I. Mục tiêu:
1) Về kiến thức: Củng cố kiến thức về các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức
2) Về kỹ năng:HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn, đa thức.
3) Về tư duy, thái độ:Rèn luyện tính cẩn thậntrong tính toán, có tinh thần hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Các BT 10, 12, 13 phần luyện tập.
2. HS: Các BT đã dặn ở tiết trước
III. Kiểm tra bài cũ: ( ( 5 phút)
TUẦN 2– TIẾT 3 Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu: 1) Về kiến thức: Củng cố kiến thức về các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức 2) Về kỹ năng:HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn, đa thức. 3) Về tư duy, thái độ:Rèn luyện tính cẩn thậntrong tính toán, có tinh thần hợp tác. II. Chuẩn bị : GV: Các BT 10, 12, 13 phần luyện tập. HS: Các BT đã dặn ở tiết trước III. Kiểm tra bài cũ: ( ( 5 phút) Câu hỏi Đáp án HS1: 1. Phát biểu qui tắc nhân đơn thức với đa thức? (5đ) 2. Làm tính nhân: 3x.(5x2 – 2x - 1) (5đ) 1. Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau. (5đ) 2. 3x.(5x2 – 2x - 1) =15x3 –6x2 –3x (5đ) HS2: 1. Phát biểu qui tắc nhân đa thức với đa thức? (5đ) 2. Làm tính nhân: (5x–2y).(x2 –xy + 1) (5đ) 1. Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau. (5đ) 2. (5x–2y).(x2 –xy + 1) = –7x2y +2xy2 +5x –2y (5đ) III.Tiến trình giảng bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt Động 1: Ôn tập lý thuyết - Cho học sinh nêu công thức nhân dưới dạng tổng quát ? Hoạt Động 2 : Sửa Bài tập ở nhà -Cho 3 HS lên sửa 3 câu a, b, c -Quan sát lớp, gọi một số HS lên kiểm tra BT làm ở nhà -Cho HS nhận xét, GV nhận xét sửa sai (nếu có) Hoạt động 3: Giải bài tập ở lớp Giải BT 10 SGK -Gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. - Cho các HS khác đóng góp ý kiến về bài làm của bạn trên bảng, ghi điểm(nếu được) -Nêu những vấn đề mà HS thường mắc sai lầm để các em rút kinh nghiệm. -Sửa hoàn chỉnh. * Giải BT 12 SGK. -Cho HS thảo luận ít phút nêu ra cách làm. -Lưu ý cho HS là phải thu gọn biểu thức(nếu được)trước khi tính giá trị. -Cho một HS lên thu gọn biểu thức. -Cho 4 HS lên tính giá trị. * Giải BT 13 SGK -Gọi một HS lên làm, cả lớp làm phía dưới. Phát biểu. Lên bảng sửa bài theo yêu cầu của GV. -Nộp tập cho GV kiểm tra. -Đóng góp ý kiến cho bài làm trên bảng, sửa sai bài làm của mình (nếu có) -Làm bài theo yêu cầu của GV. -Cho ý kiến về bài làm của bạn. -Chú ý lắng nghe các chỉ dẫn của GV, rút kinh nghiệm cho bản thân. -Sửa hoàn chỉnh bài làm của mình. - Thảo luận, nêu cách làm. -Lưu ý các hướng dẫn của GV. -Làm bài theo yêu cầu của GV. Cho ý kiến bài làm của bạn, sửa hoàn chỉnh bài làm của mình. I. Ôn tập lý thuyết :(3 phút) Với A, B, C, D là những đa thức 1. A.( B + C) = A.B + A.C 2. (A + B)(C + D) = A.B + A.D + B.C + B.D Chú ý : Sau khi nhân cần thu gọn các hạng tử đồng dạng nếu có II. Sửa bài tập :(8 phút) BT6 SBT : a) 5x3 +2xy2 -7x2y +5x -2y b) x3 +2x2 –x -2 c) 2x4y2 -x2y4 III. Giải bài tập tại lớp.(22 phút) BT 10 SGK : Thực hiện phép tính : a) (x2 – 2x + 3) (x - 5) = x3 – 5x2 –x2 +10x +x –15 = x3 – 6x2 + x – 15 b) (x2 – 2xy +y2).(x - y) = x3 -x2y -2x2y +2xy2 +xy2 –y3. = x3 – 3x2y +3xy2 – y3 BT 12 SGK : A = (x2 -5)(x +3) + (x +4)(x –x2) = x3 +3x2 –5x –15 +x2 –x3+ 4x-4x2 = -x - 15 a/ Với x = 0 thì A = - 15 b/ Với x =15 thì A = -30 c/ Với x = -15 thì A = 0 d/ Với x = 0,15 thì A = -15,15 BT13 SGK : Tìm x biết (12x-5)(4x-1)+(3x-7)(1-16x)=81 48x2-20x-12x+5+3x-48x2-7+112x= 81 83x-2=81 83x=83 x=1 V. Củng cố : (5phút) *Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức *Phiếu học tập VI. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút) - Xem và làm lại các BT đã sửa. PHIẾU HỌC TẬP Tên HS: Làm tính nhân: a)3x( x2 –7x + 9) b) c) (x–1)(x+1)(x+2) - Làm BT 11, 14 SGK.Hướng dẫn BT 11: Thực hiện phép tính sao cho biểu thức không còn chứa x. Đáp án a)3x3 -21x2 +27x b) c) x3+2x2 –x -2 RÚT KINH NGHIỆM :
Tài liệu đính kèm: