Giáo án Đại số 8 đủ bộ

Giáo án Đại số 8 đủ bộ

CHƯƠNG I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC

Tiết 1: NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC

A. Mục tiêu:

- Hs nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.

- Có kỹ năng thực hiện thành thạo việc nhân đơn thức với đa thức.

- Rèn tính cẩn thận, khoa học trong quá trình làm toán.

B. Chuẩn bị :

- GV: Giáo án, bảng phụ.

- HS: Học bài.

 

doc 129 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 8 đủ bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..0Ngày  tháng  năm  
Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức
Tiết 1: Nhân đơn thức với đa thức
A. Mục tiêu:
- Hs nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Có kỹ năng thực hiện thành thạo việc nhân đơn thức với đa thức.
- Rèn tính cẩn thận, khoa học trong quá trình làm toán.
B. Chuẩn bị :
- GV: Giáo án, bảng phụ.
- HS: Học bài.
C. Tiến trình bài giảng :
I. Tổ chức lớp :(1’) Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: (3’)
? HS1: Thực hiện phép tính : a(b+c)=
? HS2: Thực hiện phép tính: xm.xn =
III. Bài mới :
Phương pháp
TG
Nội dung
- GV giới thiệu chương trình Toán 8.
-Yêu cầu hs làm câu ?1.
-Yêu cầu hs làm bài 1a (Trang 5).
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Nếu hs làm sai (sai dấu) gv hướng dẫn:
+Xác định đơn thức, đa thức.
+Xác định hạng tử của đa thức (cả dấu).
?Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức?
-Cho hs làm ?2 SGK.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Gv chốt bài. 
-Yêu cầu hs làm câu ?3 SGK.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Gv chốt bài. 
-Trong quá trình nhân đơn thức với đa thức ta cần phải chú ý đến dấu của đơn thức và dấu của các hạng tử của đa thức.
12phút
14phút
1. Quy tắc. 
VD: 5x.(3x3 – 4x + 1)
 = 5x.3x3 + 5x.(-4x) + 5x.1
 = 15x4 – 20x2 + 5x
Đa thức 15x4 – 20x2 + 5x là tích của đơn thức 5x và đa thức 3x3 – 4x + 1.
Bài 1a (Trang 5).
 x2 (5x3 – x - )
= x2.5x3 –x2.x – x2.
= 5x5 – x3- 
*Qui tắc: SGK/Trang 4.
 A(B+C) = A.B + A.C
2. áp dụng.
?2. (3x3y - x2 + xy).6xy3
= 3x3y. 6xy3 - x2. 6xy3 + xy 6xy3
= 18x4y4 – 3x3y3 + x2y4.
?3
S=
 = (8x + 3 + y)y
 = 8xy + 3y +y2
Khi x= 3 và y = 2 
 S = 8.3.2 + 3.2 + 22 = 58
Vậy diện tích mảnh vườn với x= 3 mét, y= 2 mét là 58 m2.
IV. Luyện tập, củng cố (12 phút)
BT 2a: Thực hiện phép nhân, rút gọn rồi tính giá trị biểu thức:
x(x-y) + y(x+y) tại x=-6 và y=8.
Ta có: x(x-y) + y(x+y)
 =x2 – xy + xy + y2
 = x2 + y2
Khi x =- 6 và y = 8 ta có: x2 + y2 = (-6)2 + 82 = 100.
Bài 3a: Tìm x, biết:
3x(12x-4) – 9x(4x-3) = 30
3x.12x -3x.4 – 9x.4x –(-9x).3 = 30
36x2 -12x – 36x2 + 27x = 30
15x =30
 x = 2.
V. Hướng dẫn học ở nhà :(3’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
Ngày  tháng  năm  
Tiết 2: Nhân đa thức với đa thức
A. Mục tiêu:
-Hs nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức .
-Hs biết cách trình bày phép nhân 2 đa thức theo các cách khác nhau.
-Rèn kỹ năng nhân đa thức với đa thức. Thấy được có nhiều cách thực hiện phép nhân 2 đa thức.
B. Chuẩn bị :
- GV: Giáo án, bảng phụ.
- HS: Học bài.
C. Tiến trình bài giảng :
I. Tổ chức lớp :(1’) Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: (8’)
Thực hiện phép nhân:
? HS1: (3xy - x2 + y2).x2y.
? HS2: x(5-2x) + 2x(x-1) 
 ?Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức?
III. Bài mới :
Phương pháp 
TG
Nội dung
-Phát phiếu học tập cho các nhóm.
?Để nhân 2 đa thức ta làm ntn?
-Làm ?1 –SGK/Trang 7.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Gv chốt bài. 
?Em có nhận xét gì về kết quả của 2 bài tập trên?
- Đưa nội dung bảng phụ (như chú ý-SGK) và hướng dẫn hs cách làm. 
- Chỉ nên áp dụng cách nhân theo hàng dọc đối với đa thức có 1 một biến.
?Làm ?2 theo 2 cách (đối với câu a)?
- Gọi 2 hs lên bảng làm.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Cho hs trao đổi theo nhóm câu ?3.
 - Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Gv chốt bài. 
15phút
14phút
1. Quy tắc 
*VD: (x2 – 2)(6x2-5x+1)
= x2. (6x2-5x+1) – 2. (6x2-5x+1)
=
?1. ()(x3-2x-6)
=xy.x3 + xy(-2x) + xy.6 + (-1).x3
+ (-1).(-2x) + (-1).(-6)
=x4y – x2y +3xy - x3 + 2x + 6
- Tích 2 đa thức là một đa thức.
*Chú ý: Nhân hai đa thức theo hàng dọc
 x 
2. áp dụng
?2.a) (x+3)(x2+3x-5)
= x3+6x2+4x-15.
b) (xy-1)(xy+5)
= x2y2 +4xy -5.
?3. S = (2x+y)(2x-y)
 = 4x2 – y2
- Khi x=2,5 và y=1 thì: 
S=4.(2,5)2 – 12 = 24 (m2)
IV. Củng cố :(5’): 
BT9: Để tính giá trị biểu thức : (x-y)(x2+xy+y2) ta nên thực hiện tính tích 2 đa thức rồi mới tímh giá trị của biểu thức.
V. Hướng dẫn học ở nhà :(2’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
Ngày  tháng  năm  
Tiết 3: Luyện Tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
- Rèn thành thạo kỹ năng nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong giải toán.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: Học bài.
C. Tiến trình bài giảng :
I. Tổ chức lớp :(1’) Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: (7’)
 ? HS1: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức? áp dụng tính: 
-2x(x2-3xy2+5)
? HS2: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức. áp dụng tính: 
(x – 3)(2x-3y).
III. Bài mới :(30’)
Phương pháp 
TG
Nội dung 
-Yêu cầu 2 hs lên bảng làm BT 10 SGK.
-Gv giúp đỡ các em còn yếu dưới lớp.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Gv chốt bài. 
- Gv hướng dẫn hs tính nhanh bằng cách xác định dấu của từng tích trước.
-Yêu cầu hs làm BT 11 (SGK.T8).
- Cho cả lớp trao đổi làm bài theo nhóm bàn.
- Yêu cầu hs trao đổi thảo luận để làm BT này.
- Gv hướng dẫn hs trước khi làm.
? Viết dưới dạng tổng quát của STN chẵn?
? 3 số TN chẵn liên tiếp sẽ là bao nhiêu?
? Theo bài ra ta có điều gì?
10phút
6phút
14phút
BT10 (SGK.T10)
a) (x2-2x+3)(x-5)
= x2. x+x2.(-5)+(-2x). x+
+ (-2x).(-5)+ 3. x+3.(-5)
= x3-6x2+x-15.
b) (x2-2xy+y2)(x-y)
= x2.x+x2.(-y)+(-2xy).x
+(-2xy).(-y)+y2.x+y2.(-y)
=x3-3x2y+3xy2-y3.
*Tính nhanh:
= x2.x-x2.y-2xy.x+2xy.y+y2.x-y2.y
=x3-3x2y+3xy2-y3.
BT11(SGK.T8)
CMR giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến.
(x-5)(2x+3)-2x(x-3)+x+7.
Lời giải:
 (x-5)(2x+3)-2x(x-3)+x+7.
= 2x2+3x-10x-15-2x2+6+x+7
=-8.
Vậy giá trị biểu thức ko phụ thuộc vào giá trị của biến.
BT14(SGK-T9)
Gọi 3 số TN chắn liên tiếp là: 2n ; 2n+2 và 2n+4 (n N).
 Ta có:
(2n+2)(2n+4) - 2n(2n+2) = 192
 4n2+8n+4n+8-4n2-4n=192
 8n=184 
 n=23
Vậy ta có ba số đó là: 46;48;50.
IV. Củng cố :(5’).
? Nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức?
? Trong quá trình thực hiện phép toán cần chú ý điều gì? (Dấu của đơn thức, các hạng tử trong đa thức).
?Để thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức nhanh ta làm ntn?
(Ta xác định dấu của tích các hạng tử sau đó xác định số mũ, hệ số của các tích).
V. Hướng dẫn học ở nhà :(2’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
- Cần nắm chắc 2 quy tắc đã học.
BTVN: 13; 15 (SGK-T9).
HS khá; BT9+10 (SBT-T4).
Ngày  tháng  năm  
Tiết 4. Những hằng đẳng thức đáng nhớ
A. Mục tiêu:
- Hs nắm được các HĐT: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu 2 bình phương.
- Biết áp dụng các HĐT trên để tính nhẩm, tính hợp lí.
- Thấy được vai trò của HHDT trong giải toán và cuộc sống.
B. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước.
- Học sinh: Học bài.
C. Tiến trình bài giảng :
I. Tổ chức lớp :(1’) Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: (6’)
? HS1:Làm BT 15a (SGK-T9)
? HS2: Làm BT 15b (SGK-T9)
III. Bài mới :
Phương pháp 
TG
Nội dung 
- Yêu cầu hs làm ?1.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Gv nêu ra việc mô tả bởi DT hình vuông và HCN.
- Gv liên hệ với bài k.tra cũ.
- Nếu gọi A là biểu thức thứ nhất, B là biểu thức thứ hai thì ta phát biểu công thức trên ntn?
?Trả lời câu ?2 -SGK.
- Yêu cầu hs làm bài
?Biểu thức x2=4x+4 cho ở dạng nào? Phân tích thành dạng đó.
- Yêu cầu hs làm ?3.
? a+(-b) có bằng a-b không?
?Rút ra nhận xét gì?
- Nếu coi a,b là những biểu thức thì ta có công thức nào?
 ? Hãy trả lời câu ?4?
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Gv chốt bài. 
- Y.cầu hs làm ?5 từ đó rút ra công thức.
- Gv khắc sâu cho hs công thức.
- Trả lời ?6
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Gv chốt bài. 
- Yêu cầu hs trao đổi theo nhóm để trả lời câu ?7-SGK.
- Từ đó rút ra HĐT nào?
10phú
T
10phú
t
10phú
t
1. Bình phương của một tổng.
?1.
 (A+B)2=A2+2AB+B2
*áp dụng: 
a)(a+1)2 = a2+2a+1.
b) x2+4x+4 = x2+2x.2+22
 = (x+2)2.
c) +/ 512 = (50+1)2
 = 502+2.50.1+12
 = 2601.
 +/ 3012 = (300+1)2
 = 3002+ 2.300.1 +12
 = 90000+600+1
 = 90601.
2. Bình phương của một hiệu.
?3.
 (A-B)2 = A2 – 2AB + B2 
*áp dụng: 
a) Tính: (x - )2= x2 - 2.x.+()2
 = x2- x + .
b) (2x-3y)2= (2x)2-2.2x.3y+(3y)2
 = 4x2-12xy+9y2.
c) 992 = (100-1)2
 = 1002-2.100.1+12
 = 10000-200+1
 = 9801
3. Hiệu hai bình phương.
?5.
 A2-B2 = (A+B)(A-B)
?6.
*áp dụng: 
a) (x+1)(x-1) = x2-1.
b) (x-2y)(x+2y) = x2-4y2.
c) 56.64 = (60-4)(60+4)
 = 602-42
 = 3600 -16 = 3584.
?7. Ai đúng, ai sai:
- Cả hai bạn cùng viết đúng.
- Sơn rút ra được HĐT:
 (x-5)2 = (5-x)2
 (A-B)2 = (B-A)2
IV. Củng cố : (6’): Bài 18/ SGK – 11.
V. Hướng dẫn học ở nhà :(2’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
- Cần nắm chắc 3 HĐT đã học (chú ý biến đổi cả chiều xuôi và chiều ngược).
