Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 6, Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ

Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 6, Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ

Hoạt động 1: Vào bài

Chúng ta đã được học về 3 hằng đẳng thức và còn lại bao nhiêu hằng đẳng thức thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài hôm nay.

Hoạt động 2: Lập phương của một tổng

GV nêu yêu cầu ?1 sgk tính

(a + b)(a + b)2 =

GV: em hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính?

HS: thực hiện luỹ thừa trước rồi đến nhân (chia), cộng (trừ).

GV: cho học sinh thực hiện ?1

HS: nêu cách làm

GV: em hãy nhắc lại quy tắc nhân hai đa thức?

HS: nhận xét bài làm

GV: giáo viên nhận xét và nêu vấn đề với A và B là 2 biểu thức thì ta có đẳng thức nào?

HS: (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3

GV: em nào có thể phát biểu bằng lời cho hằng đẳng thức này?

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 6, Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 Tiết: 6
Tuần dạy: 3
NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ 
1. MỤC TIÊU:
	1.1 Kiến thức: HS nắm được các hằng đẳng thức: lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.
	1.2 Kĩ năng: Biết vận dụng các hằng đẳng thức để giải bài tập, tính nhanh giá trị của một biểu thức. Nhớ và viết được các hằng đẳûng thức đã học
	1.3 Thái độ: tính toán cẩn thận, chính xác
2. TRỌNG TÂM
	Hằng đẳng thức lập phương của một tổng, lập phương của một tổng, 
3. CHUẨN BỊ:
3.1 GV: phấn màu, thước kẻ.
3.2 HS: Học thuộc ba hằng đẳng thức bài trước
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 8A2:	 
4.2 Kiểm tra miệng 
Câu hỏi: Hãy viết ba hằng đẳng thức đã học? (6đ)
Aùp dụng: Vận dụng hằng đẳng thức để tính (4đ)
	1012 và 1992
Trả lời:	(A+B)2= A2 + 2AB + B2
	(A-B)2 = A2 - 2AB + B2
	A2 - B2 = (A-B).(A+B)
Aùp dụng:	
1012 = (100 + 1)2 = 1002+2.100.1+ 12 
= 10000 + 200 + 1 =10201
1992 = (200 – 1)2 = 2002+2.200.1+ 12 
= 40000 – 400 + 1 = 39601
4.3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ 
HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài 
Chúng ta đã được học về 3 hằng đẳng thức và còn lại bao nhiêu hằng đẳng thức thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài hôm nay.
Hoạt động 2: Lập phương của một tổng
GV nêu yêu cầu ?1 sgk tính
(a + b)(a + b)2 = 
GV: em hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính?
HS: thực hiện luỹ thừa trước rồi đến nhân (chia), cộng (trừ).
GV: cho học sinh thực hiện ?1
HS: nêu cách làm
GV: em hãy nhắc lại quy tắc nhân hai đa thức?
HS: nhận xét bài làm
GV: giáo viên nhận xét và nêu vấn đề với A và B là 2 biểu thức thì ta có đẳng thức nào?
HS: (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
GV: em nào có thể phát biểu bằng lời cho hằng đẳng thức này?
HS: học sinh phát biểu.
GV: cho học sinh làm bài tập áp dụng
HS: lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở
GV: em hãy cho biết bạn làm bài tập áp dụng đúng chưa?
HS: nhận xét
GV: nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Lập phương của một hiệu
GV: yêu cầu học sinh thực hiện phép tính 
(a-b)3 = [a + (-b)]3 = .....
HS: (a-b)3 = a3+ 3a2(- b) + 3a(-b)2 - b 3
 (a-b)3 = a3- 3a2b + 3ab2- b 3
GV: em hãy nhận xét bạn làm bài đúng chưa?
HS: nhận xét
GV: vậy nếu A, B là hai biểu thức thì ta có hằng đẳng thức nào?
- HS: viết hằng đẳng thức
- GV: nhận xét 
- GV: em hãy phát biểu hằng đẳng thức này bằng lời? 
- HS: phát biểu
- GV: nhận xét và cho học sinh làm bài tập áp dụng
- HS: lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở 
- GV: gọi học sinh nhận xét bài làm và góp ý bổ sung
- GV: nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh và cho điểm.
- GV: cho học sinh làm bài tập câu c theo nhóm trong thời gian 3 phút, làm bài theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm làm 1 câu. 
- HS: nêu kết quả
- GV: nhận xét đánh giá
- GV: nhận xét
- GV: em có nhận xét gì về (A-B)2 và (B-A)2 ?
(A-B)3 và (B-A)3?
- HS: nêu nhận xét như phần chú ý
- GV: nhận xét và củng cố phần chú ý 
4. Lập phương của một tổng:
?1.
(a + b)(a + b)2 = (a + b)(a2 + 2ab + b2)
 = a3 + 2a2b + ab2+ a2b + 2ab2 +b3
 = a3 + 3a2b + 3ab 2 + b3
Tổng quát:
(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
?2.
Áp dụng: 
a) (x + 1)3 = x3 + 3x2.1 + 3.x.12 + 13
 = x3 + 3x2 + 3x + 1
b) (2x + y)3 = (2x)3 + 3.(2x)2.y + 3.2x.y2 + y3
 = 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3
5. Lập phương của một hiệu:
?3.
Tổng quát:
(A – B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
?4.
Áp dụng:
a) (x - )3 = x3 – 3x2. + 3x.( )2 - ()3
 = x3 - x2 + x - 
b) (x-2y)3 = x3- 3.x2.2y +3.x.(2y)2 - (2y)3
 = x3- 6x2y + 12xy2 - 8y3
c) 
1) (2x- 1)2 = (1 - 2x)2 (Đ) 
2) (x - 1)3 = (1 - x)3 (sai) 
3) (x+1)3 = (1+x)3 (Đ)
4) x2 - 1 = 1 - x2 (sai)
5) (x - 3)2 = x2 - 2x + 9 (sai)
Nhận xét: 
F(A - B)2 = (B - A)2
F(A - B)3 = - (B - A)3
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố
Bài tập: Tính nhanh 
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
	- Đối với bài học ở tiết học này
 + Học thuộc thật vững chắc 5 hằng đẳng thức, nhớ cách gọi tên cho từng hằng đẳng thức.
 + Xem kỹ các bài tập đã làm trong bài này. 
+ Làm bài tập 26, 27, 28 SGK/14.
+ Hướng dẫn bài tập 28: em nên viết biểu thức đã cho thành lập phương của một tổng (hoặc hiệu) tương tự bài tập đã làm rồi mới tính giá trị của biểu thức.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị 2 hằng đẳng thức tiếp theo.
+ Soạn và tìm hiểu trước các ? ở SGK
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khuyết điểm 
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
Khắc phục 	
Kiểm tra của tổ 	Kiểm tra của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docdai t6.doc