Giáo án Đại số Khối 8 - Học kì II - Năm học 2006-2007

Giáo án Đại số Khối 8 - Học kì II - Năm học 2006-2007

- Cho bài toán: Tìm x biết: 2x + 3 = x – 1

 GV giới thiệu hệ thức 2x + 3 = x – 1 được gọi là một phương trình ẩn số x

 GV giới thiệu:

- Vế trái: 2x + 3

- Vế phải: x – 1

- Hạng tử chứa ẩn: 2x; x

- Hằng số (hạng tử tự do): 3; - 1

- Cho học sinh nêu vài ví dụ khác về phương trình ẩn x, ẩn t, ẩn u . Mỗi ví dụ yêu cầu học sinh nêu: vế trái, vế phải, hạng tử chứa ẩn, hằng số.

- Tổng quát phương trình là gì? (SGK / 5)

- Tính giá trị mỗi vế của phương trình:

2x + 3 = x – 1 khi x = - 4

 GV: ta thấy khi x = - 4 thì hai vế của phương trình có giá trị bằng nhau. Ta nói số -4 nghiệm đúng (hay thoả mãn) phương trình đã cho. Và gọi x = - 4 là một nghiệm của phương trình đó.

 Làm

- Cho học sinh đọc phần chú ý trang 5

- Theo phần chú ý X = 3 có là một phương trình, nếu là phương trình thì một nghiệm của phương trình này là bao nhiêu?

- GV cho biết khi giải một phương trình là ta biểu diễn phương trình đó thành phương trình đơn giản x = m.

- Một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm? (4 trường hợp)

 

doc 147 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Khối 8 - Học kì II - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/ 1/ 2007
Ngày dạy: 
Tuần: 19
TIẾT 41: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
Mục Tiêu:
Học sinh hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ: vế trái, vế phải, nghiệm, tập nghiệm.
Học sinh hiểu khái niệm giải phương trình, làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
Chuẩn Bị:
GV:
HS:
Tiến Trình Dạy Học:
THẦY
TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn (2 ph)
· Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn 8 tiết lý thuyết, 5 tiết luyện tập, 2 tiết ôn chương, 1 tiết kiểm tra. 
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 2: Phương trình một ẩn (15 ph)
- Cho bài toán: Tìm x biết: 2x + 3 = x – 1
· GV giới thiệu hệ thức 2x + 3 = x – 1 được gọi là một phương trình ẩn số x
· GV giới thiệu:
- Vế trái: 2x + 3
- Vế phải: x – 1
- Hạng tử chứa ẩn: 2x; x
- Hằng số (hạng tử tự do): 3; - 1
- Cho học sinh nêu vài ví dụ khác về phương trình ẩn x, ẩn t, ẩn u.. Mỗi ví dụ yêu cầu học sinh nêu: vế trái, vế phải, hạng tử chứa ẩn, hằng số.
- Học sinh cho ví dụ và trả lời.
1) Phương trình một ẩn:
Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x
- Tổng quát phương trình là gì? (SGK / 5)
- Học sinh nêu theo sách giáo khoa trang 5
Ví dụ: 2x + 3 = x – 1 là một phương trình.
Vế trái: 2x + 3
Vế phải: x – 1
Hạng tử chứa ẩn: 2x; x
Hằng số (hạng tử tự do): 3; - 1 
- Tính giá trị mỗi vế của phương trình:
2x + 3 = x – 1 khi x = - 4
- Một học sinh đứng tại chỗ tính và nêu kết quả.
· GV: ta thấy khi x = - 4 thì hai vế của phương trình có giá trị bằng nhau. Ta nói số -4 nghiệm đúng (hay thoả mãn) phương trình đã cho. Và gọi x = - 4 là một nghiệm của phương trình đó.
- Học sinh lắng nghe.
Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn x mà khi thay vào phương trình thì hai vế bằng nhau.
Ví dụ: cho PT: 2x + 3 = x – 1
· Làm 
- Chia lớp thành 2 đội, đội I làm câu a, đội II làm câu b. đội nào làm xong lên bảng trình bày kết quả.
x = - 4 Þ 2(-4) + 3 = -4 – 1
Þ -5 = - 5
Vậy x = - 4 là nghiệm của PT
x = 2 Þ 2. 2 + 3 = 2 – 1
Þ 7 = 1 (vô lý)
Vậy x=2 không là nghiệm của PT
- Cho học sinh đọc phần chú ý trang 5
- Học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên.
- Theo phần chú ý X = 3 có là một phương trình, nếu là phương trình thì một nghiệm của phương trình này là bao nhiêu?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- GV cho biết khi giải một phương trình là ta biểu diễn phương trình đó thành phương trình đơn giản x = m.
- Một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm? (4 trường hợp)
- Học sinh theo phần chú ý để trả 
Hoạt động 3: Giải phương trình (8 ph)
· GV giới thiệu tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó.
2) Giải phương trình:
Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó
· Làm 
· GV lưu ý:
- Cách ghi tập rỗng: S = Ỉ (không có dấu ngoặc nhọn)
- Giải phương trình là tìm tập nghiệm (tất cả các nghiệm) của phương trình đó.
- Học sinh trả lời tại chỗ
Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm: S = Ỉ
Hoạt động 4: Phương trình tương đương (8 ph)
- Cho học sinh đọc sách giáo khoa phần tương ứng.
- Học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên.
3) Phương trình tương đương:
Hai phương trình có cùng một tập nghiệm là hai phương trình tương đương.
- Thế nào là hai phương trình tương đương?
- Học sinh trả lời. 
- Vài học sinh nhắc lại.
· GV giới thiệuký hiệu tương đương: Û 
- Ví dụ: x + 1 = 0 Û x = - 1
Hoạt động 5: luyện tập (10 ph)
- Bài 1 / 6 (SGK)
- GV kiểm tập vài học sinh.
- Ba học sinh làm bảng. Các em khác làm vào vỡ
- Bài 2 / 6 (SGK)
- Tương tự
- Bài 5 / 7 (SGK) (nhóm)
- GV kiểm tra vài nhóm khác.
- Học sinh làm việc theo nhóm. Nhóm làm trước lên bảng trình bày kết quả.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2 ph) 
- Học kỹ phần lý thuyết.
- Làm bài 3 / 6 ; 4 / 7 (SGK)
Ngày soạn: 7/ 1/ 2007
Ngày dạy: 
Tuần: 19
TIẾT 42: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN & CÁCH GIẢI
Mục Tiêu:
Học sinh nắm được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn
Quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và vận dụng thành thạo chúng để giải các phương trình bậc nhất.
Chuẩn Bị:
GV: bảng phụ 8
HS:
Tiến Trình Dạy Học:
THẦY
TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 ph) 
· HS 1:
- Cho ví dụ 1 phương trình
Vế trái? Vế phải? Số hạng chứa ẩn? Số hạng tự do?
- x = ..có là nghiệm của phương trình trên không?
Học sinh 1
· HS 2:
- Thế nào là hai phương trình tương đương?
- Cho các phương trình (1) (2) (3) có các tập nghiệm tương ứng như sau:
S(1) = {-3; -1; 0; 2; 5}
S(2) = {-3; -1; 0; 3; 5}
S(3) = {-3; -1; 2; 5}
- Hỏi trong 3 phương trình trên hai phương trình nào là tương đương nhau?
Học sinh 2
Hoạt động 2: Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn (5 ph)
· GV giới thiệu định nghĩa như SGK
- Học sinh lắng nghe
1) Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn:
Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ¹ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
· GV lưu ý học sinh điều kiện a ¹ 0
Ví dụ: 2x – 1 = 0 ; 3 – 5y = 0 là các PT bậc nhất một ẩn.
- Cho học sinh nêu thêm vài ví dụ ngoài các ví dụ trong SGK
- Vài học sinh nêu ví dụ.
Hoạt động 3: Hai quy tắc biến đổi phương trình (12 ph)
- Cho học sinh đọc phần quy tắc chuyển vế.
- Học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên.
2) Hai quy tắc biến đổi phương trình:
· GV khi chuyển vế ta phải chú ý điều gì?
GV treo bảng phụ
- Đổi dấu số hạng đó.
a. Quy tắc chuyển vế:
Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
· Làm 
- Ba học sinh làm bảng. Các học sinh khác làm vào vỡ và nhận xét.
Ví dụ: x – 4 = 0 Û x = 4
 + x = 0 Û x = - 
- Cho học sinh đọc phần quy tắc nhân. 
- Học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên.
· Hãy phát biểu quy tắc nhân
- Vài học sinh phát biểu.
b. Quy tắc nhân:
· GV lưu ý: trong tập hợp các số thực phép chia tức là nhân với nghịch đảo của nó. Như vậy quy tắc nhân ở đây bao gồm luôn cả phép chia.
Trong một phương trình, ta có thể nhân (hay chia) cả hai vế với cùng một số khác 0.
Ví dụ 1: giải phương trình
3x – 6 = 0
Û 3x = 6 (chuyển vế)
Û x = 6 : 3 (chia hai vế cho 3)
Û x = 2
- Hãy phát biểu tương tự cho phép chia.
- Vài học sinh phát biểu.
Ví dụ 2: giải phương trình 
- Hãy phát biểu chung cho cả nhân và chia.
GV treo bảng phụ
- Vài học sinh phát biểu.
 = - 1
Û x = -1 . 2 (nhân hai vế cho 2)
Û x = - 2
· Làm 
- Ba học sinh làm bảng.
Hoạt động 4: Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn (8 ph)
