Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương II: Đa giác. Diện tích đa giác - Huỳnh Thị Tiên

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương II: Đa giác. Diện tích đa giác - Huỳnh Thị Tiên

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức: Học sinh nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông; Học sinh hiểu rằng để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác.

 1.2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán.

 1.3. Thái độ: Rèn tính tư duy, linh hoạt, cẩn thận, chinh xác cho học sinh.

2. TRỌNG TÂM: Diện tích hình chữ nhật

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, compa, êke, tranh vẽ phóng to hình trong sgk.

3.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 26.

4. TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

 4.2. Kiểm tra miệng:

- Đề:

 1) Nêu định nghĩa đa giác lồi? Vẽ hình?

 2) Nêu định nghĩa hình chữ nhật, hình vuông? Vẽ hình minh hoạ?

 

doc 38 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương II: Đa giác. Diện tích đa giác - Huỳnh Thị Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: ĐA GIÁC – DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
Bài 1 - tiết:26	
Tuần dạy: 13	
ĐA GIÁC – ĐA GIÁC ĐỀU
1. MỤC TIÊU:
1.1 Mục tiêu chương:
a/. Kiến thức: Khái niệm (đa giác, đa giác lồi, đa giác đều), các công thức tính diện tích của một số đa giác đơn giản.
b/. Kỹ năng: Học sinh được rèn luyên kỹ năng vẽ hình chính xác, tính toán cẩn thận, đặc biệt biết vẽ một số đa giác đều, một tam giác có diện tích bằng diện tích của một đa giác cho trước, biết phân chia một đa giác thành nhiều đa giác đơn giản hơn để thuận lợi trong việc tính toán; học sinh được rèn luyện những thao tác tư duy đơn giản như: quan sát, dự đoán, phân tích, tổng hợp, đặc biệt yêu cầu học sinh thành thạo hơn trong việc định nghĩa khái niệm bài chứng minh hình học.
c/. Thái độ: học sinh được giáo dục tính cẩn thận, chính xác, và tinh thần trách nhiệm khi giải toán, đặc biệt khi tính diện tích một cách gần đúng trong các bài toán thực tế.
1.2. Mục tiêu bài:
a/. Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều.
b/. Kỹ năng: học sinh biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác, vẽ được và nhận biết được một số đa giác lồi và đa giác đều, biết vẽ trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều, biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm đã biết về tứ giác. Qua vẽ hình và quan sát hình vẽ, học sinh biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
c/. Thái độ: rèn cho học sinh tính kiên trì trong suy luận (tìm tòi và suy diễn), cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng phụ, bài tập áp dụng.
3.2. Học sinh: Thước thẳng, dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu về nhà ở tiết 25.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tồ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
- Đề: 
	Câu 1: Nêu định nghĩa tam giác, tứ giác, tứ giác lồi. 
	Câu 2: Nêu định lí tổng ba góc của tam giác, tổng các góc của một tứ giác.
- Đáp án:
	Câu 1: 
 	- Tam giác ABC là hình gồm 3 cạnh AB, BC, CA. trong đó A, B, C không thẳng hàng.	 (2đ)
	- Tứ giác ABCD là hình gồm 4 cạnh AB, BC, CD, DA. Trong đó không có hai đoạn thẳng nào thuộc 1 đường thẳng. (2đ)
	- Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.	 (2đ)
	Câu 2: Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800. 	 (2đ)
	 Tổng các góc trong một tứ giác bằng 3600.	 (2đ)
	4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
A
D
B
C
E
GV: Chuẩn bị bảng phụ vẽ sẵn các hình từ 112 đến 117.
Hình 112
A
C
E
B
D
Hình 113
Hình 115
A
B
C
D
E
Hình 114
Hình 117
Hình 116
	? Quan sát mỗi hình và cho biết mỗi hình có bao nhiêu đoạn thẳng?
	? Ở mỗi hình có bất kì 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng không?
-GV:chốt lại: Các hình được tạo thành từ các đoạn thẳng khép kín. Trong đó không có hai đoạn thẳng nào nằm trên một đường thẳng gọi là đa giác.
-GV:quan sát hình vẽ và cho biết: đa giác ABCDE là gì?
-Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chốt lại.
-GV: Các điểm A, B, C, D, E được gọi là gì? Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA gọi là gì?
? Tại sao hình gồm 5 đoạn thẳng dưới đây không phải là đa giác:
	? Quan sát các hình 115, 116, 117 ta thấy các đa giác này là đa giác lồi. hãy dựa vào định nghĩa tứ giác lồi, cho biết thế nào là đa giác lồi.
Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại nêu thành định nghĩa.
	? Tại sao các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi?
Nêu chú ý.
Yêu cầu học sinh làm ?3 
-GV: Những đa giác có n cạnh (n 3) gọi là hình n cạnh hay hình n giác. Với n = 3, 4, 5, 6, 8 gọi là hình tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, bát giác. Với n = 7; 9; 10 gọi là hình 7 cạnh, 9 cạnh, 10 cạnh.
-GV: Các em có nhận xét gì về các cạnh, các góc của tam giác đều, hình vuông ( Tứ giác đều), ngũ giác đều, lục giác đều?
Các đa giác trên gọi chung là đa giác đều. Thế nào là đa giác đều?
-HS: đọc định nghĩa đa giác đều
-GV: Gọi học sinh làm ?4 
Tam giác đều có bao nhiêu trục đối xứng?
Tứ giác đều có bao nhiêu trục đối xứng?
Ngũ giác đều có bao nhiêu trục đối xứng?
Lục giác đều có bao nhiêu trục đối xứng?
Đa giác đều có bao nhiêu trục đối xứng?
1/. Khái niệm về đa giác:
Đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA. Trong đó không có bất kỳ hai đoạn thẳng nào cùng thuộc một đường thẳng.
A, B, C, D, E: Các đỉnh.
AB, BC, CD, DE, EA: Các cạnh.
Chú ý: Sgk –tr.114
?3 
Các đỉnh là các điểm: A, B, C, D, E.
Các đỉnh kề nhau: A và B, B và C, C và D, D và E, E và G, G và A.
Các đường chéo: AC, AD, AE, BG, BD, BE, GC, CE, DG.
Các góc: 
Các điểm nằm trong: M, N, P.
Các điểm nằm ngoài: R, Q.
2/. Đa giác đều:
d/. Lục giác đều
c/. Ngũ giác đều
b/. Tứ giác đều
a/. Tam giác đều
Định nghĩa: SGK / 115
?4 
Tam giác đều có 3 trục đối xứng.
Tứ giác đều có 4 trục đối xứng.
Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng.
Lục giác đều có 6 truc đối xứng.
	4.4. Bài tập và củng cố:
	- Bài 2 (SGK / 115)
	Lời giải:
	 a) Hình thoi.
	 b) Hình chữ nhật.
	- Bài 4( SGK / 115)
	Công thức tính tổng số đo các góc của đa giác có n đỉnh: ( n- 2 ).1800.
	4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học bài và nắm vững các khái niệm.
	- BTVN: 1; 3; 5 (SGK / 115)
	- Xem trước bài 2: Diện tích hình chữ nhật
	? Thế nào là diện tích của đa giác?
	? Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông?
	? Nêu công thức tính diện tích tam giác vuông?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Nội dung:	
- Phương pháp:	
	- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	
Bài 2 - tiết:27	 
Tuần dạy: 14	
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
1. MỤC TIÊU:
	1.1. Kiến thức: Học sinh nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông; Học sinh hiểu rằng để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác.
	1.2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán. 
	1.3. Thái độ: Rèn tính tư duy, linh hoạt, cẩn thận, chinh xác cho học sinh.
2. TRỌNG TÂM: Diện tích hình chữ nhật
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, compa, êke, tranh vẽ phóng to hình trong sgk.
3.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 26.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
- Đề:
	1) Nêu định nghĩa đa giác lồi? Vẽ hình?
	2) Nêu định nghĩa hình chữ nhật, hình vuông? Vẽ hình minh hoạ?
Đáp án:
	1) Định nghĩa: Sgk –tr.114	
	Vẽ hình: 	
	2) Định nghĩa hình chữ nhật: Sgk – tr.97	
	Định nghĩa hình vuông: Sgk –tr. 107	
	4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
-GV: Kẻ sẵn hình 121 ở bảng phụ.
-GV: Yêu cầu học sinh làm ?1
-GV: Thông qua bài tập hãy cho biết diện tích đa giác là gì?
-GV: Mỗi đa giác có bao nhiêu diện tích?
-HS: Mỗi đa giác có một diện tích
-GV: Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích như thế nào?
-HS: Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau
-GV: Lấy ví dụ minh họa cho HS
-GV: Giáo viên nêu tiếp những tính chất còn lại của diện tích đa giác.
-GV: Nêu cách ghi diện tích đa giác bằng ký hiệu.
-GV: Cho học sinh quan sát hình 121 tứ giác D: Ta có D là hình chữ nhật, theo tính chất 1, 2 nên ta có S = 4.2 = 8 cm2. với 
2: Độ dài chiều rộng.
4: Độ dài chiều dài.
-GV: Vậy diện tích hình chữ nhật được tính như thế nào?
-HS: bằng tích hai kích thước
-GV: Vẽ hình và gọi HS ghi công thức tính diện tích hình chữ nhật trên bảng
-GV: Hình vuông có là hình chữ nhật không?
-HS: Có
-GV: Vậy ta có thể áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích hình vuông hay không?
-HS: Được
-GV: Hình vuông thì hai kích thước của chúng như thế nào?
-HS: Bằng nhau
-GV: Vậy diện tích hình vuông tính như thế nào?
-HS: Bình phương độ dài một cạnh
-GV: Theo hình vẽ ta có diện tích hình chữ nhật bằng mấy diện tích tam giác vuông? 
-HS: bằng 2 lần diện tích tam giác vuông với các cạnh tương ứng
-GV: Từ đó suy ra diện tích tam giác vuông bằng gì?
-HS: Nửa tích hai cạnh góc vuông
-GV: Đó chính là định lý diện tích tam giác vuông. Hãy phát biểu định lý đó?
-GV: Yêu cầu học sinh làm ?3
1/. Khái niệm diện tích đa giác:
 Diện tích đa giác là số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác nào đó.
 Mỗi đa giác có một diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương.
Diện tích đa giác ABCDE kí hiệu là SABCDE hay là S.
2/. Công thức tính diện tích hình chữ nhật:
Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó.
S = a.b
 a, b: Kích thước của hình chữ nhật.
3/. Diện tích hình vuông, tam giác vuông:
?3
SHình chữ nhật = 2.STam giác vuông 
Suy ra STam giác vuông = SHình chữ nhật : 2= a.b
	4.4. Bài tập và củng cố:
 - Bài 6( SGK / 118)
 Lời giải:
	Gọi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lúc ban đầu là a, b.
	 Diện tích của hình chữ nhật lúc đầu là: Sđầu = a. b
	a/. Nếu chiều dài tăng 2, chiều rộng không đổi, tức là a/ = 2a , b/ = b thì
	 Diện tích của hình chữ nhật lúc sau là: Ssau = a/ . b/ = 2a . b = 2Sđầu
	Vậy: diện tích tăng gấp 2 lần
	b/. Nếu chiều dài và chiều rộng cùng tăng gấp 3 lần, tức là a/ = 3a; b/ = 3b thì
	 Diện tích của hình chữ nhật lúc sau là: Ssau = a/ . b/ = 3a. 3b = 9ab = 9Sđầu
	Vậy: diện tích tăng gấp 9 lần
	c/. Nếu chiều dài tăng bốn lần, chiều rộng giảm 4 lần , tức là a/ = 4a; thì
	 Diện tích của hình chữ nhật lúc sau là: Ssau = a/ . b/ = 4a . = ab = Sđầu
	Vậy: diện tích không thay đổi
	4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
	- Học vững và nắm vững công thức tính diện tích hình cữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
	- Bài tập về nhà: 8, 9, 10 ( SGk – tr.118)
	- Tiết sau luyện tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Nội dung:	
- Phương pháp:	
	- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	
Bài 2 - tiết:28	 
Tuần dạy : 14	
LUYỆN TẬP
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại các công thức tính diện tích của hình chữ nhật, tam giác vuông.
1.2. Kỹ năng: rèn kỹ năng vẽ hình, vận dụng các tính chất đã học của diện tích đa giác vào giải bài tập, rèn cách trình bày, lập luận trong chứng minh tính toán, cách trình bày một bài toán.
1.3. Thái độ: giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
2. TRỌNG TÂM: Diện tích hình chữ nhật
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, hai tam giác vuông bằng bìa cứng.