- BTVN: BT17+18 (SGK-T11). HSK: BT14+15 (SBT-T4+5)
Ngày soạn: 04/09/2009 
Tiết 5: Luyện tập
A. Mục tiêu:
-Củng cố vầ khắc sâu kiến thức về hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
-Hs vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức trên vào giải toán.
-Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong việc vận dụng các hằng đẳng thức vào giải toán.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước.
- Học sinh: Học bài.
C. Tiến trình bài giảng :
I. Tổ chức lớp :(1’) Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: (8’)
? HS1: Viết 3 công thức HĐT đã học. Tính: 
? HS2: Tính: 
So sánh kết quả ở 2 phần.
III. Bài mới :
Phương pháp 
TG
Nội dung 
-Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm để làm bài.
-Y.cầu hs làm bt 22.
?Nên áp dụng các HĐT nào? Vì sao?
-Hs làm bài vào vở, em lên bảng làm (mỗi em làm một câu a và b).
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
- Phần c: hs trả lời miệng
- Bài 23 (SGK-T12).
-Hs làm theo hướng dẫn của gv.
*Biến đổi vế này bằng vế kia.
-Làm theo hướng dẫn của gv.
- Phần áp dụng, hs làm miệng
-Đưa 49x2-70x+25 về HĐT.
 (a-b)2.
Hs làm.
-2 hs lên bảng tính giá trị biểu thức, hs cả lớp làm vào vở.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
4 phút
10phút
12phút
6phút
Bài 20. (SGK-T12)(4’)
x2+2xy+4y2=(x+2y)2 
là sai vì:
(x+2y)2 = x2+4xy+4y2
Bài22(SGK-T12): 
Tính nhanh:
a) 1012=(100+1)2
 = 1002 +2.100.1+12
 = 10000 +200 +1
 = 10201.
b) 992= (100-1)2
 =1002 -2.100.1+12
 = 10000 -200 +1
 = 9801.
c) 47.53 = (50-3)(50+3)
 = 502-32
 = 2500 -9
 = 1491.
Bài 23(SGK-T12) (12’)
Chứng minh rằng:
* (a+b)2 = (a-b)2 + 4ab
Ta có: 
(a-b)2+ 4ab= a2-2ab+b2+4ab 
 = a2+2ab+b2 =
Vậy đẳng thức được chứng minh
* (a-b)2 = (a+b)2 - 4ab
Ta có;
 (a+b)2-4ab= a2+2ab+b2-4ab 
 = a2-2ab+b2 
 =
Vậy đẳng thức được chứng minh
Bài 24(SGK-T12) (6’)
Ta có: 49x2-70x+25
= (7x)2 -2.7x.5 + 52
= (7x-5)2
a) Khi x=5 ta có:
(7x-5)2=(7.5 -5)2 302=900.
b) x=1/7 ta có:
(7x-5)2= (7.-5)2= (-4)2=16.
IV. Củng cố :(5’).
-HD: BT25: a) (a+b+c)2 = [(a+b) + c]2 = (a+b)2+2(a+b).c + c2
 = 
 c) 
 - Gv nêu ra những trường hợp hs hay mắc sai lầm để rút kinh nghiệm, nhận xét ưu, nhược điểm của hs  ...  hai quy tắc biến đổi bất phương trình 
2- Kĩ năng : Biết cách giải và trình bày lời giải BPT bậc nhất một ẩn, biết giải một số BPT đưa được về dạng BPT bậc nhất một ẩn .
3 - Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác trong phân tích và trình bày
B. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: giáo án, bảng phụ
- Học sinh: học bài.
C. Tiến trình dạy học : 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (7') 
	- Học sinh 1: Giải bất phương trình sau :
a) 3x + 4 < 0
	b) 0,3x > 0,6
? Phát biểu 2 quy tắc biến đổi BPT.
III. Luyện tập:
 Hoạt động của thày và trò
TG
Nội dung ghi bảng
Thế nào là hai bất phương trình tương đương ?
Để giải thích sự tương đương của hai BPT ta làm như thế nào ?
Trình bày 
Nhận xét 
Đánh giá
Đọc đề bài 
Để chứng tỏ một giá trị của x là nghiệm của BPT ta làm ntn ?
cho một số giá trị ≠ của x là nghiệm ?