- Ta thừa nhận rằng: khi dùng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để biến đổi một phương trình ta luôn được một phương trình tương đương.
3) Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn:
Ví dụ 1: giải phương trình:
3x – 9 = 0
Û 3x = 9 (chuyển số hạng -9)
Û x = 3 (chia cả 2 vế cho 3)
- Hướng dẫn học sinh làm 2 ví dụ trong SGK
- Học sinh làm 2 ví dụ trong SGK theo hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ 2: tương tự.
- Khi chuyển vế một số hạng ta phải nhớ điều gì?
- Đổi dấu số hạng đó.
· Làm 
- Một học sinh làm bảng.
Hoạt động 5: luyện tập (8 ph)
- Bài 7/10 (SGK)
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- GV hỏi thêm vì sao b. e. không là phương trình bậc nhất?
- Học sinh suy nghỉ trả lời.
- Bài 8/10 (SGK)
· GV kiểm tập vài học sinh.
- Bốn học sinh làm bảng. Các học sinh khác làm vào vỡ 
- Bài 9/10 (SGK) (nhóm)
· Nhóm 1, 2 làm bài a.
· Nhóm 3, 4 làm bài b
· Nhóm 5, 6 làm bài c
· GV kiểm vài nhóm còn lại.
- Học sinh làm việc theo nhóm. Nhóm nào xong trước lên bảng trình bày.
Hoạt động 6: Củng cố (3 ph)
- Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn số
- Vài học sinh phát biểu.
- Trong định nghĩa lưu ý điều kiện gì?
a ¹ 0
- Phát biểu quy tắc chuyển vế.
- Vài học sinh.
- Khi chuyển vế nhớ điều kiện gì?
- Đổi dấu số hạng.
- Phát biểu quy tắc nhân
- Vài học sinh.
Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà (2 ph) 
- Học thuộc định nghĩa, hai quy tắc biến đổi , cách giải PT bậc nhất một ẩn
Làm bài 6/9 (SGK)
Ngày soạn: 7/ 1/ 2007
Ngày dạy: 
Tuần: 19
TIẾT 33: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
Mục Tiêu:
Học sinh nắm được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành.
Học sinh tính được diện tích hình thang, hình bình hành theo công thức đã học.
Học sinh chứng minh được định lý về diện tích hình thang, hình bình hành..
Chuẩn Bị:
GV:
HS:
Tiến Trình Dạy Học:
THẦY
TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8 ph) 
- Phát biểu cách tính diện tích hình tam giác.
- Làm bài 16a/ 121
- Học sinh 1
- Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- Làm bài 6a/ 118
- Học sinh 2
Hoạt động 2: Công thức tính diện tích hình thang (6 ph)
GV: Từ công thức tính diện tích tam giác có tính được diện tích hình thang hay không? Qua bài học hôm nay ta sẽ biết được điều đó.
1. Công thức tính diện tích hình thang
Diện tích hình thang bằng nữa tích của tổng hai đáy với chiều cao
- Cho học sinh làm 
- Học sinh làm việc cá nhân
- Ba học sinh lên bảng điền vào chỗ trống
S = (a + b). h
- GV gợi ý thêm: chiều cao D ABC cũng là AH
(Hình vẽ)
- Qua kết quả của bài tập trên hãy phát biểu công thức tính diện tích hình thang.
- Học sinh có thể dựa vào SGK để phát biểu.
- Vài học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Công thức tính diện tích hình bình hành. (6 ph)
- Học sinh làm 
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Nhóm nào xong trước lên bảng trình bày kết quả.
2. Công thức tính diện tích hình bình hành
Diện tích hình bình hành bằng tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó.
- GV cho học sinh phát biểu công thức tính diện tích hình bình hành.
- Vài học sinh phát biểu.
S = a. h
(Hình vẽ)
Hoạt động 4: Ví dụ (5 ph)
- GV hướng dẫn học sinh làm bài ví dụ như SGK
+ Diện tích tam giác bằng ... HS:
Tiến Trình Dạy Học:
THẦY
TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 ph) 
- Tính diện tích xung quanh một hình chóp đều (hình vẽ với số đo cho trước)
- Học sinh 1
- Tính diện tích toàn phần (hình vẽ như trên)
- Học sinh 2
Hoạt động 2: Công thức tính thể tích (5 ph)
- Giáo viên thao tác trên hai mô hình như SGK trình bày 
- Học sinh theo dõi
1. Công thức tính thể tích hình chóp:
- Giáo viên hỏi thêm: Đổ bao nhiêu hình chóp thì đầy hình lăng trụ đứng?
- Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
- S: diện tích mặt đáy
- h: chiều cao
- Từ đó suy ra công thức tính thể tích hình chóp đều
- Vài học sinh nêu công thức.
Hoạt động 3: Ví dụ (4 ph)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ví dụ trong SGK trang 123
- Học sinh đóng góp ý kiến làm ví dụ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Ví dụ: (như SGK)
- Học sinh làm 
- Học sinh làm việc cá nhân. Một học sinh vẽ trên bảng.
Hoạt động 4: Luyện tập (26 ph)
Ÿ Bài 44/ 123
Bài 44/ 123
- Hai học sinh làm bảng. Các học sinh khác làm vào vỡ rồi nhận xét bài làm trên bảng
a) Thể tích không khí trong lều:
V = .22. 2 = m3
b) Trung đoạn hình chóp đều:
d = = » 2, 24
Số vải bạt cần thiết:
Sxq = p.d = .2. 4. 2,24
= 8.96 (m2)
Ÿ Bài 45/ 124
Bài 45/ 124
- Tương tự như trên
a) (hình 130)
 Vì mặt đáy là một tam giác đều nên diện tích mặt đáy là:
S = = = 25
Thể tích hình chóp:
V = S.h = .25. 12
= 100 (cm3)
b) (hình 131)
Tương tự như trên
Ÿ Bài 46/ 124 (nhóm)
Bài 46/ 124
- Học sinh làm việc theo nhóm.
Vì MNH là tam giác đều nên:
HK = = = 6
a) Diện tích mặt đáy:
S = 6= 216
Thể tích hình chóp:
V = S.h
= . 216. 35 = 2520
b) Aùp dụng định lý Pitago vào tam giác vuông SMH
SM = = 32.88 (cm)
Trung đoạn hình chóp:
d = = 32,33
Diện tích xung quanh:
Sxq = . 12. 6. 32,33 = 1163.88
Diện tích toàn phần:
Stp = 1163,88 + 216
= 1163,88 + 374.12 = 1538
Hoạt động 5: Củng cố (3 ph)
- Nêu công thức tính thể tích hình chóp đều
- Vài học sinh nêu công thức.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2 ph) 
- Học thuộc công thức.
Ngày soạn: 6/ 5/ 2007
Ngày dạy: 
Tuần: 34
TIẾT 66: LUYỆN TẬP
Mục Tiêu:
Học sinh vận dụng thành thạo công thức tính thể tích hình chóp đều.
Chuẩn Bị:
GV:
HS:
Tiến Trình Dạy Học:
THẦY
TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 ph) 
- Tính thể tích một hình chóp đều đáy là hình vuông cạnh 8cm và chiều cao là 6cm.
- Một học sinh
Hoạt động 2: Luyện tập (34 ph)
Ÿ Bài 47/ 124
Bài 47/ 124
- Học sinh đứng tại chỗ nêu kết quả và giải thích vì sao
Hình 4
Ÿ Bài 48/ 125 (nhóm)
Bài 48/ 125
- Học sinh làm việc theo nhóm. Nhóm làm xong trước lên bảng sửa bài. Các nhóm khác nhận xét.
a) Trung đoạn hình chóp:
d = = 4.33 (cm)
Diện tích xung quanh:
Sxq = .5. 4. 4,33 = 43,3 (cm2)
Diện tích toàn phần:
Stp = 43,3 + 52 = 68,3 (cm2)
b) Trung đoạn hình chóp:
d = = 4 (cm)
Diện tích xung quanh:
Sxq = .6. 6. 4 = 72 (cm2)
Diện tích mặt đáy:
S = . 6 = 93.53
Diện tích toàn phần:
Stp = 72 + 93,53 = 165.53 (cm2)
Ÿ Bài 49/ 125
Bài 49/ 125
- Học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên gọi học sinh làm xong trước lên bảng sửa bài.
a) Diện tích xung quanh:
Sxq = .6.4. 10 = 120 (cm2)
Các học sinh khác theo dõi góp ý
b) Diện tích xung quanh:
Sxq = .7,5.4. 9,5 = 142.5 (cm2)
c) Trung đoạn hình chóp:
d = = 15
Diện tích xung quanh: 
Sxq = . 16.4. 15 = 480 (cm2)