3.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu của giáo viên ở phần hướng dẫn về nhà của tiết 27.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
- Đề:
	1) Muốn tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông ta làm như thế nào?
	2) Bài 9 ( Sgk – tr.119)
Đáp án:
	1) Định lý: Sgk – tr. 119	
 	 Định lý: Sgk –tr. 119	
	2) Diện tích hình vuông: 144 cm2.
	 SABE = (cm2)
	Theo đề bài ta có:
	4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
-GV: Gọi học sinh đọc đề bài.
-GV: Yêu cầu  ... BCD = AH ( AD + BC)
-GV: Gọi học sinh đọc định lý. 
-GV: Cho hình vẽ 
Hãy cho biết trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
S = AH.BC
S = AH.AB.
S = AH.DC
S = AH.AB
Giới thiệu ví dụ trong sgk:
+ Nêu yêu cầu như sgk.
+ Hướng dẫn học sinh làm câu a bằng cách đưa hình 138 lên và giải thích.
+ Câu b, làm tương tự.
1/. Công thức tính diện tích hình thang:
SABC = 
SADC = CK.AD =AH . AD
SABCD = SABC + SADC = + AH .AD
 = AH(BC + AD)
* Định lý: SGK / 123
 SABCD = AH (AD + BC) 
2/. Công thức tính diện tích hình bình hành:
SABCD = AH ( AD + BC)
	= AH . 2 AD
	= AH. AD
	= h . a 
* Định lý: SGK / 124
3/ Ví dụ: 
Sgk –tr.124
	4.4. Bài tập và củng cố:
	- Bài 27 (sgk –tr.125)
Ngoài cách chứng minh diện tích theo bài học ta có thể chứng minh thông qua diện tích hình chữ nhật.
	4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	- Học và nắm vững các công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành.
	- Làm các bài tập: 26, 28, 31, 29 (Sgk –tr.124)
	- Nêu quan hệ giữa hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật rối nhận xét công thức tính diện tích của các hình đó.
	- Xem trước bài 5: Diện tích hình thoi
 Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Nội dung:	
- Phương pháp:	
	- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	
Bài 5 - tiết:34	 
Tuần dạy: 20	
DIỆN TÍCH HÌNH THOI
1. MỤC TIÊU:
	1.1. Kiến thức: Học sinh nắm được công thức tính diện tích hình thoi.
	1.2. Kỹ năng: Học sinh biết được cách tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau, vẽ được hình thoi một cách chính xác, phát hiện và chứng minh được định lý diện tích hình thoi.
	1.3. Thái độ: Rèn tư duy logic, tính cẩn thận cho học sinh.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, ê ke, bài tập áp dụng.
3.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu của giáo viên ở tiết 33.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
Đề:
1/ Nêu định nghĩa của hình thoi?	
2/ Cho hình vẽ:	
ABCD là hình bình hành có diện tích bằng 124 m2; AH = 10 cm. Tính AB.
Đáp án:
1/ Định nghĩa: SGK –tr.104 (4đ)
2/ Ta có: 
 (6đ)
	4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1 : Vào bài
-GV:Ở các tiết học trước ta đã biết cách tính diện tích:Hình chữ nhật, hình vuông, hình thang. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ biết thêm cách tính diện tích của hình thoi.
HOẠT ĐỘNG 2
-GV : Yêu cầu học sinh làm ?1 thông qua bài tập: Cho tứ giác ABCD có AC vuông góc BD tại H.
SABC=?
SADC=?
SABCD=?
-HS: hoạt động nhóm
-HS: Nhận xét chéo bài làm của các nhóm
-GV: Cho HS tính diện tích tứ giác ABCD theo AC và BD
-GV: Nếu các nhóm không phát hiện ra thì GV hướng dẫn, dần hình thành cho HS công thức tính diện tích tứ giác ABCD.
-GV: SABCD= BH.AC + DH.AC
 = AC (BH + DH)
 =AC.BD
-GV: AC, BD là đường gì trong tứ giác?
-HS: đường chéo
-GV: Gọi HS phát biểu công thức thành lời
-HS: Diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc bằng nửa tích hai đường chéo trong tứ giác.
HOẠT ĐỘNG 3
-GV: vẽ hình thoi và cho HS phát biểu tính chất đường chéo của hình thoi?
-HS: Trong hình thoi hai đường chéo vuông góc
-GV: Cho HS suy luận tìm công thức tính diện tích của hình thoi 
-HS: Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo
-GV: Yêu cầu học sinh làm ?3
-GV: Hướng HS xét xem hình thoi còn là hình gì trong các hình sau: hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông?
-HS: hình thoi còn là hình thang, hình bình hành
-GV: Cho HS vận dụng công thức tính diện tích của hình thang, hình bình hành để tính diện tích hình thoi.
-HS: S = a.h với a: là độ dài cạnh, h là đường cao -HS: Nhận xét.
-GV: Giải thích cho HS
HOẠT ĐỘNG 4
-GV: Nêu ví dụ và cho học sinh quan sát ví dụ trong bảng phụ.ích của hình thoi.
ện tích:Hình chữ nhật, hình vuông, hình thang. Trong tiết học hôm nay, chúng ta s
1/. Công thức tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
?1
a) SABC=BH.AC
b) SADC=DH.AC
c) SABCD=SABC+SADC
 =BH.AC+DH.AC
 =.AC(BH+DH)
 =.AC.DB
Diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc bằng nửa tích hai đường chéo.
2/. Công thức tính diện tích hình thoi:
Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo.
?3
S = a.h
a: độ dài cạnh
h: đường cao
3/. Ví dụ:
Xem sgk – tr. 127
	4.4. Bài tập và củng cố:
	- Nêu công thức tính diện tích hình thoi?
	- Bài 30- Sgk
Vẽ hình chữ nhật ABCD với M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh của ABCD. Tứ giác MNPQ là hình thoi vì có bốn cạnh bằng nhau.
SMNPQ=MP.NQ=AB.CD=SABCD
	4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
	- Học và nắm vững công thức tính diện tích của hình thoi.
- Xem lại các công thức tính diện tích của các tứ giác đặc biệt đã học.
	- Ôn lại định nghĩa tính chất, dấu hiệu nhận biết của các tứ giác đã học.
	- Bài tập về nhà: 32, 34, 35, 36 (Sgk –tr.128)
	- Tiết sau luyện tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Nội dung:	
- Phương pháp:	
	- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	
Bài 5 - tiết:35 	 
Tuần dạy: 21 	
LUYỆN TẬP
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh một cách có hệ thống các kiến thức đã học: Công thức tính diện tích của các loại tứ giác đã học.
1.2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng vẽ hình, vận dụng thành thạo các tính chất đã học của diện tích đa giác vào giải bài tập.
1.3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
2. TRỌNG TÂM: Diện tích hình thoi, hình bình hành, hình thang
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ, thước có chia khoảng.
3.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 34.
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
Đề:
	1/ Cho hình thoi có cạnh dài 6 cm và một trong các góc của nó có số đo 600 như hình vẽ.
	Hãy điền vào chổ ( .) để hoàn thành bài làm sau:
Xét ΔADC có AD = DC= 6 cm (ABCD là hình thoi)	 
 Và ∠D = 900( gt)	
Suy ra ΔADC đều	 (3đ)
Suy ra AC = 6 cm	
Suy ra AI = 3 cm	
Xét ΔAIB có ∠I = 900
Theo định lý Pytago có:
 AB2 = BI2 +AI2	 (1đ)	
Suy ra: BI2 = AB2- AI2	
 BI2= 62 -32
 BI = 	 (3đ)	
Mà BD = 2 BI = 2.=
Vậy SABCD = ½ AC.BD = =	 (3đ)	
	4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
-GV đưa bảng phụ ghi bài tập
-GV: Gọi học sinh đọc đề bài
-GV: Diện tích hình vuông ABCD bằng gì?
-HS: Diện tích hình vuông bằng bình phương độ dài cạnh
-GV: Diện tích hình bình hành BCED được tính bởi công thức gì?
-HS: Nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao tương ứng
-GV: Cho HS so sánh và chọn kết quả đúng?
-GV: Gọi học sinh đọc đề bài.
-GV: Gọi học sinh lên bảng vẽ hình.
-GV: Gọi học sinh thảo luận nhóm theo bàn, sau đó điền vào chỗ trống.
-GV: Nhận xét bài làm của học sinh.
1/. Bài 1: So sánh diện tích của hình vuông ABCD với diện tích hình bình hành BCED
Chọn kết quả đúng:
a/ SABCD = SBCED
b/ SABCD > SBCED
c/ SABCD =<SBCED
d/ Cả 3 đều sai.
2/. Cho tam giác AOB vuông tại O, đường cao OM. Chứng minh:
a/ BA.OM = OB.OA
b/ OACB là hình chữ nhật với CA vuông góc với OA, CB vuông góc với OB, So sánh diện tích OACB và diện tích ABCD.
a/ SABC = ½ OM.AB
SABC = ½ OB.OA
Suy ra: OM.AB = OB.OA