Theo em có phải mọi giá trị của ẩn x đều là nghiệm của BPT đã cho hay không ? vì sao ?
Nêu cách giải pt có dạng biểu thức phân không chứa ẩn ở mẫu?
Để giải BPT dạng tương tự như vậy ta làm ntn ?
Cùng HS làm a
Nêu các bước làm của câu a ?
2 HS trình bày b, c
Nhận xét
Đánh giá
Theo em với dạng BPT này ta đưa về dạng BPT bậc nhất một ẩn như thế nào ?
Thứ tự ưu tiên trong dãy phép tính trên ?
Trình bày 
Nhận xét
Đánh giá
8phút
8phút
15phút
Bài 21 : giải thích sự tương đương
a) x – 3 > 1 x + 3 > 7
b) –x 3x > -6
Giải
a) Vì x – 3 > 1 x > 4
 x + 3 > 7 x > 4
b) Vì -x x > 2
 3x > -6 x > 2
Bài 28 : Cho bất phương trình x2 > 0
a) Chứng tỏ x = 2, x = -3 là nghiệm của bất phương trình đã cho
b) Có phải mọi giá trị của ẩn x đều là nghiệm của BPT đã cho hay không ?
Giải
a) Thay x =2 vào BPT ta có 4 > 0
 Thay x =-3 vào BPT ta có 9 > 0
b) Mọi giá trị của ẩn x ≠ 0 đều là nghiệm của BPT đã cho vì bình phương của mọi số đều có giá trị dương
Bài 31: Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm của chúng trên trục số
a) 15 – 6x > 15
 -6x > 0 x < 0
b) 8 – 11x < 52
 -11x x > 4
c) 10 – 5x < 9 – 6x
 x < -1
Bài 32 : Giải các BPT
a) 8x + 3(x+1 ) > 5x – ( 2x – 6 )
b) 2x( 6x – 1 ) > ( 3x – 2)( 4x + 3 )
IV. Củng cố (5 phút)
- Trong khi giải BPT ta cần chú ý điều gì ?
- Tuỳ từng dạng của BPT mà ta có cách giải phù hợp, nhưng chú ý trong quy tắc nhân.
V. Hướng dẫn về nhà (2 phút):
	- Làm bài tập:
 Ngày giảng :5 /4/ 2010 
Tiết 64: phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
A. Mục Tiêu
1- Kiến Thức : Nắm lại định nghĩa Giá trị tuyệt đối, các bước giải và các quy tắc biến đổi phương trình 
2- Kĩ năng : Biết cách giải và trình bày lời giải PT bậc nhất một ẩn, biết giải một số PT có chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng đơn giản.
3 - Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác trong phân tích và trình bày
B. Chuẩn bị : - Giáo viên: giáo án, bảng phụ
 - Học sinh: học bài.
C. Tiến trình dạy học : I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (7') 
	- Học sinh 1: Nêu định nghĩa về GTTĐ của số a?
Tìm GTTĐ của ?
III. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò 
TG
Nội dung ghi bảng
- Xét VD1:
B1: Xét dấu của biểu thức trong GTTĐ
B2: Phá dấu GTTĐ.
B3: Rút gọn
b) Hs trình bày.
- Chú ý HS: -3x không có nghĩa là số âm.
Hoạt động 2 nhóm (dãy)
Trình bày, Nhận xét chéo
Đánh giá
VD2:
- Tính ?
- Khi phá dấu GTTĐ cần chú ý điều gì?
x = -6 có là nghiệm của PT không? Vì sao?
*GV chốt cách giải PT chứa dấu GTTĐ:
B1: Phá dấu GTTĐ, chú ý dấu của biểu thức trong dấu GTTĐ, nếu không có điều kiện gì thêm thì xét 2 trường hợp.
B2: Giải phương trình.
B3: So kết quả tìm được để kết luận nghiệm.
VD3: làm như thế nào?
Vậy 1 phương trình chứa dấu GTTĐ có thể có mấy nghiệm ?
?2: HS làm, chấm điểm.