Ÿ Bài 50/ 125
Bài 50/ 125
- Tương tự như trên
a) Thể tích hình chóp đều:
V = . 6,52. 12 = 169 (cm3)
b) Diện tích một mặt bên:
S = (2 + 4). 3,5 = 10.5 (cm2)
Diện tích xung quanh:
Sxq = 10,5. 4 = 42 (cm2)
Hoạt động 3: Củng cố (4 ph)
- Nêu công thức tính diện tích xung quanh hình chóp đều
- Vài học sinh nêu công thức.
- Nêu công thức tính thể tích hình chóp đều
- Vài học sinh nêu công thức.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2 ph) 
- Học thuộc các công thức tính thể tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần một hình chóp đều.
- Mỗi nhóm làm thu hoạch bằng cách trả lời các câu hỏi trong phần ôn chương trang 125, 126
Ngày soạn: 6/ 5/ 2007
Ngày dạy: 
Tuần: 34
TIẾT 67: ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Mục Tiêu:
Hệ thống lại các kiến thức về hình lăng trụ đứng và hình chóp đều của chương IV.
Học sinh biết vận dụng các công thức đã học vào các dạng bài tập.
Thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức học được với thực tế.
Chuẩn Bị:
GV:
HS:
Tiến Trình Dạy Học:
THẦY
TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Câu hỏi (8 ph)
- GV cho học sinh thảo luận nhóm và viết thu hoạch trả lời cho các câu hỏi trang 125, 126 SGK
- Học sinh làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện lần lượt lên bảng trình bày kết quả (mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi). Các nhóm khác lắng nghe và góp ý hoặc bổ sung.
1) Câu hỏi
(Trả lời phần tóm tắt của SGK)
Hoạt động 2: Bài tập (35 ph)
Ÿ Bài 51/ 127 (nhóm)
Bài 51/ 127
- Học sinh làm việc theo nhóm. Năm nhóm lên bảng làm. Các nhóm khác theo dõi và góp ý nhận xét.
a) Sxq = 4ah
Stp = 4ah + a2
V = a2.h
b) Sxq = 3ah
Vì mặt đáy là tam giác đều nên diện tích mặt đáy là:
Sđ = = 0.43a2
Stp = 3ah + 0,43a2 
V = 0,43a2 .h
c) Sxq = 6ah
Vì mặt đáy là lục giác đều nên diện tích mặt đáy là:
Sđ = . 6 = 2.6a2
Stp = 6ah + 2,6a2 
V = 2,6a2 .h
d) Sxq = (2a +a+a+a)h = 5ah
Chiều cao mặt đáy:
= = 0.87a
Diện tích mặt đáy là:
Sđ = (2a + a).0,87a = 2.37a2
Stp = 5ah + 2,37a2 
V = 2,37a2 .h
e) Cạnh hình thoi:
= 5a
Sxq = 20ah
Diện tích mặt đáy là:
Sđ = 6a. 8a = 24a2
Stp = 20ah + 24a2 
V = 24a2 .h
Ÿ Bài 52/ 128
Bài 52/ 128
- Hai học sinh làm bảng. Các học sinh khác làm vào vỡ và nhận xét bài làm trên bảng
Chiều cao mặt đáy hình thang:
= 3,2
Diện tích mặt đáy:
Sđ = (3 + 6). 3,2 = 14.4 (cm2)
Diện tích xung quanh:
Sxq = (3 + 6 + 3,5 + 3,5). 3,2
= 51.2 (cm2)
Diện tích toàn phần:
Stp = 51,2 + 14,4 = 65.6 (cm2)
Ÿ Bài 53/ 128
Bài 53/ 128
- Học sinh làm việc cá nhân
Dung tích xe cũng là thể tích hình lăng trụ:
V = .80.50. 60 = 120000 (cm3)
Ÿ Bài 54/ 128
Bài 54/ 128
- Tương tự như trên
a) Diện tích mặt đáy tấm bê tông:
(5,1. 4,2) – . 1,5. 2,05
= 19.88 (m2)
Thể tích tấm bê tông:
V = 19,88. 0,03 = 0.6 (m3)
b) Số chuyến xe cần:
0,6 : 0,06 = 10 (chuyến)
Ÿ Bài 56/ 129
Bài 56/ 129
- Tương tự như trên
a) Thể tích khoảng không bên trong lều:
V = . 3,2. 1,2. 5 = 9.6 (m3)
b) Diện tích xung quanh:
Sxq = (3,2 + 2 + 2). 5 = 36 (m2)
Diện tích hai mặt đáy:
. 3,2. 1,2 . 2 = 3.8 (m2)
Số vải bạt cần:
S = 36 + 3,8 = 39,8 (m2)
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2 ph) 
- Học thuộc phần lý thuyết
- Làm lại các bài tập đã học
Ngày soạn: 13/ 5/ 2007
Ngày dạy: 
Tuần: 35
TIẾT 70: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐẠI SỐ
