liệu liên quan đến chủ đề hoạt động.
 + Hệ thống câu hỏi, câu đố.
 + Bảng quy định điểm chuẩn và thang điểm.
 + Phần thưởng.
 + Các lá cờ nhỏ hoặc chuông.
2) Tổ chức:
 + Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu nội dung và hình thức tổ chức hoạt động và hướng dẫn sưu tầm, 
tìm tư liệu nêu kế hoạch và thời gian tiến hành.
- Phân công, giúp đỡ và hướng dẫn lực lượng cốt cán trong lớp chuẩn bị 
các công việc cụ thể:
* Mỗi tổ cử một đội dự thi: 3- 5 người.
* Một ban giám khảo.
* Một người dẫn chương trình.
* Nhóm trang trí.
 + Nhiệm vụ của học sinh:
- Thực hiện nhiệm vụ được phân công
- Trao đổi, bàn bạc, chuẩn bị tư liệu và nội dung sẵn sàng thi.
- Các tổ cùng đội dự thi: Thống nhất hoạt động.
IV) Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động:
 Hát tập thể.
2) Cuộc thi:
 + Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố.
Câu 1: Bạn hãy kể một tấm gương vượt khó vươn lên học tập tốt?
Câu 2: Trường ta hiện có bao nhiêu học sinh giỏi toàn diện từ lớp 6 đến lớp 9? Hãy kể một tấm gương cụ thể?
Câu 3: Vì sao một đàn chim lớn có thể đổi hướng bay trong một khoảnh khắc?
Câu 4: Hãy trình bày một bài hát bạn yêu thích...
 + Đội nào có câu trả lời trước sẽ đánh tín hiệu (cắm cờ, lắc chuông).
 + Ban giám khảo chấm điểm. Điểm được công bố ngay và thư ký giám khảo sẽ ghi lên ô điểm của từng đội (công bố tổng điểm).
 + Ban giám khảo công bố đội đạt giải: nhất, nhì, ba.
 + Người dẫn chương trình mời giáo viên chủ nhiệm hoặc đại biểu lên trao giải.
V) Kết thúc hoạt động:
 + Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá buổi học.
Rút kinh nghiệm:
.
Chủ đề tháng 11:
"Tôn sư trọng đạo".
Hoạt động 1: 
thảo luận chủ đề 
“Tình nghĩa thầy trò”.
I) Yêu cầu giáo dục:
 Giúp học sinh:
 + Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo.
 + Yêu quý và tin tưởng các thầy, cô giáo.
 + Kính trọng, lễ phép với thầ ... nh, và tư liệu liên quan đến tổ chức Đoàn nhà trường.
 + Các bản thảo luận.
 + Các tiết mục văn nghệ.
2) Tổ chức:
 * Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
 + Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tiến hành.
 + Hội ý với cán bộ Đoàn, Đội, cán bộ lớp thống nhất chương trình KH thực hiện.
	- Chuẩn bị nội dung.
	- Phân công người điều khiển chung.
	- Phân công người dẫn chương trình
	- Phân công người trang trí.
	- Mời đại biểu dự.
 * Nhiệm vụ của học sinh:
 + Thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
 + Chi đội trưởng phổ biến câu hỏi, đề nghị cá nhân lựa chọn, ý kiến sẽ phát biểu.
 + Đội văn nghệ của lớp chuẩn bị văn nghệ.
IV) Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động:
 Hát tập thể bài hát: “Tiến lên đoàn viên”.
2) Diễn đàn và thảo luận:
 + Người dẫn chương trình lần lượt nêu một số vấn đề hoặc câu hỏi đã chuẩn bị.
 + Học sinh xung phong phát biểu, trình bày nhận thức, quan điểm của mình.
 + Các bạn khác góp ý kiến, bổ sung, thảo luận, tranh luận.
 + Người dẫn chương trình tổng hợp những ý kiến chính.
3) Văn nghệ:
 	Người điều khiển chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị của cá nhân và tập thể. 
V) Kết thúc hoạt động:
 	Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả qua buổi sinh hoạt.