10phút
18phút
1. Nhắc lại về Giá trị tuyệt đối 
VD 1: Bỏ dấu GTTĐ và rút gọn các bt
a) A = khi x ≥ 3
Vì x ≥ 3 nên x – 3 ≥ 0
 => = x – 3
 => A = x – 3 + x – 2 = 2x - 5
b) B = 4x + 5 + khi x > 0
? 1 Rút gọn các biểu thức :
a) C = + 7x – 4 khi x ≤ 0
Vì x ≤ 0 nên -3x ≥ 0 hay = -3x
Ta có C = -3x + 7x – 4 = 4x - 4
b) D = 5 – 4x + khi x < 6
Vì x < 6 nên x – 6 < 0 hay = 6 – x
Ta có D = 5 – 4x + 6 – x = -5x + 11
2. Giải một số phương trình chứa dấu GTTĐ
VD 2 : Giải phương trình (1)
Ta có = 2x khi 2x ≥ 0 hay x ≥ 0
 = -2x khi 2x < 0 hay x < 0
* Xét phương trình 2x = x - 6 (khi x ≥ 0)
 x = -6
 (không thỏa mãn x ≥ 0) (loại)
* Xét phương trình -2x = x - 6 (khi x < 0)
 - 3x = -6 
 x = 2 
 (không thỏa mãn x < 0) (loại)
Vậy PT bài cho vô nghiệm.
VD 3 :
 Giải phương trình = 3x + 1 (2)
Ta có = x+ 5 khi x + 5 ≥ 0 hay x ≥ -5
 = –x -5 khi x + 5 < 0 hay x < -5
* xét PT : x + 5 = 3x + 1 (khi x ≥ -5)
 x = 2 (thỏa mãn x ≥ -5)
* Xét PT : - x – 5 = 3x + 1 (khi x < -5)
 x = 6 (không thỏa mãn x < -5) (loại)
Vậy tập nghiệm của PT bài cho là S ={2}
? 2 Giải các phương trình 
b) = 2x + 21
IV. Củng cố (10 phút):
Bài 35 ( SGK – 51 )
Bỏ dấu GTTĐ và rút gọn các biểu thức 
a) A = 3x + 2 +khi x ≥ 0 ; khi x < 0
b) B = - 2x + 12 Khi x ≤ 0; x > 0
c) C = - 2x + 12 khi x > 5
d) D = 3x + 2 + 
	V. Hướng dẫn về nhà (2 phút): - Làm bài tập: S G K p
Ngày  tháng  năm  
Tiết 65: ôn tập chương IV
A. Mục tiêu:
- Có kĩ năng giải bất phương trình bậc nhất và phương trình dạng và dạng 
- Có kiến thức hệ thống hơn về bất đẳng thức, bất phương trình theo yêu cầu của chương.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong quá trình giải bất phương trình .
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: bảng phụ 1 ghi tập nghiệm và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình và bảng phụ 2 ghi nội dung sau:
Nối các câu ở cột A với các câu ở cột B để có khẳng định đúng:
Cột A
Cột B
1. Nếu a b 
2. Nếu a b và c < 0
3. Nếu a.c 0
4. Nếu a + c < b + c
5. Nếu ac bc và c < 0
6. ac bc và c < 0
a) thì a.c b.c
b) thì a < b
c) thì a b
d) thì a + c b + c
e) thì a > b
f) thì a b
- Học sinh: ôn tập các câu hỏi phần ôn tập chương IV tr52-SGK.
C. Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (0') 
III. Bài mới:
Phương pháp 
TG
Nội dung 
- Giáo viên treo bảng phụ 2 lên bảng yêu cầu học sinh làm bài.
- Cả lớp thảo luận theo nhóm.
- Đại diện 1 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh khác nhận xét.
? Nhắc lại các tính chất liên hệ giữa thứ tự với phép cộng, phép nhân.
- 1 học sinh trả lời.
- Giáo viên đưa ra bảng phụ 1
- Học sinh chú ý theo dõi và nêu cách
biểu diễn nghiệm.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 4 phàn a, c
- Cả lớp làm bài, 2 học sinh trình bày trên bảng
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 41
? Nêu cách làm bài.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- 2 học sinh lên bảng trình bày phần c, d
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 45
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 học sinh lên bảng làm bài
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 44
- Cả lớp thảo luận theo nhóm.