Ngày soạn: 13/ 5/ 2007
Ngày dạy: 
Tuần: 35
TIẾT 68, 69: ÔN TẬP CUỐI NĂM
Mục Tiêu:
Hệ thống lại các kiến thức về định lý Talet, tính chất đường phân giác trong tam giác, các trường hợp hai tam giác đồng dạng, hai tam giác vuông đồng dạng của chương III.
Học sinh biết vận dụng các công thức đã học vào các dạng bài tập.
Chuẩn Bị:
GV:
HS:
Tiến Trình Dạy Học:
THẦY
TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Phần lý thuyết (20 ph)
- Cho học sinh tóm tắt phần lý thuyết:
+ Định lý Talét (thuận và đảo)
+ Hệ quả của định lý Talet
+ Tính chất đường phân giác
+ Hệ quả về hai tam giác đồng dạng
+ Ba trường hợp đồng dạng của tam giác thường
+ Trường hợp đồng dạng đặc biệt của tam giác vuông.
- Học sinh làm việc theo nhóm. Các nhóm trình bày bảng phụ của nhóm. Các nhóm khác nhận xét.
- Học sinh trả lời vài câu hỏi của giáo viên.
Hoạt động 2: Bài tập (68 ph)
Ÿ Bài 1:
Ÿ Bài 1:
Cho hình thang ABCD (AB // CD). Gọi O là giao điểm của hai chéo AC và BD
a) Chứng minh: OA. OD = OB. OC
b) Đường thẳng qua O vuông góc với AB và CD theo thứ tự tại H và K. Chứng minh: = 
- Học sinh làm bài do sự hướng dẫn của giáo viên.
- Hai học sinh lên bảng trình bày lời giải. Các học sinh khác nhận xét góp ý
a) OA. OD = OB. OC
Xét hai tam giác AOB và COD:
 = (slt)
 = (slt)
Þ DAOB ~ DCOD
Þ = 
b) = 
Xét hai tam giác vuông OAH và OCK
 = (slt)
Þ DOAH ~ DOCK
Þ = (1)
Mặt khác: DAOB ~ DCOD
Þ = (2)
(1) và (2) Þ = 
Ÿ Bài 2: (nhóm)
Ÿ Bài 2
Cho tam giác ABC có AB = 24cm, AC = 28cm. Tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại D. Gọi M, N theo thứ tự là hình chiếu của B và C trên đường thẳng AD
a) Tính tỉ số 
b) Chứng minh = 
- Học sinh làm việc theo nhóm. Hai nhóm lên bảng trình bày lời giải của nhóm. Các nhóm khác theo dõi và góp ý
a) Tính tỉ số 
Xét hai tam giác vuông ABM và ACN
1 = 2 (AD là phân giác)
Þ DABM ~ DACN
Þ = 
Þ = = 
b) = 
Xét hai tam giác vuông BMD và CND
 = (đđ)
Þ DBMD ~ DCND
Þ = (1)
Mặt khác: DABM ~ DACN
Þ = (2)
(1) và (2) Þ = 
Ÿ Bài 3
Ÿ Bài 3
Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ các đường cao BH, CK
a) Chứng minh: BK = CH
b) Chứng minh: KH // BC
c) Cho: BC = 6cm, AB = 9cm. Tính HK
- Hai câu đầu học sinh làm việc cá nhân
- Hai học sinh lên bảng trình bày lời giải.
- Câu c giáo viên hướng dẫn học sinh làm
a) BK = CH
Xét hai tam giác vuông BKC và CHB
BC là cạnh huyền chung
 = (DABC cân)
Þ DBKC = DCHB
Þ BK = CH
b) KH // BC
Ta có:
BK = CH (cmt)
AB = AC ((DABC cân)
Þ = 
Þ KH // BC
c) Tính HK
Kẻ đường cao AI
Þ BI = CI = 3cm
Xét hai tam giác vuông BHC và AIC
 chung
Þ DBHC ~ DAIC
Þ = 
Þ = 
Þ HC = = 2
Þ AH = AC – HC = 7
Ta có:
= (HK // BC)
Þ = 
Þ HK = = 4.67
Ÿ Bài 4:
Ÿ Bài 4:
Cho hình chữ nhật ABCD, có AB = 12cm, BC = 9cm. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến BD
a) Chứng minh DABH ~ DBDC
b) Tính AH
- Học sinh làm việc theo nhóm.
a) DABH ~ DBDC
Xét hai tam giác vuông ABH và BDC
1 = 1 (slt)
Þ DABH ~ DBDC
b) Tính AH
Aùp dụng định lý Pitago vào tam giác vuông BDC
DB = = 15
DABH ~ DBDC
Þ = 
Þ = 
Þ AH = = 7.2 (cm)
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2 ph) 
- Học thuộc phần lý thuyết
- Làm lại các bài tập đã học
Ngày soạn: 13/ 5/ 2007 
Ngày dạy: 
Tuần: 35
TIẾT 70: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II HÌNH HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAn8HK2.doc