Rút kinh nghiệm:
Hoạt động 2: 
Thi viết, vẽ về đoàn.
I) Yêu cầu giáo dục:
 	Giúp học sinh:
 + Nhận thức được những biểu tượng tốt đẹp về Đoàn, về những đội viên ưu tú đã phát huy vai trò tiên phong của Đoàn trong học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 + Tự hào và trân trọng những hình ảnh, những biểu tượng tốt đẹp về Đoàn.
II) Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
+ Những bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, bài viết... do học sinh sáng tác 
về Đoàn.
+ Những lời bình, đánh giá về các sáng tác. 
2) Hình thức hoạt động:
 + Thi viết, vẽ và trưng bày tác phẩm sáng tác.
 + Qua hình thức báo tường.
III) Chuẩn bị:
1) Phương tiện hoạt động:
 + Giấy, bút màu, giấy vẽ, mực vẽ...
 + Địa điểm trưng bày.
 + Phần thưởng.
2) Tổ chức:
 * Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu và nội dung thi:
 + Mỗi tổ xây dựng một tờ báo tường.
 + Mỗi cá nhân đều tham gia đóng góp xây dựng tờ báo tường của tổ.
 * Nhiệm vụ của học sinh:
 + Thành lập Ban giám khảo.
 + Mời các cố vấn là giáo viên Mỹ thuật...
 + Các tổ bàn bạc, phân công.
 + Thống nhất kế hoạch, thời gia tiến hành.
 + Cử người dẫn chương trình.
 + Cử nhóm trang trí, chuẩn bị pphần thưởng
 + Mời đại biểu.
IV) Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động:
 Hát tập thể.
2) Trương bày và giới thiệu sản phẩm dự thi:
 + Người dẫn chương trình mời các tổ trưng bày các sản phẩm dự thi.
 + Các tổ lên giới thiệu khái quát tờ báo tường của tổ.
 + Thời gian 3- 5 phút/ tổ.
 + Ban cố vần và Ban giám khảo cho điểm.
3) Bính báo và văn nghệ:
 + Người dẫn chương trình đề nghị mỗi tổ chọn một bài viết hay và một bức tranh, ảnh có ý nghĩa nhất để trình bày trước lớp.
 + Lần lượt các tổ lên thể hiện.
 + Ban giám khảo lên công bố điểm.
 + Trình diễn một số tiết mục văn nghệ.
 + Ban giám khảo công bố tổng điểm từng tổ.
 + Trao phần thưởng cho các tổ và cá nhân.
V) Kết thúc hoạt động:
 	Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả qua buổi sinh hoạt.	 
Rút kinh nghiệm:
Chủ đề tháng 4:
Hoà bình và hữu nghị .
Hoạt động 1: 
 Thi tìm hiểu về tổ chức unesco .
I) Yêu cầu giáo dục:
 	Giúp học sinh:
 + Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO- tổ chức Quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hoá.
 + Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO.
 + ủng hộ và quan tâm với những việc làm, hoạt động vì sự phát triển của mỗi Quốc gia của cộng đồng Quốc tế.
II) Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
+ Mục đích hoạt động của UNESCO.
+ Chức năng của UNESCO.
+ Cơ cấu tổ chức của UNESCO.
2) Hình thức hoạt động:
 + Thi tìm hiểu về tổ chức UNESCO dưới hình thức hái hoa dân chủ. 
III) Chuẩn bị:
1) Phương tiện hoạt động:
 + Tài liệu, sách báo nói về tổ chức UNESCO.
 + Sơ đồ cơ cấu tổ chức UNESCO.
 + Phiếu câu hỏi.
 + Cây hoa gài câu hỏi.
 + Khăn bàn, lọ hoa.
2) Tổ chức:
 + Giáo viên chủ nhiệm phát động toàn lớp sưu tầm tư liệu, sách báo, tranh ảnh nói về tổ chức UNESCO.
 + Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên GDCD và lịch sử để xây dựng sơ đồ cơ cấu tổ chức UNESCO.