9thút
5phút
10phút
8phút
10phút
A. Lí thuyết
. Nếu a b thì a + c b + c
. Nếu a b và c > 0 thì ac bc
. Nếu a b và c < 0 thì ac bc
B. Bài tập:
Bài tập 4 (tr53-SGK) 
Giải các bất phương trình sau:
a) x - 1 < 3
 x < 3 + 1
 x < 4
Vậy nghiệm của bất phương trình là x < 4
c) 0,2x < 0,5
 0,2x : 0,2 < 0,6 : 0,2
 x < 3
Vậy nghiệm của BPT là x < 3
Bài tập 41 (tr53-SGK) 
c) 
 5(4x - 5) > 3(7 - x)
 20x - 25 > 21 - 3x
 23x > 46
 x > 2
Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 2
d) 
 -3(2x + 3) 4(x - 4)
 -6x - 9 4x - 4
 10x -5
 x 
Vậy nghiệm của BPT là x 
Bài tập 45 (tr54-SGK) 
c) 
ta có 
* Khi x 5 ta có PT: x - 5 = 3x
 2x = -5 (loại)
* Khi x < 5 ta có PT: 5 - x = 3x
 4x = 5 (thoả mãn đk x < 5)
Vậy nghiệm của PT là 
Bài tập 44 (tr54-SGK) 
Gọi số lần trả lời đúng là x (x N)
Ta có BPT
5x - (10 - x) 40
 6x 50 x 
Số lần trả lời đúng là 7, 8, 9 hoặc 10
IV. Củng cố: (0')
V. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Ôn lại theo phần lí thyết phần ôn tập chương.
- Làm bài tập: 
 Ngày giảng:6/4/2010 
Tiết 65: ôn tập cuối năm
A. Mục tiêu:
- Ôn luyện kiến thức về đa thức, biểu thức.
- Rèn kĩ năng tính toán.
- Rèn kĩ năng trình bày.
B. Chuẩn bị: 
- Phiếu học tập 
C. Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (0') 
III. Bài mới:
Phương pháp 
TG
Nội dung 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 1.
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm một phần.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên đánh giá.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 2
- Cho học sinh làm ít phút
- 1 học sinh khá trình bày trên bảng
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Giáo viên có thể gợi ý.
- 1 học sinh khá lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kết quả.
18phút
12phút
10phút
Bài tập 1 (tr130-SGK)
Phân tích đa thức thành nhân tử:
Bài tập 2 (tr130-SGK)
Thực hiện phép chia:
Bài tập 4 (tr130-SGK)
Rút gọn rồi tính giá trị của biểu
 thức tại x =
Với x =, giá trị biểu thức bài cho là 
IV. Củng cố: (0')
V. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Làm bài tập:S G K
 Ngày giảng:12/4/2010 
Tiết 66: ôn tập cuối năm (tiếp)
A. Mục tiêu:
- Ôn luyện kiến thức về phương trình, giải bài toán về cách lập phương trình.
- Rèn kĩ năng tính toán.
- Rèn kĩ năng trình bày.
B. Chuẩn bị: 
- Phiếu học tập 
C. Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (0') 
III. Bài mới:
Phương pháp 
TG
Nội dung 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 10
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1, 2 làm phần a
+ Nhóm 3, 4 làm phần b
- Giáo viên lưu ý: 
- Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên đánh giá.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 11 theo 
nhóm.
- Giáo viên gợi ý: 
PT 
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chốt kết quả.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 12
- Học sinh nghiên cứu kĩ đầu bài.
? Công thức tính quãng đường:
- Học sinh: S = v.t
? Biểu diễn thời gian đi và về của người đó theo x.
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Vậy PT như thế nào.
- 1 học sinh lên bảng giải.
15phút
10phút
12phút
 Bài tập 10 (tr131-SGK)
Giải các phương trình:
 (1)
ĐKXĐ: 
Ta có:
 (không thỏa mãn ĐKXĐ)
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm. 
Vậy phương trình có vô số nghiệm với 
Bài tập 11 (tr131-SGK) Giải phương trình:
Vậy nghiệm của PT là x = -1, x = 1/3
Bài tập 12 (tr131-SGK)
Gọi quãng đường AB là x (km) (x > 0)
Thời gian lúc đi của người đó là: x/25 (h)
Thời ggian lúc về của người đó là x/30 (h)
Theo bài ra ta có:
Vậy quãng đường AB dài 50km
IV. Củng cố: (0')
V. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm nốt bài tập phần ôn tập.
- Ôn tập lại toàn bộ chương trình đại số, xem lại tất cả các dạng bài tập.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dai 8 hay day.doc