b/ SOACB = OB.OA
SABC = ½ OA.OB
Suy ra: SOACB = 2.SABC 
	4.4. Bài tập và củng cố:
	- Nêu cách tính diện tích hình thang, hình chữ nhật, hình thoi, tam giác, hình bình hành?
	4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
	- Xem lại các bài tập đã giải.
	- Ôn tập lại các công thức tính diện tích đã học.
	- BTVN: Cho hình chữ nhật ABCD, O là một điểm nằm trong hình chữ nhật, AB =a, AD = b, Tính tổng diện tích các tam giác OAB và ACD theo a và b.
	- Xem trước bài 6: Diện tích đa giác.
	? Làm thế nào để tính được diện tích của một đa giác?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Nội dung:	
- Phương pháp:	
	- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	
Bài 6 - tiết:36	 
Tuần dạy: 21	
DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Nắm vững công thức tính diện tích các đa giác đơn giản, đặc biệt là các cách tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi và hình thang.
1.2. Kỹ năng: Biết cách chia một cách hợp lý một đa giác cần tính diện tích thành những đa giác đơn giản mà có thể tính diện tích được, biết thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết.
1.3. Thái độ: Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, tính.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ, thước có chia khoảng, ê ke, máy tính.
3.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, ê ke, máy tính, hoàn thành các yêu cầu về nhà của tiết 35.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
Đề:
1/ Nêu công thức tính diện tích tam giác, hình thang?
2/ Cho hình vẽ:
Với BC = 5 cm; AH = 4 cm; DK = 3 cm.
a/ Tính diện tích ΔABC; ΔDBC.
b/ Tính diện tích tứ giác ABCD.
Đáp án:
1/ Diện tích tam giác S = ½ a.h	 (2đ)	
a, h: Là độ dài của 1 cạnh và đường cao tương ứng.
 	 Diện tích hình thang: S = ½ (a+b) . h	 (2đ)	
a, b:Độ dài hai đáy.
h: Độ dài đường cao.
2/ a/ SABC= ½ AH.BC = ½ 4.5 = 10 (cm2)	 (2đ)	
 SBDC = ½ DK.BC = ½ 3.5 = 7,5 (cm2)	 (2đ)
 b/ SABCD = SABC + SDCB = 10 + 7,5 =17,5 (cm2)	 (2đ)
	4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
-Giáo viên vẽ hình lên bảng và hỏi: Gọi S là diện tích đa giác, vậy S bằng gì?
-HS: là phần mặt phẳng được giới hạn bởi đa giác đó
-GV: Ngoài cách làm như trên ta có thể tính diện tích đa giác bằng cách tạo ra các tam giác chứa trong đa giác.
 -GV: Nêu cách tính diện tích đa giác bên?
-GV: Đưa bảng phụ vẽ tứ giác bên, đồng thời cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ để tìm: Cách tính diện tích đa giác bên bằng cách chỉ ra công thức.
GV chốt lại, giới thiệu cách tính thuận lợi: Để việc tính toán thuận lợi ta nên chia đa giác thành các đa giác có dạng đặc biệt: Tam giác vuông, hình vuông, . . .
GV vẽ hình 150 trong bảng phụ: Thực hiện các phép vẽ và đo đạc cần thiết để tính diện tích hình ABCDEGHI?
Hướng dẫn học sinh cách làm: Tính diện tích của các đa giác nhỏ trước, sau đó tính tổng của các đa giác đó.
1/. Diện tích đa giác:
S = S1 +S2 +S3 
S = SABC – S1 - S2 
S= S1 +S2 +S3 +S4 +S5 +S6
2/ Áp dụng:
Giả sử : AH = 7; IK = 3; DE = 3; HG = 3; BC = 2; CG = 5.
	4.4. Bài tập và củng cố:
	- Bài 37 (SGK tr.132)
SABCDE=SABC +SAHE+SHEDK+SDKC
	- Bài 38 (Sgk –tr.133)
SEBGF = BC.FG = 120.50 = 6000 m2
SABCD = 120.150 = 18000 (m2)
Diện tích phần đất còn lại: SABCD - SEBGF = 18000 – 6000 = 12000 (m2)
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
	- Nắm vững cách tính diện tích các đa giác đã học.
	- Xem lại các bài tập đã giải.
	- BTVN: 39, 40 (Sgk –tr.131)
	- Xem trước chương 3: Tam giác đồng dạng.
Bài 1: Định lý Talet trong tam giác.
? Tỉ số của hai đoạn thẳng là gì?
? Hãy thử phát biểu địnhlý Talet trong tam giác.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Nội dung:	
- Phương pháp:	
	- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_chuong_ii_da_giac_dien_tich_da_giac_h.doc