I.MỤC TIÊU:
- Kiến thức: H/s nắm được các HĐT : Tổng của 2 lập phương, hiệu của 2 lập phương, phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm " tổng 2 lập phương", " hiệu 2 lập phương" với khái niệm " lập phương của 1 tổng", " lập phương của 1 hiệu".
- Kỹ năng: H/s biết vận dụng các HĐT " Tổng 2 lập phương, hiệu 2 lập phương" vào giải bài tập.
- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, rèn trí nhớ.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ, giáo án, SGK Toán 8 tập 1.
- Học sinh: Ôn tập 5 HĐT đã học, làm bài tập về nhà, nháp.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Tổ chức:
Tuần 4 Ngày soạn: 4.9.09 Ngày giảng: Tiết 7. Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) I.mục tiêu: - Kiến thức: H/s nắm được các HĐT : Tổng của 2 lập phương, hiệu của 2 lập phương, phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm " tổng 2 lập phương", " hiệu 2 lập phương" với khái niệm " lập phương của 1 tổng", " lập phương của 1 hiệu". - Kỹ năng: H/s biết vận dụng các HĐT " Tổng 2 lập phương, hiệu 2 lập phương" vào giải bài tập. - Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, rèn trí nhớ. II.phương tiện dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ, giáo án, SGK Toán 8 tập 1. - Học sinh: Ôn tập 5 HĐT đã học, làm bài tập về nhà, nháp. iii. các phương pháp dạy học: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp luyện tập thực hành. Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. iv. tiến trình lên lớp: 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: - GV đưa đề KT ra bảng phụ + HS1: Tính a) (3x-2y)3 = ; b) (2x +)3 + HS2: Viết biểu thức sau dưới dạng lập phương của 1 tổng:8p3 + 12p2 + 6p + 1 + HS3: Viết các HĐT lập phương của 1 tổng, lập phương của 1 hiệu và phát biểu các HĐT đó bằng lời? + GV chốt lại: 2 CT chỉ khác nhau về dấu ( Nếu trong hạng thức có 1 hạng tử duy nhất bằng số thì: + Viết số đó dưới dạng lập phương để tìm ra một hạng tử. + Tách ra thừa số 3 từ hệ số của 2 hạng tử thích hợp để từ đó phân tích tìm ra hạng tử thứ 2. + HS1: Lên bảng tính a,(3x - 2y) = 27x3 - 54x2y + 36xy2 - 8y3 b,(2x + )3 = 8x3 +4x2 +x + + HS2: 8m3 + 12m2 + 6m +1 = (2m3) + 3(2m)2 .1 + 3.2m.12 = (2m + 1)3 + HS3: Phát biểu và viết HĐT? - HS so sánh kết quả của bạn và của mình - HS nghe hiểu 3.Bài mới: Hoạt động 1. 6.Tổng hai lập phương: -Yêu cầu học sinh thực hiện ?1. - Nếu A, B là các biểu thức, ta có công thức nào? - GV giới thiệu: A2 - AB + B2 gọi là bình phương thiếu của hiệu A – B. - Hãy phát biểu hằng đẳng thức trên bằng lời? - Yêu cầu học sinh làm phần áp dụng. ?1. (a+b).(a2-ab+b2) = a3-a2b+ab2+a2b-ab2+b3=a3+b3 Vậy a3+b3=(a+b).(a2-ab+b2. Với A, B là các biểu thức tuỳ ý ta cũng có A3 + B3 = (A + B) ( A2 - AB + B2) (6) ?2. Học sinh phát biểu. áp dụng: a)Viết x3 + 8 dưới dạng tích Có: x3 + 8 = x3 + 23 = (x + 2) (x2 -2x + 4) b) Viết (x + 1) ( x2 - x + 1) = x3 + 13= x3 + 1 Hoạt động 2. 7. Hiệu hai lập phương. -Yêu cầu học sinh thực hiện ?1. - Nếu A, B là các biểu thức, ta có công thức nào? - GV giới thiệu: A2 + AB + B2 gọi là bình phương thiếu của tổng A + B. - Hãy phát biểu hằng đẳng thức trên bằng lời? Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh làm phần áp dụng. - Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét, giáo viên chốt lại kết quả. ?3. (a-b).(a2 + ab + b2) = a3 + a2b+ab2- a2b-ab2- b3 = a3- b3 Vậy a3- b3=(a-b).(a2+ab+b2). Với A, B là các biểu thức tuỳ ý ta cũng có A3 - B3 = (A - B) ( A2 + AB + B2) (7) ?2. Học sinh phát biểu. áp dụng (GV dùng bảng phụ) a) Tính: (x - 1)(x2 + x + 1) = x3 -1 b) Viết 8x3 - y3 dưới dạng tích Có 8x3 - y3 = (2x)3 - y3 = (2x - y)(4x2 + 2xy + y2) c) (x+2)(x2-2x+4) = x3 + 8. Hoạt động 3. Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ. - Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh ghi 7 hđt ra nháp. Sau 5 phút, giáo viên treo bảng phụ có 7 hđt đáng nhớ, yêu cầu học sinh đối chiếu xem mình viết đúng được mấy hđt, tuyên dương các em viết đúng cả 7 hđt. 1) (A+B)2 = A2 + 2AB + B2 2) (A- B)2 = A2 - 2AB + B2 3) A2 - B2 = (A - B).(A + B) 4) (A + B)3 = A3+3A2B +3AB2+B3 5) (A - B)3 = A3 - 3A2B +3AB2- B3 6) A3 + B3 = (A + B) ( A2 - AB + B2) 7) A3 - B3 = (A - B) ( A2 + AB + B2) 4.Củng cố: - Khi A = x & B = 1 thì các công thức trên được viết ntn? ( x + 1)2 = x2 + 2x + 1 ( x - 1)2 = x2 - 2x + 1 x2 - 12 = (x - 1) ( x + 1) (x + 1)3 = x3 + 3x2 + 3x + 1 (x - 1)3 = x3 - 3x2 + 3x - 1 x3 + 13 = (x + 1)(x2 - x + 1) x3 - 13 = (x - 1)(x2 + x + 1) 5. Hướng dẫn về nhà: - Viết công thức nhiều lần. - Đọc diễn tả bằng lời. - Làm các bài tập 30, 31, 32 (SGK – 16). rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: