Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 6, Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Đạ M'Rông

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 6, Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Đạ M'Rông

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Hiểu được các hằng đẳng thức: Lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu

2. Kỹ năng:

 - Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên vào việc giải bài tập

3. Thái độ:

 - Rèn khả năng tư duy, suy luận.

 II. Chuẩn bị:

- GV: Phấn màu, bảng phụ

- HS: SGK, Bảng con, Bảng phụ

 III. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

 IV. Tiến trình:

1. Ổn định lớp: 8A1: ; 8A2: .; 8A3:

 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 Thực hiện phép nhân: (a + b)(a + b)2

 3. Nội dung bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 6, Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Đạ M'Rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/8/2010
Ngày dạy: 25/8/2010
Tuần: 3
Tiết: 6
§4. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tt) 
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	 - Hiểu được các hằng đẳng thức: Lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu
2. Kỹ năng:
	 - Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên vào việc giải bài tập
3. Thái độ:	
	 - Rèn khả năng tư duy, suy luận.
 II. Chuẩn bị:
- GV: Phấn màu, bảng phụ
- HS: SGK, Bảng con, Bảng phụ
 III. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
 IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: 8A1:; 8A2:.; 8A3:
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	Thực hiện phép nhân:	(a + b)(a + b)2 
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1:Lập phương của một tổng: (13’)
	Từ bài tập kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu HĐT thứ 4.
	GV giới thiệu hai bài tập áp dụng và yêu cầu HS lên bảng làm.
	HS theo dõi và ghi bài
	Hai HS lên bảng, các em còn lại làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
1. Lập phương của một tổng: 
	(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
Áp dụng: 
a) Tính: (x + 1)3 = x3 + 3x2.1 + 3x.12 + 13
	 = x3 + 3x2 + 3x + 1
b) Tính: 
(2x + y)3 = (2x)3 + 3(2x)2.y + 3.2x.y2 + y3
	 = 8x3 + 6x2y + 6xy2 +y3 
Hoạt động 2: Lập phương của một hiệu: (17’)
 GV yêu cầu HS dựa vào HĐT thứ 4 để tính (a + (-b))3.
	Từ bài tập trên, GV giới thiệu HĐT thứ 5.
	GV giới thiệu hai bài tập áp dụng và yêu cầu HS lên bảng làm.
GV chia lớp thành 5 nhóm thảo luận bài tập này.
	GV yêu cầu HS trình bày kết luận của mình.
	HS thực hiện
	HS theo dõi và ghi bài
	Hai HS lên bảng, các em còn lại làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
	HS thảo luận.	
	Đại diện các nhóm trình bày chính kiến của mình
2. Lập phương của một hiệu: 
	(A – B)3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3
Áp dụng:
a) Tính: 
= 
= 
b) Tính: (x – 2y)3
= x3 – 3x2.2y + 3x.(2y)2 – (2y)3
= x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3
c) 	(2x – 1)2 = (1 – 2x)2	Đúng
	(x – 1)3 = (1 – x)3	Sai
	(x + 1)3 = (1 + x)3	Đúng
	x2 – 1 = 1 – x2	Sai
	(x – 3)2 = x2 – 2x + 9	Sai
 	4. Củng Cố: (8’)
 	- GV cho HS làm bài tập 26.
	5. Dặn Dò: (2’)
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- Làm bài tập 27, 28, 29.
 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_6_bai_4_nhung_hang_dang_thuc_dang.doc