 + Xây dựng câu hỏi:
Câu 1: UNESCO thành lập vào thời gian nào?
Câu 2: Vì sao có sự ra đời của tổ chức này?
Câu 3: Mục đích của UNESCO là gì?
Câu 4: UNESCO có những chức năng nào?
Câu 5: Nêu cơ cấu của tổ chức này?
Câu 6: UNESCO có phải là một cơ quan Liên hợp quốc không?
 + Phân công chuẩn bị.
 + Cử người điều khiển chương trình, Ban giám khảo.
IV) Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động:
 Hát tập thể.
2) Hoạt động:
 + Người điều khiển chương trình nêu rõ yêu cầu cuộc thi, cách thức thi và giới thiệu Ban giám khảo.
 + Người điều khiển mời lần lượt đại diện các tổ lên hái hoa. Nếu người đó không trả lời được thì bị trừ điểm và mời người khác trả lời.
 + Khi trả lời xong Ban giám khảo công bố điểm.
 + Xen kẽ chương trình văn nghệ (bài hát, câu truyện phản đối chiến tranh, ca ngợi hoà bình).
 + Ban giám khảo tổng kết cuộc thi. 
 + Giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn nêu tóm tắt nội dung chính về tổ chức UNESCO để toàn thể học sinh nắm rõ.
V) Kết thúc hoạt động:
	Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả qua buổi sinh hoạt. 	 
 --------------------------------------------------
Hoạt động 2: 
Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30- 4.
I) Yêu cầu giáo dục:
 	Giúp học sinh:
 + Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa Quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn Miền nam, thống nhất đất nước.
 + Rèn luyện các kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt hhộng tập thể.
 + Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng thống nhất đất nước.
II) Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
+ Giá trị lịch sử và ý nghĩa Quốc tế ngày 30- 4.
+ Những diễn biến chính và chiến dịch Hồ Chí Minh đ ngày gải phóng 
hoàn toàn Miền nam thống nhất đất nước.
2) Hình thức hoạt động:
 + Phát biểu cảm tưởng, nêu lên những nhận thức của mình về ngày 30- 4.
 + Biểu diễn chương trình văn nghệ.
III) Chuẩn bị:
1) Phương tiện hoạt động:
 + Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa Quốc tế ngày giải phóng hoàn toàn Miền nam.
 + Viết cảm nghĩ của mình về ngày 30- 4.
 + Các tiết mục văn nghệ.
2) Tổ chức:
 + Giáo viên chủ nhiệm phát động toàn lớp viết cảm nghĩ của mình về ngày 30- 4.
 + Mỗi tổ chuẩn bị 2- 3 tiết mục văn nghệ.
 + Cử người điều khiển chương trình.
 + Phân công trang trí. 
 + Mời khách.
IV) Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động:
 Hát tập thể.
2) Phát biểu cảm tưởng:
 + Người điều khiển chương trình mời giáo viên chủ nhiệm nêu tóm tắt ý nghĩa ngày 30 –4.
 + Mời đại diện học sinh nêu cảm nghĩ của mình về ngày 30 –4.
3) Biểu diễn văn nghệ:
 + Người điều khiển chương trình mời các bạn có tiết mục văn nghệ lên biểu diễn.
 + Kết thúc biểu diễn cả lớp hát bài: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” hoặc một bài khác phù hợp chủ điểm.
V) Kết thúc hoạt động:
 	 Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả qua buổi sinh hoạt.
Chủ đề tháng 5:
Bác hồ kính yêu .
* Mục tiêu giáo dục:
Giúp HS : 
- Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ về quyền được học tập, được phát triển xác định trách nhiệm của học sinh theo lời Bác Hồ dạy.
- Tôn trọng và sẵn sàng làm theo lời Bác dạy.
- Tích cực rèn luyện để xứng đáng là thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Hoạt động 1: 
Thi tìm hiểu chủ đề "bác hồ với thiếu nhi”.
1. Yêu cầu giáo dục:
- Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi trong việc phát triển nhân cách.
- Tự hào, trân trọng và ghi nhớ những lời Bác Hồ dạy đối với thiếu nhi.
- Xác định trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
- Những lời dạy ân cần của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
- Trách nhiệm của học sinh lớp 8 với việc thực hiện những lời dạy đó chuẩn bị cho tương lai.
b) Hình thức:
- Thảo luận, phát biểu cảm tưởng.
- Báo cáo kết quả tìm hiểu.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a) Về phương tiện:
- Báo cáo kết quả sưu tầm những lời dạy của Bác Hồ, truyện ngắn
- Bài phát biểu cảm tưởng, một số bài hát, nhạc cụ (nếu có).
b) Về tổ chức:
- Xây dựng nội dung chương trình thảo luận, phát động cả lớp sưu tầm.
- Tập hợp các báo cáo kết quả sưu tầm, lựa chọn một số bài viết hay.
- Phân công người điều khiển chương trình, thư kí ,trang trí
4. Tiến hành hoạt động:
a) Thảo luận:
- Người điều khiển chương trình nêu vấn đề cần thảo luận: chẳng hạn 
như : Bạn cho biết Bác Hồ đã nói câu nói nào về vai trò đội TNTP Hồ Chí Minh?
- Người điều khiển chương trình nêu vấn đề cần thảo luận, mọi người xung phong phát biểu, nếu không ai xung phong người điều khiển chương trình chỉ định.
- Một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ để thay đổi không khí, tăng thêm phần vui vẻ.
- Thư kí ghi các ý kiến phát biểu, kết thúc thảo luận thư kí tóm tắt những điểm chính.
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả qua buổi sinh hoạt.
Hoạt động 2
Sinh hoaùt vaờn ngheọ mửứng ngaứy 19 - 5
I/ Yêu cầu giáo dục:
HS nâng cao hiểu biếy về tình cảm và công lao của Bác Hồ đối với dân tộc,với thiếu nhi
HS tự hào,kính trọng,biết ơn Bác Hồ,nguyện học tập và làm theo lời dạy của Bác
Tích cực,tự giác rèn luyện để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ kính yêu
II/ Nội dung và hình thức hoạt động
 1/ Nội dung:
 -Ca ngợi công ơn của Bác đối với dân tộc,với thiếu nhi
 -Tình cảm của Bác với dân tộc,với thiếu nhi và ngược lại tình cảm của người dân với Bác
 2/ Hình thức hoạt động :
 -Biểudiễn văn nghệ :Đơn ca, song ca,tốp ca.
 -Nghe kể chuyện về Bác Hồ
 III/ Chuẩn bị hoạt động :
 1-Về phương tiện:
 -Các bài hát ,điệu múa ,bài thơ,. về Bác Hồ
 -Nhạc cụ dùng cho biểu diễn ,trang trí lớp
 2- Về tổ chức;
 -GV chủ nhiệm phát động lớp chuẩn bị các tiêt mục
 -Các tổ đang ký số tiết mục văn nghệ
 -Lớp phó văn nghệ sắp xếp chương trình các thành viên đăng ký và điều khiển chương trình
 -Trang trí lớp học ,chuẩn bị nhạc cụ
 IV/ Tiến hành hoạt động;
 1-Khởi động:
 -Người điều khiển chương trình nêu lý do của buổi hoạt động này
 -Lớp trưởng tuyên bố hoạt đông : dưới hình thức văn nghệ giao lưu kết hợp chấm điểm thi đua nhân dịp kỷ niệm chào mừng ngày sinh nhật Bác 19-5
 2-Biểu diễn:
 -Người điều khiển chương trình lần lượt mời các ban có tiết mục văn nghệ lên trình bày
 -Các cá nhân lần lượt trình bày tiết mục đã chuẩn bị
 -Người điều khiển có thể nêu một số câu hỏi tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời của Bác 
 -Một đại diện học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về buổi biểu diễn này
 V/ Kết thúc hoạt động
Người điều khiển tổng kết hoạt động 
GV chủ nhiệm nhận xét hoạt động qua buổi sinh hoạt văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docxGDNGLLKHOI 8.docx